Đặc điểm cá nhân ảnh hưởng tới mức độ hài lòng với công việc của nhân viên

Một phần của tài liệu Khảo sát mức độ hài lòng với công việc của nhân viên – Một trường hợp nghiên cứu tại METRO Nha Trang (Trang 30)

biệt về mức độ thỏa mãn giữa nhân viên có đặc điểm cá nhân khác nhau. Những nhân viên ở những độ tuổi khác nhau, trình độ khác nhau, chức vụ khác nhau thì mức độ thỏa mãn đối với công việc cũng khác nhau.

Theo nghiên cứu Châu Văn Toàn (2009), “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở Tp Hồ Chí Minh” đã đưa ra mô hình nghiên cứu đã được xây dựng gồm từ 7 nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc gồm thỏa mãn trong công việc, đào tạo thăng tiến, cấp trên, đồng nghiệp, đặc điểm công việc, điều kiện làm việc, phúc lợi công ty.

Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Duy cường (2009) trường Đại học Kinh tế TP.HCM do PGS.TS Trần Kim Dung hướng dẫn. Qua khảo sát 219 người là nhân viên của công ty International SOS Việt Nam kết quả từ mô hình cho thấy có 6 yếu tố chính ảnh hưởng tới sự trung thành của nhân viên là:

- Thu nhập cao

- Khen thưởng công bằng - Sự phù hợp mục tiêu

- Điều kiện làm việc thuận lợi - Quyết định quản lý

- Trao quyền

2.3. Đặc điểm cá nhân ảnh hưởng tới mức độ hài lòng với công việc của nhânviên viên

Đã có nhiều nghiên cứu chúng minh rằng đặc điểm cá nhân có ảnh hưởng đến nhu cầu, từ đó ảnh hưởng đến sự hài lòng với công việc của nhân viên. Các đặc điểm thể hiện qua giới tính, trình độ học vấn, độ tuổi, chức vụ, ...

Về giới tính, do ảnh hưởng văn hóa Á Đông, người phụ nữ gánh vác nhiều trách nhiệm trong việc chăm sóc gia đình. Theo Struges (1999), phụ nữ và đan foong có nhận thức khác nhau về viễn cảnh nghề nghiệp. Việc lựa chọn công việc làm của họ cũng dựa trên sự cân nhắc “có đảm bảo cân bằng giữa công việc và cuộc

sống hay không”, từ đó ảnh hưởng đến sự gắn bó của họ đối với doanh nghiệp. Mặt khác, do đặc điểm tâm lý và những trách nhiệm gia đình, sự nỗ lực, phấn đấu của phụ nữ cũng có thể khác so với nam giới.

Về độ tuổi, những người trẻ có thể có xu hướng nhiệt tình hơn, nhưng đến một giai đoạn nào đó, khi thực tế không như họ mong muốn thì nhiệt huyết và lòng trung thành có thể suy giảm. Tuổi tác cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ hài lòng với công việc của nhân viên.

Tương tự, vị trí công tác, thâm niên và trình độ học vấn cũng có thể ảnh hưởng tới mức độ hài lòng với công việc của nhân viên. Khi nhân viên có thâm niên ít, họ sẽ chấp nhận ở lại doanh nghiệp để học hỏi kinh nghiệm, tuy nhiên khi họ đã tích lũy đủ kinh nghiệm thì yêu cầu họ đặt ra đối với doanh nghiệp sẽ càng cao hơn

Các nghiên cứu trong văn hóa phương tây cho rằng những người có vị trí cao hơn, có tuổi đời cao, có thâm niên cao hơn thường trung thành hơn. Lok & Crawford (2004) cho rằng những người có học vấn cao thường có mức độ thỏa mãn đối với công việc thấp hơn so với người có học vấn thấp. Tại Việt Nam, Trần Kim Dung (2005, 2006) đã kết luận không có sự khác biệt giữa các nhóm nhân viên theo trình độ học vấn nhưng có sự khác biệt theo giới tính, tuổi tác, chức năng công việc và thu nhập.

Tóm lại, các đặc điểm cá nhân có thể ảnh hưởng đến hành vi và cách suy nghĩ của người lao động, từ đó có thể ảnh hưởng tới mức độ hài lòng với công việc của nhân viên với công ty. Tùy địa phương, nền văn hóa mà mức độ ảnh hưởng có thể khác nhau. Trong nghiên cứu này, các đặc điểm cá nhân như giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, thu nhập nơi công tác được sử dụng để kiểm định ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân đến mức độ hài lòng với công việc của nhân viên.

Một phần của tài liệu Khảo sát mức độ hài lòng với công việc của nhân viên – Một trường hợp nghiên cứu tại METRO Nha Trang (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w