Các kênh phân phối thủy hải sản điển hình

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối thủy hải sản hệ thống siêu thị Big C.PDF (Trang 55)

Có sự khác biệt đáng kể trong chuỗi cung cấp các sản phẩm phẩm tươi, đông lạnh, đóng hộp được chuyển đến tay người tiêu dùng khác với các sản phẩm qua chế biến và sản phẩm giá trị gia tăng. Phần tiếp theo sẽ phân biệt những mặt hàng thuỷ hải sản trong bao gói tiêu dùng, là những sản phẩm có thể sử dụng ngay với những sản phẩm cho mục đích công nghiệp.

Phân phối thuỷ hải sản cho mục đích công nghiệp

Hình 1.1 – Các kênh phân phối thuỷ hải sản cho mục đích công nghiệp

Hình 1.1 phác hoạ kênh phân phối thuỷ hải sản cần chế biến thêm. Độ dài của mũi tên chỉ tầm quan trọng của kết nối. Có rất nhiều doanh nghiệp trong ngành này. Trong nhiều trường hợp, thuỷ hải sản nhập khẩu từ nước ngoài có thể được công ty nhập khẩu đóng gói lại và dán nhãn cho từng điểm đến khác nhau. Trong những trường hợp khác, có thể cần chế biến hoặc nấu nướng thêm, như ví dụ của nhà sản xuẩt các mặt hàng thức ăn nhanh.

Các công ty tái sản xuất thường nhập khẩu thuỷ hải sản từ các nước đang phát triển và gia tăng giá trị cho chúng ví dụ bằng cách philê hoặc bóc vỏ và sau đó bán đi. Những sản phẩm đó bao gồm tôm, cá ngừ đông lạnh, bạch tuộc và mực. Ví dụ như các nhà máy đóng hộp Tây Ban Nha nhập khẩu cá ngừ đông lạnh cà các công ty Hà Lan, nhập khẩu cá rô sông Nile từ hồ Victoria để phân phối cho cả Châu Âu.

Do nhu cầu và sự tiện lợi tăng lên, ngành công nghiệp chế biến đang đóng vai trò ngày càng quan trọng. Các nhà chế biến và xuất khẩu ở các nước đang phát triển sẽ phải cạnh tranh mạnh mẽ với các công ty Châu Âu. Họ có thể được hưởng lợi từ việc cạnh tranh gia tăng, xu hướng thuê ngoài và thông tin liên lạc quốc tế cũng như ngành hậu cần ngày càng phát triển. Một bằng chứng cho điều này là tầm quan trọng của các sản phẩm gia tăng giá trị từ các nước đang phát triển đang tăng lên.

Phân phối thuỷ hải sản trong bao gói tiêu dùng và bao gói thực phẩm

Hình 1.2 – Phân phối thuỷ hải sản trong bao gói tiêu dùng và bao gói thực phẩm

Đối với nhà sản xuất các mặt hàng thủy hải sản trong bao gói tiêu dùng, đối tác thương mại phù hợp nhất là các nhà nhập khẩu (Hình 1.2). các tổ chức bán lẻ và cung ứng thực phẩm có thể trong tương lai sẽ trở nên quan trọng hơn đối với các nhà xuất khẩu nước ngoài, nhưng hiện nay hầu hết họ vẫn thích mua từ các nhà bán buôn và nhập khẩu Châu Âu hơn. Một vài chuỗi lớn hơn muốn mua trực tiếp từ nước ngoài nhưng nhu cầu của họ đối với vấn đề chất lượng và hậu cần rất cao, các công ty chuyên về thuỷ hải sản đôi khi cũng tham gia làm nhà trung gian giữa các siêu thị và các công ty bán đấu giá thuỷ hải sản. Trong kênh này có sự khác biệt lớn giữa người bán lẻ và kênh dịch vụ thực phẩm.

Kênh bán lẻ cung cấp cho thị trường gia dụng và bao gồm các siêu thị, các cửa háng bán cá, chợ và các cửa hàng thực phẩm khác. Siêu thị ngày càng trở nên phổ biến so với các cửa hàng bán cá truyền thống và các chợ. Việc này là kết quả của nhu cầu ngày càng tăng đối với những mặt hàng thực phẩm tiện lợi và việc mua hàng một nơi. Đặc biệt ở Bắc Âu doanh số bán hàng của các cửa hàng bán cá và chợ giảm đáng kể. Người bán lẻ ở những nước này tìm kiếm những sản phẩm có thể bổ sung cho những loại truyền thống của miền Bắc.

Những ví dụ thú vị là cá rô phi lê (hai lớp da), cá rô sông Nile, phi lê cá me- luc và thay thế cá bơn Dover. Ở các nước Địa Trung Hải, các cửa hàng bán lẻ truyền thống vấn chiếm ưu thế, mặc dù cũng đang giảm dần.

Hàng hoá của các siêu thị khác với cửa hàng bán cá và các chợ. Các cửa hàng bán cá và chợ chủ yếu cung cấp cá tươi, ướp lạnh, hun khói và sấy khô. Mặc dù thế mạnh truyền thống của các siêu thị là hàng đông lạnh và đóng hộp, họ đã bắt đầu chuyển sang những mặt hàng đông lạnh đóng gói sẵn như các loại phi lê, tôm.

Họ sử dụng các công nghệ đóng gói mới như bao gói thích nghi môi trường (MAP) vì thế kéo dài được thời gian giữ cá tươi. Kênh dịch vụ thực phẩm cung cấp cho các khách sạn, nhà hàng và các tổ chức (HRI). Đôi khi kênh này được gọi là thị trường cung ứng thực phẩm, tuy nhiên thuật ngữ này rất hiếm khi được sử dụng.

Ngày càng nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu và các khách sạn hàng đầu mua những loại cá nhập khẩu và cá đặc biệt (như Pangasius và cá rô phi) và các loại có vỏ. Hàng nhập khẩu chủ yếu bao gồm các mặt hàng đông lạnh, ví dụ cá hồng như cá phèn và cá chỉ vàng, cá vược biển, các loại thay thế cá bơn Dover, đuôi tôm hùm và tôm. Những loại này được phân phối theo số lượng lớn hoặc trong bao gói thực phẩm.

Thị trường các loại thuỷ hải sản tươi, giá trị cao nhỏ nhưng đang tăng nhập khẩu theo đường hàng không như cá ngừ và cua. Thị trường các tổ chức (như nhà điều dưỡng, bệnh viện và nhà dưỡng lão) thường mua từ các nhà nhập khẩu chuyên cung cấp các sản phẩm có độ an toàn cao. Cũng như kênh bán lẻ, kênh dịch vụ thực phẩm không mua trực tiếp từ nước ngoài mà mua với các nhà bán buôn hoặc nhà nhập khẩu Châu Âu.

Kết luận chương 1: Chương 1 đã nêu một cách cơ bản đặc điểm về thủy hải sản , thị trường tiêu thụ thủy hải sản và các vần đề lý luận cơ bản, đặc trưng của quá trình tổ chức, thiết kế và quản lý kênh phân phối. Từ đó cho phép bình luận, đánh giá một cách khách quan về hệ thống kênh phân phối hiện hành của hệ thống siêu thị Big C và đề ra các giải pháp có căn cứ khoa học để tiếp tục hoàn thiện hệ thống phân phối trong thời gian tới.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KÊNH PHÂN PHỐI NGÀNH HÀNG THỦY HẢI SẢN CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ BIG C

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối thủy hải sản hệ thống siêu thị Big C.PDF (Trang 55)