Theo kết quả nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005, 2007) các yếu tố thỏa mãn với công việc được điều chỉnh từ thang đo (Job Descriptive Index – JOI) của Smith et al(1969), gồm có:
- Yếu tố công việc - Lương / thu nhập - Hỗ trợ từ cấp trên
- Mối quan hệ với đồng nghiệp
- Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp
- Các phúc lợi mà công ty mang lại cho người lao động - Môi trường làm việc
Trong nghiên cứu này, 7 thành phần trong mô hình nghiên cứu của Trần Kim Dung(2005,2006) trong đề tài “ Nhu cầu, sự thỏa mãn của nhân viên và mức độ gắn kết đối với tổ chức”, được sử dụng vì 7 yếu tố được phát triển từ thang đo nổi tiếng (Job Descriptive Inder – JDI) của Smith et al (1969) được kiểm định nhiều lần ở nước ngoài đã bao hàm được các khía cạnh căn bản trong công việc và thang đo này đã được kiểm định ở Việt Nam.
Theo nghiên cứu Nguyễn Trần Thanh Bình (2009), “ Đo lường sự thỏa mãn trong công việc của người lao động tại Công ty cổ phần Cơ khí chế tạo máy Long An” đã đưa ra mô hình nghiên cứu đã được xây dựng gồm từ 6 yếu tố: bản chất công việc, tiền lương, đồng nghiệp, lãnh đạo, cơ hội đào tạo và thăng tiến, môi trường làm việc.
Nghiên cứu của Vũ Khắc Đạt (2009): “Các yếu tố tác động đến lòng trung thành của nhân viên tại Văn Phòng Khu Vực Miền Nam Vietnam Airlines”, tác giả sử dụng mô hình nghiên cứu gồm các thành phần: Bản chất công việc, đào tạo phát triển, đánh giá, đãi ngộ (lương + phúc lợi), môi trường tác nghiệp (đồng nghiệp + điều kiện làm việc), lãnh đạo. Kết quả có hai thành phần ảnh hưởng tới sự hài lòng đối với công việc ở mức ý nghĩa thống kê, đó là: lãnh đạo và công việc. Đây cũng chính là hai thành phần ảnh hưởng tới lòng trung thành của nhân viên trong nghiên
cứu này, từ đó tác giả rút ra kết luận có mối tương quan giữa sự thỏa mãn và lòng