nhiên và nuôi trồng
+ Đánh bắt tự nhiên từ nguồn thủy hải sản nước mặn và nước ngọt
Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á, diện tích đất liền 330.991 km2; có bờ biển dài, phần lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế khoảng 1 triệu km2. Do trải qua nhiều vĩ độ nên đất nước Việt Nam cắt qua nhiều đơn vị địa chất - địa hình, khí hậu - thủy văn, thổ nhưỡng - sinh vật, làm tiền đề cho tính đa dạng sinh thái hiếm có.
Việt Nam là nước có “tính biển” lớn nhất trong các nước ven biển Đông Nam Á, vùng biển rộng gấp 3 lần diện tích đất liền, biển và đất liền đã tạo nên những vùng sinh thái khác nhau với các loài vật thủy sinh đa dạng, phong phú (môi trường nước mặn xa bờ, môi trường nước mặn gần bờ) với 3.260 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông, lạch, và hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển.
Theo đánh giá của những nhà chuyên môn, trữ lượng cá biển trong toàn vùng biển khoảng 4,2 triệu tấn, trong đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm, bao gồm 850 nghìn tấn cá đáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi đại dương. Cùng với cá biển, nguồn lợi khác cũng cho khả năng khai thác lớn như biển VN có khoảng 2.500 loài động vật thân mềm, trong đó có ý nghĩa kinh tế cao nhất là mực các loại (trữ lượng khoảng 123 ngàn tấn, khả năng khai thác khoảng 50 ngàn tấn/năm) và bạch tuộc (cho phép khai thác 60 - 70 ngàn tấn/năm).
Bên cạnh cá, vùng biển Việt Nam còn nhiều nguồn lợi tự nhiên khác như trên 1.600 loài giáp xác, sản lượng cho phép khai thác 50 - 60 ngàn tấn/năm, có giá trị cao là tôm biển, tôm hùm và tôm mũ ni, cua, ghẹ; tôm biển có trữ lượng khoảng 58 ngàn tấn, cho khả năng khai thác tối đa 29 ngàn tấn/năm; ngoài ra hàng năm VN còn có thể khai thác từ 45 - 50 ngàn tấn rong biển có giá trị kinh tế như rong câu, rong mơ v.v... biển Việt Nam còn rất nhiều loài đặc sản quí khác như bào ngư, đồi mồi, chim biển và có thể khai thác vây cá, bóng cỏ, ngọc trai, v.v...
Có hàng chục triệu hộ dân sống ở vùng biển, đầm - phá, các tuyến đảo, hàng năm có lực lượng lao động nuôi trồng thuỷ sản đáng kể chiếm tỷ trọng quan trọng trong sản xuất nghề cá. Đội ngũ lao động nghề cá nước ta cần cù và tự lực trong sản xuất kinh doanh, góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi do nguồn lợi tự nhiên mang lại, sản xuất thủy sản cũng là ngành chịu nhiều rủi ro do thời tiết và thiên tai gây nên.
Ngoài vùng biển, Việt Nam còn có hệ thống sông ngòi dày đặc, bao gồm 2360 con sông có chiều dài trên 10km, trong đó có 8 hệ thống sông có lưu vực rộng lớn có diện tích trên 10.000 km2. Với hệ thống sông ngòi như vậy, việc đánh bắt thủy hải sản tại các vùng này chiếm tỉ lệ rất lớn, có khả năng cung ứng 244.000 tấn/năm thủy hải sản
Theo thống kê của FAO, Việt Nam là một trong số 20 nước có sản lượng đánh bắt thủy sản lớn và đứng trong số 25 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.
+ Nuôi trồng thủy hải sản
Trong nội địa có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và các hồ thủy lợi, thủy điện, đã tạo cho nước ta có tiềm năng rất lớn về kinh tế mặt nước với khoảng 1.700.000 ha trong đó có 811.700 ha mặt nước ngọt, 635.400 ha mặt nước lợ cửa sông ven biển và 125.700 ha eo vịnh có khả năng phát triển, chưa kể mặt nước các sông và khoảng 300.000 - 400.000 ha, eo, vịnh, đầm – phá… ven biển có thể sử dụng vào việc nuôi trồng thủy sản chưa được quy hoạch.
Nuôi trồng thủy sản mấy năm gần đây phát triển rất mạnh, tốc độ hằng năm tăng 12%. Nuôi trồng thủy sản đóng góp trên 40% tổng sản lượng thủy sản. Trong đó, nuôi nước ngọt chiếm khoảng 65-70% về sản lượng; nuôi nước lợ, chủ yếu tôm, chiếm khoảng 220.000 tấn và hơn 40% tổng giá trị sản lượng. Phần còn lại là nuôi cua, cá biển, cá đồng và nhuyễn thể. Mặt dù nuôi trồng thủy sản đang phát triển ở tất cả các vùng nhưng vùng châu thổ Mê-kong vẫn là chủ yếu.
- Nuôi trồng thủy sản ở vùng nước ngọt: là hệ thống nuôi khá đa dạng, phát triển rộng rãi trên cả nước. Hệ thống nuôi tổng hợp đa loài chủ yếu nuôi tại ao, ruộng lúa, bãi ngập nước, nuôi lồng bè. Bên cạnh đó, mô hình nuôi thâm canh và bán thâm canh cá basa, rô phi đã được hình thành ở Đồng Bằng Sông Hồng và sông Mê kong có khả năng cung cấp 324.500 tấn/năm.
- Nuôi trồng thủy sản ở vùng nước lợ (ven biển): chủ yếu là nuôi tôm. Sản lượng tôm tăng một cách ổn định chủ yếu qua việc mở rộng diện tích nuôi. Tại vùng duyên hải Trung Bộ nghề nuôi tôm là chủ yếu với sản lượng đạt 9.300 tấn /năm.
- Nuôi trồng thủy sản ở vùng biển: Đây là mô hình nuôi mới mà các nhà đầu tư nước ngoài cũng như chính phủ trong nước đang rất quan tâm. Vùng nuôi thủy sản biển phổ biến hiện nay là từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa đặc biệt là mô hình nuôi lồng bè trên biển chủ yếu cá bóp, tôm hùm. Khu vực này có nghề nuôi tôm hùm lồng lớn nhất Việt Nam với khoảng 17.000 lồng, cho sản lượng 1.500 tấn tôm hùm/ năm. Đây cũng là nơi sản xuất tôm giống lớn nhất Việt Nam với khoảng 2.700 trại sản xuất giống, cung cấp khoảng 35% tổng sản lượng tôm giống.
Với số liệu cũng tổng hợp như trên đã cho thấy nguồn thủy hải sản nội địa có tiềm năng rất lớn và đang có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây, đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.