Thực trạng quản lý kênh phân phối qua hệ thống Marketing – mix

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối thủy hải sản hệ thống siêu thị Big C.PDF (Trang 90)

* Vấn đề quản lý kênh phân phối qua chiến lược sản phẩm

Với mục tiêu luôn là nhà kinh doanh bán lẻ và phân phối có uy tín, Big C đã thực thi các chính sách phát triển sản phẩm sau như: hỗ trợ các kênh trung gian đưa sản phẩm mới ra thị trường, Big C cũng đã chú trọng vào công tác phân biệt hóa sản

phẩm dựa trên các yếu tố: chất lượng sản phẩm, khuyến mại thường xuyên cho khách hàng.

Về chính sách sản phẩm của công ty

+ Về danh mục sản phẩm: Nhìn chung Big C hoạt động ở thị trường Việt Nam có danh mục sản phẩm kinh doanh tập trung vào một số sản phẩm chính là (sản phẩm – tỷ trọng), trích từ phòng thu mua

- Hàng tươi sống (50% tổng sản phẩm của ngành hàng)

- Hàng đông lạnh (30% tổng sản phẩm của ngành hàng) - Hàng thủy sản khô (20% tổng sản phẩm của ngành hàng)

Trong danh mục sản phẩm này của doanh nghiệp, hàng tươi sống là sản phẩm có tỷ trọng lớn (50%). Danh mục nhóm sản phẩm này thường dễ biến động, do Big C muốn thay đổi muốn thay đổi liên tục các nguồn cung ứng để nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy vậy trong giới hạn của các nhóm sản phẩm đã có, Big C đã thường xuyên có sự thay đổi các biến thể sản phẩm để tạo ra sự đa dạng và tăng khả năng thoả mãn yêu cầu lựa chọn của khách hàng.

+ Về chất lượng sản phẩm: Công ty coi chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp. Chất lượng đã trở thành vấn đề sống còn của doanh nghiệp, là uy tín, danh dự, trách nhiệm và là niềm tự hào của mỗi cán bộ, công nhân viên Big C. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp đã liên tục đổi mới các nguồn cung ứng, kiểm tra thường xuyên conterner lạnh, việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được thực hiện nghiêm ngặt từ khâu thu mua. Tuy nhiên vẫn còn xảy ra một vài hiện tượng sai sót về chất lượng như: hàng cũ, hàng cận date, hàng kém chất lượng....Trong tương quan với chất lượng của các sản phẩm cạnh tranh, sản phẩm của công ty đã nâng cao về chất lượng so với các sản phẩm cùng loại được bán tại Metro, Lotte, Coop, hoặc của nhiều doanh nghiệp tư nhân khác.

- Về bao gói và bao bì sản phẩm đối với mặt hàng khô: Hiện tại, việc bao gói và bao bì sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn siêu thị đưa ra.

- Về chất lượng từng mặt hàng:

Đối với hàng đông lạnh: Luôn phải đầy đủ giấy tờ đầy đủ vệ sinh an toàn chất lượng thực phẩm theo chi cục thú y thành phố.

Đối với hàng tươi sống: Hàng phải luôn tươi, đảm bảo vệ sinh, hạn chế tối đa lỗi sản phẩm.

-Về phát triển sản phẩm mới: Luôn đảm bảo đủ vệ sinh an toàn chất lượng, trước khi nhập hàng vào siêu thị thì luôn đưa qua phòng vệ sinh an toàn chất lượng để kiểm tra.

Về chính sách giá sản phẩm

Trong điều kiện cạnh tranh gia tăng trên thị trường, Big C đã chú trọng đến việc xác định kinh doanh sản phẩm bằng các chính sách khác nhau trong đó chính sách về giá là yếu tố rất quan trọng.

+ Việc định giá sản phẩm tại BigC đã căn cứ vào các yếu tố chính sau đây: - Chi phí: tiền lương công nhân, khấu hao nhà kho, thiết bị, chi phí quản lý, bao bì, thùng xốp, chi phí vận chuyển hàng hóa.

- Mức giá của sản phẩm cạnh tranh trên thị trường - Mục tiêu định vị của sản phẩm / doanh nghiệp - Tình thế kinh doanh trên thị trường

- Giá thu mua của sản phẩm

Khó khăn lớn nhất của công ty Big C khi xác định và thực thi giá sản phẩm của công ty là không kiểm soát được chặt chẽ chi phí, do không đảm bảo được các chi phí nhỏ.

+Về tiền lương công nhân: Mức lương dành cho nhân công của công ty là trung bình trên thị trường lao động. Ngoài ra, vần đề làm ca đêm luôn được công ty trả phụ cấp 30% tiền lương để hỗ trợ chi phí cho người lao động.

* Quản lý kênh phân phối qua các hoạt động xúc tiến của Big C

Do có sự chuyển biến trong nhận thức về vai trò của hoạt động xúc tiến thương mại, doanh nghiệp đã chú trọng nhiều hơn tới hoạt động này. Điều này thể hiện ở mức ngân sách chi cho hoạt động xúc tiến của doanh nghiệp đã được tăng thêm,

việc phối hợp sử dụng nhiều công cụ xúc tiến để tạo tính động bộ đã được chú trọng. Những công cụ thường được doanh nghiệp sử dụng thời gian vừa qua là:

+ Hoạt động quảng cáo: Đây là một công cụ xúc tiến được sử dụng phổ biến ở công ty, các phương tiện thường được công ty sử dụng là: truyền hình (VTV3, VTV1, Vietnam Economic, Vietnamnews...). Tuy nhiên hầu hết nội dung thông điệp của các doanh nghiệp mới tập trung vào nội dung quảng cáo công ty, nội dung quảng cáo cho sản phẩm chưa được chú ý đúng mức. Để tiến hành hoạt động quảng cáo, doanh nghiệp đã có sự nghiên cứu về phương tiện để có cơ sở lựa chọn.

Về hoạt động quảng cáo của công ty, bên cạnh những thành công đã đạt được, còn có một số hạn chế sau: tần số quảng cáo thấp, chưa thường xuyên, chưa triển khai hoạt động quảng cáo.

+ Hoạt động quan hệ công chúng: Hiện nay doanh nghiệp đã có sự chuyển biến nhận thức về vai trò của hoạt động này với việc khuyếch trương hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường. Những hình thức thường được doanh nghiệp sử dụng là: tổ chức các sự kiện (tổ chức các ngày kỉ niệm thành lập công ty, đón nhận các danh hiệu thi đua, nhận chứng chỉ các hệ thống chất lượng, khánh thành các đơn vị kinh doanh trực thuộc mới); quan hệ với các phương tiện truyền thống để có các tin bài phản ánh những thay đổi, những thành tích trong hoạt động kinh doanh của công ty.

+ Hoạt động marketing trực tiếp: Hiên nay doanh nghiệp đã thực hiện việc gửi thư, gửi ctalogue chào hàng trực tiếp cho nhiều đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối thủy hải sản hệ thống siêu thị Big C.PDF (Trang 90)