Thực trạng quản trị hậu cần trong kênh phân phối

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối thủy hải sản hệ thống siêu thị Big C.PDF (Trang 93)

Quản trị hậu cần trong kênh phân phối là hoạt động lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc vận tải và lưu kho hàng hóa từ nơi kho trung tâm đến nơi tiêu dùng nhằm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng ở thị trường mục tiêu và thu được lợi nhuận cao nhất.

Chi phí phân phối vật chất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí phân phối và tổng doanh số của doanh nghiệp. Nhờ hệ thống phân phối vật chất tốt có thể giảm

chi phí và qua đó giảm giá bán thu hút thêm được khách hàng. Ngược lại Công ty sẽ mất khách hàng nếu không đảm bảo cung ứng hàng đúng thời hạn.

Sản phẩm thủy hải sản là những mặt hàng cần độ tươi sống cao, hàng hóa phải vào thùng xốp nhiều nên đa phần là cồng kềnh, do đó Big C đã lựa chọn phương tiện vận chuyển bằng đường bộ từ tổng kho An Lạc (kho tổng) ra đến các kho tạm của từng vùng miền, rồi từ đây từng chi nhánh sẽ sử dụng phương tiện vận tải bằng ô tô đi giao hàng đến từng cửa hàng thuộc tỉnh đó. Ngoài ra, đối với mặt hàng sống như cua biển, cá kèo sống, ba ba…muốn vận chuyển ra khu vực tỉnh thì phải đi bằng đường hàng không. Sơ đồ 2.4 dưới đây sẽ mô tả chi tiết quá trình quản trị hậu cần tại Công ty Big C Việt Nam.

Sơ đồ 2.4: Quản trị hậu cần của ngành hàng thủy hải sản của hệ thống siêu thị Big C Kho Miền Nam Nhà cung cấp A Nhà cung cấp B Nhà cung cấp C

Phương tiện vận chuyển bằng máy bay

Dòng giao hàng (trong ngày) Dòng đặt hàng (trong ngày) Ngày thứ 2 Ngày thứ 1 Big C Miền Trung Kho Miền Trung Kho Miền Bắc Big C Miền Trung Big C Miền Bắc Big C Miền Nam Nhà cung cấp D

Phương tiện vận chuyển bằng xe ô tải

Ngày thứ 2

Ngày thứ 1

* Tại Big C từng công đoạn trên được thực hiện một cách rất chuyên nghiệp hóa

a) Xử lý đơn hàng

Trung tâm thu mua (trung tâm phân phối) là bộ phận xử lý đơn hàng phải thực hiện các công việc xử lý càng nhanh càng tốt, họ phải nhanh chóng kiểm tra đơn hàng của từng siêu thị trong thời gian 1 ngày.

b) Quyết định về kho bãi dự trữ hàng

Sản phẩm thủy hải sản của Big C là ngành hàng tiêu dùng nhanh, có kích thước cồng kềnh, do vậy việc lựa chọn nhiều kho bãi nghĩa là làm tăng chi phí kho bãi. Nên việc lựa chọn một tổng kho duy nhất tại An Lạc là tương đối hợp lý đối với ngành hàng này. Khi tất cả các siêu thị gửi đơn đặt hàng đến Trung Tâm Thu Mua thì nơi đây sẽ tập hợp lại và gửi email đến tổng kho An lạc , tại đây sẽ tiếp tục xử lý đơn hàng và thực hiện việc nhập hàng và phân chia hàng hóa theo đơn đặt hàng của từng siêu thị . Sau đó những đơn hàng và hàng hóa này sẽ được gửi tới từng siêu thị trong hệ thống Big C.

c) Quyết định lượng hàng hóa dự trữ trong kho

Mức lưu kho là một yếu tố quyết định ảnh hưởng đến việc chất lượng hàng hóa nhưng đối với BigC việc dự trữ một khối lượng hàng lớn sẽ là không có lợi do chi phí lưu kho tăng dần theo mức độ tăng của lượng hàng dự trữ và chúng ảnh hưởng đến doanh số và lợi nhuận. Tại Big C việc liên kết chặt chẽ giữa bộ phận thu mua và các cửa hàng trong hệ thống đã phần nào tháo gỡ những vướng mắc như: cần đặt thêm hàng và đặt thêm bao nhiêu, từ đó để tránh tình trạng mức tồn kho của công ty. Ngược lại nếu mức lưu kho quá cao sẽ gây lãng phí hàng ứ đọng.

d) Quyết định về vận tải

Phương châm vận chuyển của Big C dựa trên 6 yếu tố cơ bản sau: - Tốc độ vận chuyển

- Tần suất giao hàng. - Độ tin cậy

- Khả năng vận chuyển đến địa điểm theo yêu cầu - Chi phí vận chuyển.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối thủy hải sản hệ thống siêu thị Big C.PDF (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)