6. Kết cấu của Luận văn
3.3.1. Không ngừng đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trƣờng và mở rộng thị trƣờng mới
trƣờng mới
Hiện nay, hoạt động nghiên cứu thị trƣờng của công ty còn một số mặt yếu kém. Do vậy, trong thời gian tới để đẩy mạnh hoạt động phân phối sản phẩm, công ty cần phải thực hiện một số biện pháp sau:
- Mở rộng phạm vi nghiên cứu thị trƣờng: Hiện nay, Công ty mới chỉ nắm bắt những thông tin của thị trƣờng dựa vào giá bán, sản lƣợng tiêu thụ của các nhà phân phối và các chƣơng trình xúc tiến bán hàng của các đối thủ cạnh tranh. Do vậy, những thông tin về thị trƣờng của công ty còn bị hạn chế nhƣ: thị hiếu ngƣời tiêu dùng, quy mô thị trƣờng, phản ứng của các đối thủ cạnh tranh... Việc mở rộng phạm vi nghiên cứu là cần thiết đối với công ty hiện nay. Công ty cần có những biểu mẫu, tiêu chí đánh giá phù hợp để có thể phản ánh tình hình thị trƣờng một cách đầy đủ nhất.
- Đi sâu vào nghiên cứu thị trƣờng theo từng khu vực, mỗi khu vực (miền bắc, miền trung, miền nam, miền núi) nên có những nghiên cứu về đặc tính, thị hiếu, thói quen… của ngƣời tiêu dùng để có những chính sách phù hợp nhất đối với từng khu vực.
Thực hiện tốt các biện pháp trên đảm bảo cho công ty có đƣợc những thông tin đầy đủ về lĩnh vực thị trƣờng mà công ty đang kinh doanh, đồng thời nó cũng là điều kiện tiền đề giúp cho công ty mở rộng thị trƣờng đến với những thị trƣờng mới, để từ đó công ty ngày càng đẩy mạnh hoạt động phân phối sản phẩm của mình hơn, khẳng định và chiếm lĩnh thị phần trên thƣơng trƣờng. Để thực hiện tốt các giải pháp trên công ty cần phải thực hiện tốt các công tác sau:
Thứ nhất, không ngừng nâng cao trình đội ngũ cán bộ thị trƣờng của công ty. Hiện nay, đội ngũ cán bộ thị trƣờng của công ty còn một số hạn chế về chuyên môn, làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm hoặc do đào tạo chƣa đúng nghành nghề. Do
vậy, công ty nên thƣờng xuyên tổ chức các khoá đào tạo lại, nâng cao hoặc tổ chức một số cán bộ đi học chuyên sâu về thị trƣờng. Bên cạnh đó cần thƣờng xuyên thực hiện đánh giá chất lƣợng công việc và có những biện pháp xử lý nghiêm đối với các trƣờng hợp làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm.
Hiện nay, quy mô thị trƣờng của công ty đang ngày càng phát triển mạng lƣới phân phối ngày càng mở rộng. Do đó việc quản lý hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty ngày càng khó khăn và phức tạp, trình độ của các cán bộ quản lý kênh đòi hỏi ngày càng cao. Mặt khác, ở công ty các cán bộ đƣợc đào tạo cơ bản tốt nhƣng không hẳn tất cả cán bộ đều có khiến thức kinh nghiệm chuyên sâu về vấn đề này để khắc phục tồn tại, công ty cần phải:
- Mở các lớp học tại công ty mời các chuyên gia giỏi ở các trƣờng đại học về giảng dạy.
- Cử các cán bộ trẻ đi đào tạo, nâng cao trình độ quản lý kênh.
- Có chính sách tốt với cán bộ đi học, đặc biệt là cơ hội thăng tiến sau này. Đối với lực lƣợng tiếp thị và bán hàng của công ty cần phải đào tạo tốt bởi vì đây là lực lƣợng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nơi thu thập những thông tin phản ánh từ khách hàng. Do vậy trong công tác tuyển dụng hay đào tạo, công ty cần chú ý và đặt ra những yêu cầu cần thiết đối với lực lƣợng này nhƣ:
Hiểu biết cặn kẽ về công ty, sản phẩm, đặc tính kỹ thuật của sản phẩm.
Phải biết khai thác, gợi mở nhu cầu của khách hàng, biết thu thập thông tin từ phía khách hàng.
Phải linh hoạt, lịch sự, có khả năng phân biệt khách hàng, muốn vậy phải hiểu biết tâm lý khách hàng, nắm bắt đƣợc những sở thích của họ.
Phải có nghệ thuật bán hàng, khéo léo quảng cáo cho sản phẩm của công ty, nhấn mạnh vào ƣu thế sản phẩm của công ty so với các đối thủ cạnh tranh.
Công tác đào tạo là hoạt động phải đầu tƣ lƣợng kinh phí. Vì vậy, để giải pháp này phát huy hiệu quả phải cung cấp đầy đủ kinh phí cho hoạt động đào tạo. Mặt khác, khi cử cán bộ đi đào tạo sẽ gây nên hiện tƣợng thiếu cán bộ tạm thời, do đó công ty cần có kế hoạch phân công nhân viên khác hoàn thành công việc của họ.
Giải pháp trên đƣợc áp dụng sẽ góp phần nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ kinh doanh, làm cho hoạt động của kênh cũng nhƣ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả ngày càng cao.
Thứ hai, phối hợp với các thành viên kênh phân phối trong hoạt động nghiên cứu thị trƣờng. Bởi vì, các nhà trung gian thƣờng xuyên tiếp xúc với ngƣời tiêu dùng, họ có những thông tin rất hữu ích về nhu cầu cũng nhƣ thị hiếu của ngƣời tiêu dùng. Do vậy, công ty nên phối hợp với họ trong hoạt động nghiên cứu thị trƣờng.
Thứ ba, bổ sung kinh phí cho hoạt động nghiên cứu thị trƣờng. Để đảm bảo cho hoạt động nghiên cứu thị trƣờng đƣợc hoạt động tốt thì vấn đề đầu tiên đó là kinh phí hoạt động. Mặt khác, ở công ty hiện nay việc đầu tƣ cho kinh phí cho nghiên cứu thị trƣờng còn rất thấp. Do vậy, công ty nên đƣa ra một mức kinh phí nhất định (dựa vào doanh thu hay lợi nhuận) để đầu tƣ cho hoạt động nghiên cứu thị trƣờng.
Thứ tƣ, thực hiện báo cáo thị trƣờng của công ty. Hiện nay, công chƣa có qui định các cấp quản lý phải báo cáo tình hình thị trƣờng mà chỉ yêu cầu khi nào có chỉ thị từ cấp lãnh đạo.Vì vậy công ty phải có chính sách về công tác báo cáo thị trƣờng, tình hình đối thủ cạnh tranh… để phục vụ tốt cho hoạt động nghiên cứu thị trƣờng. Để làm đƣợc điều đó trƣớc hết phải xác định rõ trách nhiệm của ngƣời báo cáo với những thông tin báo cáo, công ty có công tác phí để nắm sát tình hình các mặt về thị trƣờng, nhƣ vậy phải hoàn toàn chịu trách nhiệm với những báo cáo về thị trƣờng. Nếu báo cáo sai, chậm tiến độ cần đánh giá chất lƣợng công việc để có biện pháp xử lý. Bên cạnh đó cần yêu cầu đối tƣợng làm báo cáo có những đề xuất, kiến nghị cụ thể đối với từng sản phẩm, từng thời điểm; vấ đề này cần đƣợc bổ sung vào tiêu chí đánh giá chất lƣợng lao động để nâng lƣơng hay bổ nhiệm cán bộ…