Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA:

Một phần của tài liệu Khảo sát mức độ hài lòng với công việc của nhân viên – Một trường hợp nghiên cứu tại METRO Nha Trang (Trang 77)

Trong phần này chúng ta sẽ lần lượt thực hiện phân tích nhân tố khám phá(EFA) cho các thành phần cần thiết đối với sự hài lòng với công việc của nhân viên công ty, đó là: 1. Môi trường làm việc; 2. Thỏa mãn với cấp trên; 3. Cơ hội thăng tiến; 4. Phúc lợi của công ty; 5. Mối quan hệ với đồng nghiệp; 6. Thu nhập/ lương.

Để đảm bảo độ chính xác cao trong phân tích mẫu nghiên cứu(N=149) đã thu thập được, chúng ta thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA) dựa trên các tiêu chí sau:

- Đánh giá chỉ số KMO (KMO and Bartlett’s) để xem sự thích hợp của phân tích nhân tố khám phá (EFA), chỉ số KMO phải lớn hơn 0.5(Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005, 262).

- Kiểm định Bartlett’s để xem giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Kiểm định Bartlett’s phải có ý nghĩa thống kê

(Sig ≤ 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005, 262)

- Thang đo được chấp nhận khi tổng thể phương sai trích ≥ 50% và Eigenvalues có giá trị lớn hơn 1 (Gerbing & Anderson 1988, An Update Paradigm for Scale Development Incorporing Unidimensionality and Ist Assessment, Journal of Marketing Research, Vol.25, 186-192).

- Sự khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố phải ≥0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun & Al – Tamimi 2003, Measuring perceived service quality at UEA commercial banks, International Journal of Quality and Relibility Management, 20, 4)

Phương pháp chính được chọn để phân tích là Principal Components với phép quay Varimax.

Kiểm đinh KMO và Bartlett’s: Xác định sự phù hợp của nhân tố phân tích với dữ liệu được nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Khảo sát mức độ hài lòng với công việc của nhân viên – Một trường hợp nghiên cứu tại METRO Nha Trang (Trang 77)

w