Cơ cấu tổ chức và trình độ lao độngngành thủy hải sản
Theo sơ đồ tổ chức thu mua như trên, ngành hàng thủy hải sản là một bộ phận trực thuộc ngành thực phẩm tươi sống. Trong ngành hàng này, thì cơ cấu tổ chức và quản lý hệ thống phân phối như sau:
+ Cơ cấu tổ chức và trình độ lao động:
Hiện nay, số lượng lao động của bộ phận trung tâm thu mua và phân phối thủy hản sản Big C gồm:
- Lao động trực tiếp: 20 lao động (đa số là lao động nam làm ca đêm từ 22h – 6h sáng)
- Lao động quản lý: 10 lao động (đa số là lao động nữ làm giờ hành chánh từ 8h – 18h hằng ngày)
Thu nhập của đội ngũ lao động ổn định (mức lương trung bình khoảng 4.000.000/người/tháng) + 30 % lương trung bình (phụ cấp ca đêm)
Tỷ lệ lao động nam tại bộ phận chiếm khoảng 70%, tỷ lệ này tương đối là cao cho phù hợp với công việc làm ca đêm do tính chất công việc hàng hóa phải nhập hàng khuya để giao hàng cho các cửa hàng vào mỗi buổi sáng. Mặc khác, công nhân nam có sức khỏe, có thể làm những công việc nặng nhọc như khuân vác, chịu được áp lực trong môi trường với nhiệt độ cực lạnh trong container lạnh ( -150C)
Về chất lượng lao động của bộ phận thủy sản hầu hết các cán bộ quản lí, cán bộ kĩ thuật đều có trình độ đại học, cao đẳng. Lực lượng công nhân có bậc thợ trung bình là 4/7. Công ty không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cho công nhân thông qua việc thường xuyên mở các lớp đào tạo tại doanh nghiệp hoặc gửi đi học về quản lý kinh tế và an toàn lao động ở bên ngoài.
+ Cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống phân phối thủy hải sản Big C
Bộ phận thu mua và quản lý hệ thống phân phối gồm có 30 nhân viên, gồm 3 kho chính ở miền Nam, miền Trung và miền Bắc
- Giám đốc: là người quản lý chung bộ về thu mua và quản lý điều hành hàng thủy hải sản trên toàn quốc.
Kho Miền Nam
- Phụ trách thu mua và quản lý phân phối hàng khu vực miền Nam: Chịu trách nhiệm về thu mua cho miền Nam các mặt hàng thủy hải sản. Dưới quản lý của giám đốc là nhân viên thu mua này có nhiệm vụ tìm kiếm nhà cung cấp, thương lượng giá cả cho miền Nam, và điều hành hàng hóa cho các của hàng trong Miền Nam và toàn quốc.
- Trợ lý thu mua Miền Nam: Có nhiêm vụ soạn thảo hợp đồng, sắp xếp tư liệu, làm hồ sơ thanh toán, lấy đơn hàng của từng cửa hàng trong Miền Nam.
- Quản lý kho trung chuyển Miền Nam: Chịu tránh nhiệm về chất lượng và số lượng nhập hàng và xuất kho các mặt hàng thủy hải sản.
Kho Miền Bắc
- Phụ trách thu mua và quản lý phân phối hàng khu vực miền Bắc: Chịu trách nhiệm về thu mua cho miền Bắc các mặt hàng thủy hải sản. Dưới quản lý của giám đốc là nhân viên thu mua này có nhiệm vụ tìm kiếm nhà cung cấp, thương lượng giá cả cho miền Bắc, và điều hành hàng hóa cho các siêu thị trong Miền Bắc.
- Trợ lý thu mua Miền Bắc có nhiêm vụ soạn thảo hợp đồng, sắp xếp tư liệu, làm hồ sơ thanh toán, lấy đơn hàng của từng cửa hàng trong Miền Bắc.
- Quản lý kho trung chuyển Miền Bắc: Chịu tránh nhiệm về chất lượng và số lượng nhập hàng và xuất kho các mặt hàng thủy hải sản tại kho Miền Bắc.
Kho Miền Trung
- Phụ trách thu mua và quản lý phân phối hàng khu vực miền Trung: Chịu trách nhiệm về thu mua cho miền Trung các mặt hàng thủy hải sản. Dưới quản lý của giám đốc là nhân viên thu mua này có nhiệm vụ tìm kiếm nhà cung cấp, thương lượng giá cả cho miền Trung, và điều hành hàng hóa cho các của hàng trong Miền Trung
- Trợ lý thu mua Miền Trung có nhiêm vụ soạn thảo hợp đồng, sắp xếp tư liệu, làm hồ sơ thanh toán, lấy đơn hàng của từng cửa hàng trong Miền Trung
- Quản lý kho trung chuyển Miền Trung: Chịu tránh nhiệm về chất lượng và số lượng lượng nhập hàng và xuất kho các mặt hàng thủy hải sản tại kho Miền Trung.
Kho phân phối trung gian được đặt tại Miền Nam với những nguyên nhân chủ yếu:
- Miền Nam là nơi có vị trí thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa.
- Phục vụ cho việc luân chuyển hàng hóa đến các cửa hàng trên toàn hệ thống Big C một cách thuận lợi nhất.
- Kho Miền Nam là nơi tập trung tất cả các nguồn hàng đầu vào bao gồm hàng thủy hải sản tươi sống, đánh bắt tự nhiên và các hàng nhập khẩu đông lạnh.
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quản lý thu mua và phân phối thủy hải sản Big C