NAM
Ngay từ những năm 90 Chính phủ đã đề ra mục tiêu đưa ngành công nghiệp phần mềm trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn và để thực hiện mục tiêu đó, Chính phủđã có một số chính sách khuyến khích phát triển ngành công nghiệp này. Song trên thực tế cho đến nay kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra còn khá xa vời. Nhìn toàn cảnh bức tranh của ngành công nghệ thông tin Việt Nam thì mảng sáng tập trung chủ yếu ở kinh doanh thiết bị phần cứng, cung cấp giải pháp, thiết kế mạng... còn kinh doanh và thiết kế phần mềm lại rất khiêm tốn. Khiêm tốn từ số lượng doanh nghiệp, quy mô hoạt động, cho đến nguồn lực lao động, phạm vi và thị trường kinh doanh... Đa số các công ty kinh doanh phần mềm có tuổi đời rất trẻ, có 65,8% công ty được thành lập từ năm 1996 trở lại đây. Chính vì vậy các công ty đó còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mới mẻ này. Không chỉ thiếu về kinh nghiệm mà còn yếu cả về nguồn lực (vốn, con người). Các công ty TNHH, công ty tư nhân hoặc công ty cổ phần chiếm hơn 86% trong tổng số các công ty sản xuất kinh doanh phần mềm tại Việt Nam. Còn lại, các công ty liên doanh và 100% vốn nước ngoài chỉ chiếm 8,8% và các công ty thuộc sở hữu Nhà nước chiếm ít hơn 5,1% trong tổng số các công ty sản xuất kinh doanh phần mềm tại Việt Nam.. Vì đa phần thuộc sở hữu tư nhân nên nguồn vốn hoạt động còn nhiều hạn chế. Nguồn lực con người cũng đang là vấn đề nan giải của các công ty phần mềm hiện nay, lao
động trong các công ty phần mềm vừa ít, vừa thiếu kinh nghiệm. Trung bình một công ty chỉ có khoảng 30 lao động, cá biệt có hai công ty có số nhân viên đông nhất là công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) có 927 nhân viên, Công ty đầu tư phát triển công nghệ (FPT) có 750 nhân viên.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia sản xuất phần mềm, các lập trình viên Việt Nam còn thiếu về kinh nghiệm, yếu về kỹ năng lập trình, không vững về kiến thức chuyên môn liên quan đến các lĩnh vực ứng dụng phần mềm và đặc biệt là yếu về trình độ tiếng Anh. Đa số nhân viên lập trình chỉ có kinh nghiệm làm phần mềm từ 3 đến 5 năm. Trong khi đó để có các hợp đồng gia công phần mềm có tính cạnh tranh cao, công ty phần mềm phải có những lập trình viên có trên dưới 10 năm kinh nghiệm làm việc, có khả năng viết dự án khả thi, giỏi về kỹ thuật để thuyết phục khách hàng khi tham gia đấu thầu. Đây là một trong những trở ngại chính trong quá trình phát triển công nghệ phần mềm Việt Nam. Chính vì vậy, hiện nay nhiều doanh nghiệp phần mềm của ta mới chỉ giải được các bài toán đơn giản, sản xuất những phần mềm phổ thông chứ chưa giải quyết được những phần mềm phức tạp và chuyên dụng.
Số liệu từ cuộc khảo sát của Hội tin học TP.HCM cũng cho thấy, các doanh nghiệp không hoàn toàn chuyên môn hoá phần mềm mà thường kinh doanh cả phần cứng, cung cấp giải pháp, thiết kế mạng... Vì vậy hoạt động kinh doanh phần mềm trong nội bộ mỗi doanh nghiệp cũng thường bị tranh chấp nguồn lực với các hoạt động khác. Bên cạnh đó, sự tập trung sản xuất và cung ứng quá mức vào một số sản phNm phần mềm đã dẫn đến tình trạng trùng lặp trong sản xuất và cung cấp các sản phNm phần mềm giữa các doanh nghiệp, làm cho hiện tượng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt. Hiện tại có khoảng 80 loại sản phNm phần mềm được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau chủ yếu là kế toán, xây dựng cơ bản, ngân hàng, tài chính, bưu chính viễn thông, quản lý nhân sự, quản trị văn phòng... Trong đó, các PMKT và các quản lý doanh nghiệp được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều ngành. Cụ thể, có 83,3% số doanh nghiệp cung cấp phần mềm quản
lý cho khách hàng, 55,6% tham gia cung cấp PMKT, 66,7% cung cấp sản phNm phần mềm quản trị văn phòng.
Tuy nhiên chất lượng sản phNm phần mềm Việt Nam mới thực sự là điều đáng nói tới. Tính tiện dụng và khả năng thích ứng với các điều kiện sử dụng thực tế của các phần mềm trong nước còn nhiều hạn chế. Khi sử dụng phần mềm phát sinh khá nhiều trục trặc, trong khi dịch vụ sau bán hàng trong cung ứng phần mềm còn rất yếu cả về số lượng và chất lượng. Phần lớn phần mềm là các sản phNm nhỏ, lẻ, đơn giản chứ chưa có các phần mềm hệ thống lớn với các giải pháp tổng thể. Trên thị trường phần mềm trong nước, chưa thực sự tồn tại một phần mềm nào đủ sức cạnh tranh về cả chất lượng và dịch vụ khách hàng với các phần mềm nhập khNu. Hơn thế nữa, vấn đề vi phạm bản quyền ở Việt Nam được thống kê là cao nhất thế giới. Điều này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của công nghiệp phần mềm.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, thị trường phần mềm hiện tại của Việt Nam còn rất khiêm tốn nhưng trong tương lai gần với nhu cầu tin học hoá ở mọi ngành, mọi nghề và trước sức ép cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý hành chính các cấp sẽ phải tăng cường ứng dụng tin học vào hoạt động của mình.
Có thể nói trong số các phần mềm được sử dụng nhiều nhất và chiếm thị phần lớn nhất trong ngành công nghiệp phần mềm tại việt Nam là PMKT. Hầu hết các doanh nghiệp khi bắt tay vào ứng dụng tin học đều khởi đầu bằng việc sử dụng PMKT.Với số liệu thống kế không đầy đủ thì có khoảng 130 nhà cung cấp PMKT. Mỗi nhà cung cấp thường có từ một đến vài sản phNm PMKT khác nhau phù hợp với nhu cầu và quy mô của mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Như vậy có thể thấy sự phong phú của các PMKT trên thị trường sản xuất kinh doanh phần mềm.
Hiện nay trên thị trường ngoài các PMKT do các công ty chuyên viết phần mềm của Việt Nam viết thì còn có một số PMKT có nguồn gốc từ Mỹ như Solomon, Sun System, Exact Software, Peachtree Accounting… Tuy nhiên PMKT Việt Nam vẫn được lựa chọn nhiều hơn các phần mềm nước ngoài vì: giá thành
thấp; giao diện bằng tiếng việt dễ sử dụng, cập nhật kịp thời các thay đổi của Bộ tài chính và bảo hành, bảo trì nhanh chóng, kịp thời, tốn chi phí ít hơn so với phần mềm nước ngoài. (Nguồn: http://www.pcworld.com.vn/)
Theo ông Lê Mạnh Hà – Phó Chủ Tịch UBND TP.HCM cho biết: “Theo báo cáo năm 2012 của UBND TP.HCM, doanh thu trong lĩnh vực phần mềm giảm 30% khiến chúng tôi rất lo ngại, nhưng sau khi đến thăm các công ty cho thấy lĩnh vực gia công phần mềm đang phát triển rất tốt... hứa hẹn những tín hiệu tốt trong năm 2013” (Nguồn: http://toancauxanh.vn/news/technology/cong-nghiep-phan-mem- nam-2013-da-den-thoi-nen-lam-ra).
Năm 2013, ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam được dự đoán có khả năng tăng trưởng 30-40% so với năm 2012. Xu hướng được đề cao trong thời điểm này là các sản phNm phần mềm có tính ứng dụng và tích hợp các dịch vụ trên cùng một sản phNm. Theo Hiệp hội Các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA), tại thời điểm này, ngành phần mềm Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ đứng vị trí thứ 2 tại thị trường Nhật Bản, đứng trong top 10 nước xuất khNu phần mềm trên thế giới. Việc cập nhật kịp thời những xu thế mới cho thấy nhiều nỗ lực để các doanh nghiệp Việt Nam bước ra khỏi ngưỡng gia công, bước vào làm dịch vụ và thực hiện giấc mơ phần mềm “Made in Vietnam” (Nguồn: http://www.baomoi.com/2013-San- pham-phan-mem-Viet-len-ngoi).
Hiện nay, một số công ty cung cấp PMKT đã khẳng định doanh thu của họ trong vòng 4 năm trở lại đây (từ 2009 đến nay) khá ổn định, thường tăng trưởng ở mức 20% – 30%. Các nhà sản xuất – cung cấp phần mềm có tên tuổi, có nhiều khách hàng như: MISA, Fast, ACSoft, Effect... đã tiến hành cải tiến nâng cấp sản phNm của mình làm cho PMKT có tốc độ nhanh hơn và có nhiều tính năng thông minh hơn để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. (Nguồn: http://www.pcworld.com.vn/)
Hình 1.1 - Biểu đồđánh giá của bạn đọc PC Word cho các nhà cung cấp PMKT
(Nguồn: http://www.pcworld.com.vn/)
1.3. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MISA1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển