Mô hình nghiên cứu đề xuất:

Một phần của tài liệu Khảo sát mức độ hài lòng với công việc của nhân viên – Một trường hợp nghiên cứu tại METRO Nha Trang (Trang 61)

3.2.1. Mô hình nghiên cứu

Dựa vào những kết quả nghiên cứu nêu trên, đồng thời để phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Tôi xin đề xuất mô hình nghiên cứu dựa vào kết quả nghiên cứu của tác giả PGS.TS Trần Kim Dung, trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Theo kết quả nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005, 2007) các yếu tố thỏa mãn với công việc được điều chỉnh từ thang đo (Job Descriptive Index – JOI) của Smith etal(1969).

Nhằm kiểm định lại mô hình nghiên cứu này tại siêu thị Metro cash & carry Nha Trang như sau:

Mô hình nghiên cứu đề xuất dưới đây (hình 2.1), dạng tổng quát của mô hình là Y=f(Xij ); trong đó: Y : Mức độ hài lòng công việc (tổng quát) và Xij là các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ hài lòng công việc của nhân viên (ma trận nhân tố

ij

X cho bởi hình 2.2). Tùy mục tiêu nghiên cứu nhất định, quá trình nghiên cứu và tìm ra những biến số đo lường và kiểm soát của mô hình và bên cạnh đó nỗ lực xây dựng mô hình và những giả định ban đầu (giả thiết của mô hình). Biến ngoại sinh

(biến cho trước) được thu thập qua cuộc điều tra; biến nội sinh (biến giải thích bởi mô hình) là điểm đích của mô hình.

Hình 3.1

Hình 3.5: Mô hình nghiên cứu

ii i i i i ij X X X X X X X X X X ... ... ... ... ... ... ... 2 1 2 22 21 1 12 11 = Hình 3.6: Ma trận nhân tố

Trọng tâm mô hình kinh tế lượng và chỉ ra những nhân tố tác động ( nhân tố ảnh hưởng) tích cực đến mức độ hài lòng công việc của nhân viên. Tổng quát mô hình ứng dụng có dạng: i U X X X X X X Y =β0 +β1 1 +β2 2 +β3 3 +β4 4 +β5 5 +β6 6 + Trong đó: i

U là sai số ngẫu nhiên ( những yếu tố khác tác động đến mô hình không quan sát được).

Y là biến phụ thuộc (Mức độ hài lòng công việc của nhân viên ).

MÔ HÌNH

BIẾN NỘI SINH

(Giải thích bởi mô hình)

BIẾN NGOẠI SINH

Y: Nhóm biến được giải thích cho mức độ hài lòng với công việc của nhân viên gồm 4 biến quan sát được kí hiệu CV1, CV2, CV3, CV4.

Bảng 3.3: Nhóm biến được giải thích

BIẾN QS Nội dung

CV1 Công việc phù hợp với năng lực của nhân viên CV2 Công việc rất thú vị, hấp dẫn

CV3 Công việc có nhiều thách thức

CV4 Công việc tạo ra cơ hội phát triển trong tương lai

) 5 , 1 ( (i=

Xi là các biến độc lập – biến giải thích cho Y, cụ thể:

1

X : Nhóm biến thỏa mãn với cấp trên(LD) gồm 4 biến quan sát: LD1, LD2, LD3, LD4.

Bảng 3.4: Nhóm biến đo lường yếu tố thỏa mãn với cấp trên.

Biến QS Nội dung

LD1 Anh / chị dễ dàng trong việc trao đổi với lãnh đạo LD2 Lãnh đạo có tác phong lịch sự, hòa nhã

LD3 Anh /chị dễ dàng đề xuất những ý kiến của mình với lãnh đạo LD4 Anh / chị cảm thấy mình được đối xử công bằng

2

X : Nhóm biến mối quan hệ với đồng nghiệp (DN) có 4 biến quan sát: DN1, DN2, DN3, DN4.

Bảng 3.5: Nhóm biến đo lường yếu tố mối quan hệ với đồng nghiệp

Biến QS Nội dung

DN1 Đồng nghiệp thường quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau

DN2 Đồng nghiệp sẵn sàng hợp tác, phối hợp làm việc với nhau DN3 Đồng nghiệp luôn vui vẻ, thân thiện

DN4 Đồng nghiệp sẵn sàng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin

3

X : Nhóm biến môi trường làm việc (MT) gồm 4 biến quan sát: MT1, MT2, MT3, MT4

Bảng 3.6: Nhóm biến đo lường yếu tố môi trường làm việc

Biến QS Nội dung

MT1 Anh /chị không phải chịu áp lực công việc quá cao MT2 Môi trường làm việc đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ MT3 Anh / chị không lo mất việc làm

MT4 Công ty đảm bảo tốt các điều kiện an toàn, bảo hộ lao động

4

Bảng 3.7: Nhóm biến đo lường ảnh hưởng yếu tố đào tạo và thăng tiến

Biến QS Nội dung

TT1 Anh / chị có nhiều cơ hội để thăng tiến

TT2 Chính sách thăng tiến của công ty công bằng

TT3 Anh / chị có nhiều cơ hội để phát triển năng lực cá nhân TT4 Công ty có các chương trình đào tạo, huấn luyện phù hợp

5

X : Nhóm biến phúc lợi của công ty (PL) có 5 biến quan sát: PL1, PL2, PL3, PL4, PL5

Bảng 3.8: Nhóm biến đo lường yếu tố phúc lợi của công ty chịu ảnh hưởng

Biến QS Nội dung

PL1 Anh / chị được xét thưởng công bằng trong việc hoàn thành vai trò của mình PL2 Anh / chị được xét thưởng công bằng qua trách nhiệm công việc

PL3 Anh / chị được xét thưởng công bằng qua những nỗ lực bỏ ra PL4 Anh / chị được xét thưởng công bằng khi làm việc dưới áp lực cao PL5 Anh / chị được xét thưởng công bằng khi hoàn thành tốt công việc

6

X : Nhóm biến lương/thu nhập (TN) có 3 biến quan sát: TN1, TN2, TN3

Bảng 3.9: Nhóm biến đo lường yếu tố lương/thu nhập chịu ảnh hưởng

Biến QS Nội dung

TN1 Mức lương hiện tại tương xứng với năng lực làm việc

TN2 Anh / chị có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ công ty TN3 Anh / chị thấy chính sách tiền lương được trả công bằng

3.2.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu:3.2.2.1. Quy trình nghiên cứu 3.2.2.1. Quy trình nghiên cứu

Việc tổ chức cuộc điều tra được thực hiện thông qua 2 bước:

Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ (nghiên cứu khám phá): Dựa trên việc kế thừa kết quả nghiên cứu trước của Trần Kim Dung (2005, 2007) và trao đổi với nhân viên trong công ty. Qua khảo sát thử 10 nhân viên đang làm việc tại siêu thị Metro Nha Trang đề tài xác định được 7 thành phần cần thiết đối với sự hài lòng với công việc của nhân viên trong công ty Metro Nha Trang, đó là: 1. Tính chất công việc; 2. Lương/ Thu Nhập; 3. Lãnh đạo; 4. Đồng nghiệp; 5. Cơ hội thăng tiến; 6. Phúc lợi của công ty; 7. Môi trường làm việc. Đây là bước nghiên cứu sơ bộ để sàng lọc lại các biến quan sát đưa vào mô hình nghiên cứu, kiểm tra các thang đo sử dụng, tham

khảo các ý kiến từ phía chuyên môn và khách hàng từ vấn đề nghiên cứu, qua đó xây dựng các thang đo đưa vào mô hình nghiên cứu và thiết lập bảng câu hỏi.

Bước 2: Đây là bước phân tích chi tiết các dữ liệu thu thập được thông qua phiếu điều tra gửi cho khách hàng để xác định tính logic, tương quan của các nhân tố với nhau và từ đó đưa ra kết quả cụ thể về đề tài nghiên cứu. Khảo sát chính thức và thu được 149 mẫu phiếu điều tra được phát ra nhằm thu thập thông tin, xử lý, phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS16.

Sau khi mã hóa và làm sạch dữ liệu sẽ trải qua các bước sau:

- Đánh giá độ tin cậy và độ giá trị các thang đo. Độ tin cậy của thang đo được đánh giá qua hệ số Cronbach’s Alpha, qua đó các biến không phù hợp sẽ bị loại nếu hệ số tương quan tổng biến (Corrected Item – Total Correlation) nhỏ hơn 0.3 và thang đo sẽ được chấp nhận khi hệ số Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu từ 0.6 trở lên.

- Tiếp theo phân tich nhân tố sẽ được sử dụng để kiểm định sự hội tụ của các biến thành phần về khái niệm. Các biến có hệ số tương quan đơn giữa biến và các nhân tố ( factor loading) nhỏ hơn 0.4 sẽ bị loại. Phương sai trích được sử dụng với phép quay “ Varimax” Điểm dừng trích khi các yếu tố có “ Initial Eigenvalues” >1

- Kiểm định mô hình lý thuyết

- Hồi quy đa biến và kiểm định với mức ý nghĩa 5%. Đề tài thực hiện quy trình nghiên cứu như sau:

Hình 3.6: Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được thực hiên từng bước như sau: trước tiên phải xác định được mục tiêu nghiên cứu, sau đó đưa ra mô hình nghiên cứu, kế tiếp là đưa ra các thang đo sơ bộ, tiếp theo thực hiện nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật phỏng vấn sâu (n=10) từ đó đưa ra mô hình và thang đo hiệu chỉnh, bước kế tiếp thực hiện nghiên cứu định lượng ( tiến hành chọn mẫu, khảo sát bảng câu hỏi với N=149). Bước kế tiếp là xử lý dữ liệu thu thập được để kiểm định thang đo và phân tích dữ liệu dựa trên kết quả Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố, phân tích hồi quy đa biến,... Bước cuối cùng là thảo luận kết quả và đưa ra giải pháp

3.2.2.2. Phương pháp chọn mẫu

Sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất (chọn mẫu thuận tiên) với nhiều bộ phận khác nhau và độ tuổi khác nhau, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.

Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện. Khảo sát tại căn tin của công ty, cổng chính 2, và tại phòng nhân sự của công ty. Số bảng câu hỏi được phát ra là 160 bảng. Bảng câu hỏi được phát ra và thu ngay tại chỗ, thời gian trả lời mỗi bảng câu hỏi từ 5 – 15 phút. Trong 160 bảng câu hỏi thì có 11 bảng bị loại bỏ do không

đạt yêu cầu, chủ yếu là do không cung cấp đủ thông tin cần thiết, không trả lời đúng số lượng câu cần hỏi. Số lượng bảng câu hỏi còn lại là 149 bảng.

3.2.2.3. Cơ cấu mẫu:

Nghiên cứu dự kiến của đề tài có tất cả 28 biến quan sát cỡ mẫu cần thiết dự kiến là n≥5×28= 140(đối với phân tích nhân tố khám phá – EFA). Đề tài sử dụng mô hình hồi quy đa biến với 6 biến độc lập, do đó cỡ mẫu tối thiểu là n≥50+ 8

98 6=

× . Vậy cỡ mẫu đảm bảo cho nghiên cứu tối thiểu là 98 quan sát. Giả sử rằng số phiếu khảo sát sẽ có sự phản hồi vi phạm, không đứng quy tắc, sái sót sẽ là 10% tỷ lệ phản hồi là 90%. Vậy Cỡ mẫu tối thiểu là 110 quan sát. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu đã phát ra và thu về tổng số 149 phiếu. Trong đó có 40.9% người trả lời là nam; 59.1% là nữ; có 6% trẻ hơn 20 tuổi, 67.1% trong độ tuổi từ 20-30 tuổi, 23.5% nằm trong độ tuổi 31-40 tuổi và 3.4 % nhân viên trên 41 tuổi; 2% có thu nhập dưới 2 triệu, 19.5% thu nhập từ 2 – 3 triệu/ tháng, 39.6% có thu nhập từ 4- 6 triệu, 9.4% có thu nhập trên 6 triệu.

3.2.2.4. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung khảo sát nhân viên ở các bộ phận phòng ban tại siêu thị Metro Nha Trang.

3.2.2.5. Phương tiện nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chính của đề tài là sử dụng công cụ Thống kê mô tả & Kinh tế lượng để giải quyết vấn đề:

- Thống kê mô tả nhằm thu thập số liệu điều tra, tóm tắt và trình bày các đặc trưng khác nhau để phản ánh mức độ hài lòng công việc của nhân viên.

Kinh tế lượng đo lường các mối quan hệ, tìm ra những nhân tố tác động tích cực đến mức độ hài lòng công việc của nhân viên.

Kết luận chương 3

Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước là khảo sát sơ bộ và khảo sát chính thức. Khảo sát sơ bộ được thực hiện với nghiên cứu thử nghiệm định lượng (n=10) để kiểm tra tính hợp lý và điều chỉnh bảng câu hỏi, sau đó sẽ tiến hành khảo sát chính thức định lượng với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi khảo sát với cỡ mẫu n=149. Mô hình nghiên cứu dựa vào kết quả nghiên cứu của tác giả PGS.TS Trần Kim Dung, trường Đại học Kinh tế TP.HCM

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Chương này sẽ trình bày kết quả thăm dò, khám phá những nhận đinh, đánh giá của nhân viên công ty Metro Nha Trang qua kết quả điều tra, khảo sát. Các công cụ thống kê được sử dụng để xử lý cũng được giới thiệu trong chương này. Kết cấu chương gồm các phần: Mô tả dữ liệu thu thập, Đánh giá độ tin cậy của thang đo, Phan tích nhân tố và hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu, phân tích tương quan, Phân tích tương quan tuyến tính và phân tích hồi quy đa biến, kiểm định các giả thiết của mô hình. Phần mềm SPSS 16.0 được sử dụng cho các bước phân tích này.

4.1. Kết quả phân tích bằng công cụ thống kê mô tả

Kết quả phân tích bằng các chỉ tiêu thống kê đơn giản như: Tần số, phần trăm… và phân tích dữ liệu theo giới tính, thu nhập trung bình hàng tháng, trình độ văn hóa, độ tuổi nhằm mục tiêu phản ánh dữ liệu thu thập nhằm phục vụ cho quá trình phân tích.

- Về giới tính: Bảng tần số (Bảng 4.1) mô tả giới tính của các nhân viên được khảo sát, cụ thể : Nam là 40.9% và Nữ là 59.1 %.

Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu theo giới tính Frequency Percent Valid

Percent Cumulative Percent Valid Nam 61 40.9 40.9 40.9 Nữ 88 59.1 59.1 100.0 Total 149 100.0 100.0

Về độ tuổi: Quá trình khảo sát cho thấy có 6.0% nhân viên dưới 20 tuổi, 67.1% nhân viên có độ tuổi từ 20-30 tuổi, 23.5% nhân viên nằm trong độ tuổi từ 31- 40 tuổi và 3.4% nhân viên nằm trong độ tuổi trên 40 tuổi.

Bảng 4.2: Thống kê mô tả mẫu theo độ tuổi Frequency Percent Valid

Percent Cumulative Percent Valid < 20 tuổi 9 6.0 6.0 6.0 21 - 30 tuổi 100 67.1 67.1 73.2 31 - 40 tuổi 35 23.5 23.5 96.6 > 40 tuổi 5 3.4 3.4 100.0 Total 149 100.0 100.0

Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn thống kê mô tả theo độ tuổi

- Về thu nhập: Kết quả khảo sát cho thấy có 2.0% nhân viên có thu nhập dưới 2 triệu, 19.5% nhân viên có thu nhập từ 2-3 triệu, 39.6% nhân viên có thu nhập từ 3-4 triệu, có 29.5% có thu nhập từ 4-6 triệu, và có 9.4% nhân viên có thu nhập trên 6 triệu.

Bảng 4.3: Thống kê mô tả mẫu theo thu nhập

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid < 2 triệu 3 2.0 2.0 2.0 2 - 3 triệu 29 19.5 19.5 21.5 3 - 4 triệu 59 39.6 39.6 61.1 4 - 6 triệu 44 29.5 29.5 90.6 > 6 triệu 14 9.4 9.4 100.0 Total 149 100.0 100.0

Hình 4.2: Biểu đồ biểu diễn thống kê mô tả theo thu nhập

Về trình độ văn hóa: Qua quá trình khảo sát có 4.7% nhân viên có trình độ văn hóa THCS, 22.8% nhân viên có trình độ THPT, có 18.1% nhân viên có trình độ trung cấp, 26.2% có trình độ cao đẳng, 28.2% có trình độ đại học.

Bảng 4.4: Thống kê mô tả mẫu theo trình độ văn hóa Frequency Percent Valid

Percent Cumulative Percent Valid THCS 7 4.7 4.7 4.7 THPT 34 22.8 22.8 27.5 Trung cấp 27 18.1 18.1 45.6 Cao đẳng 39 26.2 26.2 71.8 Đại học 42 28.2 28.2 100.0 Total 149 100.0 100.0

Hình 4.3: Biểu đồ biểu diễn thống kê mô tả theo trình độ văn hóa

4.2. Kết quả mô hình nghiên cứu – Nghiên cứu định lượng:

4.2.1. Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha.

chúng ta sẽ tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng cách chạy Cronbach’s Alpha cho thang đo sự hài lòng với công việc. Sau khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo, chúng ta sẽ loại trừ các yếu tố có độ tin cậy thang đo thấp và đồng thời kết hợp với mục tiêu nghiên cứu đã đề ra tiến hàng đưa các yếu tố đại tiêu chuẩn của độ tin cậy thang đo vào mô hình nghiên cứu chính thức.

Để đảm bảo cho nghiên cứu có được độ tin cậy các thang đo cao, chúng ta cần bảo đảm hai tiêu chí sau:

- Chỉ chọn những quan sát thuộc các yếu tố có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên để đưa vào mô hình nghiên cứu. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

- Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (corrected item- total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại (Nunnaly & Burstien 1994, Pschychometric Theory, 3ndedition, New York, McGraw Hill).

Thang đo yếu tố công việc được đo lường bằng bốn biến quan sát CV1 đến CV4. Kết quả phân tích Cronbach’s alpha của thang đo yếu tố công việc cho giá trị như sau:

Bảng 4.5: Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố công việc

Một phần của tài liệu Khảo sát mức độ hài lòng với công việc của nhân viên – Một trường hợp nghiên cứu tại METRO Nha Trang (Trang 61)

w