Tình hình nhân lực Công ty Vianmilk

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm của công ty cổ phần sữa Việt Nam-Vinamilk (Trang 56)

6. Kết cấu của Luận văn

2.1.5.Tình hình nhân lực Công ty Vianmilk

Trong chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực Vinamilk luôn chú trọng vào các mục tiêu nhƣ: Điều kiện làm việc an toàn và chăm sóc sức khỏe. Phát triển một đội ngũ lao động đa dạng, tôn trọng sự khác biệt. Quan hệ lao động đƣợc xác lập trên cơ sở tự nguyện, tuân thủ pháp luật. Giá trị lao động của nhân viên đƣợc ghi nhận và bù đắp thỏa đáng. Phát triển nhân viên. Thúc đẩy văn hóa làm việc hòa hợp.

Công ty luôn chú trọng đào tạo nguồn nhân lực hiện tại và tƣơng lai. Năm 2012, Công ty tiếp tục tuyển chọn 15 học sinh để gửi đi đào tạo tại Nga. Toàn bộ chi phí học 5 năm tại Nga do Công ty đài thọ, sinh viên khi tốt nghiệp cam kết phục vụ lâu dài cho Công ty. Đây là một trong những chính sách ƣu đãi đặc biệt của Công ty nhằm thu hút và đào tạo nhân tài. Chƣơng trình đã đƣợc duy trì từ nhiều năm qua, đã có hơn 60 sinh viên trên cả nƣớc đã và đang đƣợc công ty hỗ trợ học bổng toàn phần tại Nga. Năm 2012, còn 39 sinh viên đang du học tại Nga. Hiện nay, số lao động đang làm việc tại Công ty đã đƣợc đào tạo tại Nga là trên 30 ngƣời, nhiều ngƣời trong số đó hiện đã đảm nhiệm các vị trí quản lý trong Công ty.

- Về tuyển dụng: Tùy theo vị trí cụ thể mà Công ty đề ra những tiêu chuẩn bắt buộc riêng. Song tất cả các chức danh đều phải đáp ứng yêu cầu cơ bản nhƣ: trình độ chuyên môn, tốt nghiệp đúng chuyên ngành, kinh nghiệm, năng động, nhiệt tình, ham học hỏi, có ý thức sáng tạo. Đối với các vị trí quan trọng, các yêu cầu tuyển

dụng khá khắt khe, với các tiêu chuẩn kinh nghiệm công tác, khả năng phân tích, quản lý, thích ứng và chịu đƣợc áp lực công việc, trình độ ngoại ngữ, tin học…

- Về chất lượng lao động: Hầu hết các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật đều có trình độ Đại học, trên Đại học. Công ty không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cho ngƣời lao động thông qua việc thƣờng xuyên mở các lớp đào tạo tại doanh nghiệp hoặc cho đi học về chuyên môn và quản lý ở bên ngoài hay nƣớc ngoài.

- Về nhân viên bán hàng nhà phân phối - kênh truyền thống: Từ năm 2008 đến nay Công ty đã nhiều lần thay đổi cơ cấu số lƣợng nhân viên bán hàng, tùy thuộc chiến lƣợc kinh doanh tại mỗi thời kỳ. Từ năm 2008 - 2009, Công ty có chiến lƣợc tăng nhanh thị phần, tăng độ phủ, tăng doanh số từng nhóm ngành hàng, khi đó Công ty đã phân chia nhân viên bán hàng bán chuyên theo từng nhóm hàng nhƣ Sữa bột, Sữa nƣớc, Sữa chua và Nƣớc giải khát. Từ năm 2010 đến nay, với mục tiêu cắt giảm chi phí bán hàng tối đa nhƣng vẫn đảm bảo kế hoạch doanh thu, lợi nhuận và sử dụng lƣc lƣợng nhân viên bán hàng hiệu quả nhất. Phòng kinh doanh đã sàng lọc, cắt giảm tinh gọn lại lực lƣợng nhân viên bán hàng, giữ lại những nhân viên ƣu tú, chiến lƣợc đi đúng hƣớng mặc dù giảm số lƣợng nhân viên bán hàng, giảm chi phí bán hàng nhƣng Công ty vẫn vƣợt kế hoạch doanh thu, lợi nhuận tăng cao mỗi năm. Hiện nay, tùy thuộc đặc thù từng vùng miền, Giám đốc kinh doanh chi nhánh (hoặc Giám đốc miền) sẽ tổ chức cơ cấu nhân viên bán hàng có thể phụ trách bán chuyên từng nhóm ngành hàng hoặc bán tổng hợp tất cả mặt hàng, mục tiêu chi phí thấp nhất nhƣng vẫn đạt hiệu quả doanh thu và lợi nhuận cao nhất.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm của công ty cổ phần sữa Việt Nam-Vinamilk (Trang 56)