Giải pháp tăng cường quản lý khai thác cát trên Sông Lô huyện Phù

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý khai thác cát trên sông lô huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 102)

Ninh- Phú Th

4.4.2.1.Tăng cường công tác quản lý cấp phép khai thác cát

Sở TN & MT cần nghiên cứu kỹ các văn bản của Trung ương, rà soát các văn bản của tỉnh để điều chỉnh, bổ sung quy định về quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh phù hợp với Luật Khoáng sản 2010, các Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương. Rà soát thủ tục, trình tự cấp giấy phép thăm dò, khai thác cát, sỏi cũng như việc thực hiện giấy phép của các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác cát, sỏi (kể cả phương tiện đảm bảo an toàn giao thông được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận; đăng ký số lượng, biển số phương tiện tham gia vận chuyển khi khai thác cho các cơ quan chức năng); Kiên quyết đề xuất thu hồi, chấm dứt hiệu lực giấy phép khai thác cát, sỏi thực hiện không đúng quy định của pháp luật.

Tiến hành rà soát, đánh giá lại năng lực hoạt động của các doanh nghiệp, các tổ chức khai thác cát, sỏi sông Lô, trên cơ sở đó xem xét xử lý như sau: Đối với những doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết đã ký với Sở Tài nguyên và Môi trường thì thu hồi giấy phép; đối với các doanh nghiệp còn thiếu thủ tục, cho gia hạn sau 15 ngày phải hoàn thiện các thủ tục (tính từ ngày Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo), nếu hết thời hạn không hoàn thiện xong thì sẽ thu hồi giấy phép; đối với các doanh nghiệp vi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 93 phạm trong hoạt động khai thác thì xử lý vi phạm hành chính, trường hợp vi phạm sạt lở đất bãi thì phải đền bù thiệt hại cho người dân, nếu không khắc phục được buộc thu hồi giấy phép.

Để có thể quản lý tốt hơn việc khai thác cát trên sông Lô, bên cạnh những quy trình được yêu cầu trong quá trình làm đơn cấp phép (như đã nói trong mục 4.2.2), Sở TN & MT cũng sẽ yêu cầu các tầu khai thác có kích thước tối thiểu và tối đa. Dựa vào đề xuất của người nộp đơn, Sở TN & MT sẽ chọn nhưng chiếc tầu khai thác đạt yêu cầu và một bộ phận cán bộ từ cơ quan liên quan sẽ phải đi xác thực những chiếc tầu đó là đúng như trong đơn cam kết về độ sâu và khối lượng khai thác. Đơn vị khai thác cát có đơn được cán bộ phê chuẩn sẽ phải kí cam kết rằng sẽ chỉ khai thác cát ở những khu vực đã được đề cập trong đề xuất đã được phê chuẩn. Ngoài ra cần ký thêm các cam kết như:

1. Cắm mốc giới, biển báo giới hạn khu vực được phép khai thác, cắm phao tiêu cảnh báo các khu vực đang hoạt động khai thác;

2. Đăng ký số lượng, chủng loại, biển hiệu các phương tiện khai thác; 3. Gắn biển tên đơn vị khai thác trên phương tiện khai thác;

4. Chỉ thực hiện khai thác vào ban ngày từ 6h00 sáng đến 18h00 chiều; 5. Cung cấp hồ sơ, giấy phép khai thác, bản đồ khu vực khai thác cho UBND cấp huyện, UBND cấp xã nơi có mỏ).

Trong quá trình cấp phép khai thác yêu cầu các đơn vị khai thác phải đặt cọc cao đối với tầu khai thác cát. Để có được sự cho phép khai thác cát, chủ tầu khai thác phải đăt cọc số tiền từ 20-50 triệu sử dụng cho việc phục hồi trong trường hợp họ gây hại, tàn phá và không thực hiện việc khôi phục một cách đầy đủ (quyêt định Số: 3258/2008/QĐ-UBND). Tuy nhiên, lượng đặt cọc này chưa đủ cao để trả cho chi phí để khôi phục lại tàn phá gây ra bởi tầu khai thác. Hơn nữa, vì tầu khai thác có thể kiếm được lợi nhuận khá cao từ việc khai thác cát, họ có thể dễ dàng bỏ qua số tiền đã đặt cọc đó và không

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 94 quan tâm mấy về việc vi phạm luật khai thác. Qua thảo luận môt để xuất rằng tiền cọc nên tăng tới từ 50-100 triệu mỗi năm trên một tầu khai thác. Tại mức độ này, hi vọng là tiền đặt cọc có thể nâng cao trách nhiệm của đơn vị khai thác cát nó cũng được đánh giá tương đương tiền để chi trả cho chi phí để khôi phục đê kè và bờ sông và những cơ sở vật chất khác trong trường hợp các đơn vị khai thác cát vi phạm và không tiến hành những biện pháp cần thiết để khôi phục.Tiền đặc cọc này có thể giúp ngăn chặn tầu khai thác nhỏ khai thác cát bởi vì số tiền khá cao so với tổng thu nhập tài chinh hàng năm của nó.

UBND tỉnh Chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện, chấp hành nghiêm quy định hiện tại của Giấy phép khai thác đối với cát, sỏi lòng sông nói chung và sông Lô nói riêng, các cam kết đã ký với Sở Tài nguyên và Môi trường và các huyện, thành thị. Định kỳ 03 tháng Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành thị tổ chức hội nghị với doanh nghiệp hoạt động khai thác cát, sỏi trên địa bàn để kiểm điểm việc thực hiện các thủ tục, cam kết của các doanh nghiệp.

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương: Tăng cường công tác thẩm định dự án đầu tư và thiết kế cơ sở của dự án đầu tư khai thác mỏ đảm bảo lựa chọn được doanh nghiệp có năng lực để cấp giấy chứng nhận đầu tư. Kiểm tra việc thực hiện lập thiết kế mỏ và chấp hành khai thác theo thiết kế mỏ đã đ- ược phê duyệt của các doanh nghiệp.

Trong năm 2014 đề xuất lựa chọn khoanh định một đến hai điểm, báo cáo UBND tỉnh để tổ chức đấu giá thí điểm đối với khai thác cát, sỏi sông Lô (Lưu ý: Không tham mưu cấp mới, chỉ thực hiện thu hồi, chấm dứt hiệu lực giấy phép, tiến tới không gia hạn giấy phép). Mở rộng hình thức đấu giá quyền khai thác cát, sỏi sông Lô vào cuối năm 2014.

UBND huyện Phù Ninh cần dự thảo văn bản, trình UBND tỉnh ban hành văn bản đề nghị với UBND các tỉnh: Tuyên Quang, Vĩnh Phúc để phối hợp quản lý và chấn chỉnh hoạt động thăm dò, khai thác cát, sỏi trên sông Lô.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 95

4.4.2.2.Tăng cường công tác tuần tra, thanh tra

Với phương tiện khai thác phần lớn đơn vị khai thác cát độc lập trên sông Lô sử dụng tầu khai thác nhỏ lẻ và đó là nguyên nhân chính của sự xuống cấp của bờ đê và bờ sông bời vì các tầu này có thể dễ dàng tiếp cận bờ sông và khai thác cát ở đó. Hơn nữa, rất khó để quản lý các tầu khai thác nhỏ lẻ này bởi vì chúng có thể di chuyển rất nhanh từ chỗ này ra chỗ khác. Do đó phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tỉnh: Tuyên Quang, Vĩnh Phúc để triển khai nội dung lập lại trật tự hoạt động khai thác cát, sỏi trên sông Lô. Chẳng hạn Công an Phú Thọ phát hiện truy đuổi bắt được các đơn vị khai thác trái phép trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nhưng các đối tượng đã chạy sang tỉnh Vĩnh Phúc thì phối hợp với Công an Vĩnh Phúc thu giữ tang vật sử lý. Đặc biệt là những vụ án đã khởi tố thì xem xét xử lý nhanh để đưa ra kết luận, xem xét theo quy định của pháp luật.

Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường, phòng Cảnh sát bảo vệ, cơ động và Công an các huyện. Tiếp tục nắm bắt tình hình hoạt động khai thác khoáng sản nói chung và cát, sỏi nói riêng, đặc biệt là phải kiểm tra thường xuyên những nội dung hoạt động liên quan đến chức năng của Công an để đảm bảo an toàn giao thông, đảm bảo trật tự xã hội; tổ chức đợt truy quét, trấn áp đối tượng, tội phạm bảo kê, trực tiếp khai thác cát, sỏi trái phép trên sông Lô, đặc biệt các đối tượng hình sự; chủ động phối hợp với lực lượng quân đội, các ngành chức năng, địa phương để có biện pháp ngăn chặn, trấn áp, xử lý dứt điểm, xóa ngay điểm nóng về hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên sông Lô; kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hoạt động khoáng sản hoặc các chủ phương tiện vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc, không có hóa đơn chứng từ hợp pháp, vi phạm quy định về an toàn giao thông.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 96 Ngoài lực lượng công an thì vai trò của đội thanh tra huyện cần được tăng cường bằng việc trang bị với nhiều trang thiết bị như là ca nô tốc độ cao, dùi cui, và thậm chí cả súng cho việc thanh tra và kiềm đối tượng khai thác cát trái phép. Đội thanh tra của huyện sẽ phối hợp với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải, Đoạn Quản lý Đường thủy nội địa số 1 và cơ quan chức năng tổ chức lực lượng thường xuyên kiểm tra việc chấp hành của các doanh nghiệp khai thác cát, sỏi ảnh hưởng đến an toàn công trình đê điều, an toàn giao thông; kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc kè đảm bảo an toàn cho đê; đề xuất với UBND tỉnh không cấp phép khai thác những khu vực mất an toàn công trình đê kè và không để tình trạng mất đất nông nghiệp trên địa bàn.

4.4.2.3.Thi hành những biện pháp cưỡng chế xử phạt mạnh hơn đối với tầu nạo vét cát trái phép.

Tiền phạt cho việc khai thác cát trái phép hiện tại mới có 20 triệu. Hiện tai mức phạt này thì quá dễ để chi trả so với lợi nhuận tài chính cao ngất ngưởng mà chủ tầu khai thác cát kiếm được từ việc khai thác cát. Do đó, nó được đề xuất nên tăng tiền phạt lên tới 40-50 triệu. Thêm nữa, nếu chủ tầu bị bắt, tầu của họ sẽ bị tịch thu sung công vĩnh viễn.

4.4.2.4. Tăng cường công tác quản lý bến bãi tập kết, tầu thuyền vận chuyển

Có nhiều bến cát dọc sông Lô. Tầu khai thác cát thường vận chuyển cát đã khai thác tới khu vực tích trữ và sau đó bán cát tại đó. Thường thì khối lượng cát được đo đếm thông qua số lượng xe vận tải được sử dụng để chở cát tới khu vực xây dựng. Do đó, nếu vị trí tích trữ cát được quản lý tốt, nó sẽ có thể xác định được khối lượng cát và tính toán thuế khai thác tương ứng.

Cát tại các mỏ hợp pháp đã được đóng thuế và phí môi trường sẽ có hóa đơn GTGT chứng từ hợp lý. Các bến bãi tập kết cát không xuất trình được các giấy tờ có liên quan thì yêu cầu các chủ bến bãi phải nộp thuế và phí đối với số cát hiện tại đó ngoài ra cần phải xử phạt mạnh tay với các trường hợp đó. Biện pháp áp dụng tương tự đối với các tầu đang vận chuyển cát không xuất trình hóa đơn chứng từ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 97

4.4.2.5.Tăng cường công tác tuyên truyền

Đối với các cơ quan Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Phú Thọ, và các cơ quan truyền thông từ tỉnh đến cơ sở: Tuyên truyền thường xuyên sâu rộng Luật Khoáng sản; tiếp tục theo dõi, đưa tin, phản ánh tình hình, đặc biệt là việc thực hiện nội dung kết luận này của các ngành, các cấp, các địa phương và các doanh nghiệp, giúp cho cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết, triệt để có hiệu quả công tác quản lý tài nguyên khoáng sản. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể xã hội căn cứ các quy định pháp luật về khoáng sản theo dõi, giám sát chặt chẽ UBND các cấp, các cơ quan chức năng, tổ chức, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

UBND huyện phối hợp với phòng tài nguyên môi trường tổ chức các cuộc hội thảo riêng:

- Đối với đơn vị khai thác: đánh giá tác động của việc khai thác cát trái phép. Những thiệt hại do việc khai thác đã sảy ra trong các năm trước từ và tuyên truyền pháp luật về quản lý khai thác khoáng sản như: Luật khoáng sản 2010, các quy định về xử phạt đối với hoạt động khai thác…

- Đối với người dân khu vực ven sông: tuyên truyền cho người dân nhận thức rõ tác động tích cực và tiêu cực của việc khai thác nhằm chấm dứt việc người dân tự ý bán đất bãi ven sông. Vận động người dân tham gia vào công tác tuần tra giám sát các hoạt động khai thác trái phép phối hợp với chính quyền có biện pháp kịp thời.

4.4.2.6.Quy định trách nhiệm các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác cát

Thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật có liên quan; Thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt và các quy định khác của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn lao động và trật tự xã hội trong quá trình hoạt động khai thác, kinh doanh cát, sỏi theo quy định của pháp luật;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 98 Hoạt động khai thác phải phù hợp với quyết định phê duyệt dự án đầu tư và thiết kế mỏ, bảo vệ, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường và cảnh quan trong và sau khi khai thác; phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác quản lý khai thác cát sông trên địa bàn tỉnh; Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác gây ra theo quy định của pháp luật; thực hiện các quy định về quản lý hành chính, trật tự, an toàn xã hội và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;

Chỉ được phép tiến hành khai thác trong phạm vi được cấp phép, nếu khai thác và vận chuyển cát sỏi làm sạt lở đê, kè, bờ sông phải có trách nhiệm sửa chữa hoặc xây dựng lại đê kè đảm bảo an toàn; phải nộp phí bảo vệ môi trường theo quy định của UBND tỉnh Phú Thọ về việc tăng cường quản lý công tác khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

4.4.2.7.Xây dụng mô hình quản lý bãi khai thác cộng đồng

Xây dựng bãi khai thác cộng đồng, do UBND huyện Phù Ninh quản lý. Đây là biện pháp quản lý theo hình thức hợp tác xã. Việc khai thác được tiến hành tại khu vực được khoanh vùng với quy mô nhỏ. Sở TN&MT rà soát các bãi cát, sỏi trên địa bàn huyện để đưa ra danh mục các bãi khai thác cộng đồng trên cơ sở căn cứ địa hình, bãi bồi dòng sông, trữ lượng… trình UBND tỉnh phê duyệt để các địa phương có sơ sở thực hiện. Ủy ban nhân dân huyện cử người phối hợp với UBND xã thành lập ban quản lý khai thác cát và tổ kiểm tra giám sát. Cho phép các đơn vị khai thác đăng ký số lượng tầu khai thác và vận chuyển trong ngày, neo đậu đúng quy định và chỉ được khai thác trong khu vực giới hạn của ban quản lý. Các đơn vị khai thác có nghĩa vụ dựa vào khối lượng mà ban quan lý cấp mỗi ngày để đóng thuế và phí theo quy định. Ban quản lý trịu trách nhiệm quản lý trong khu vực của mình, khai thác tập trung vào ban ngày với tổng số khối lượng một ngày không quá 1.000 m3 cát. Ngân sách để duy trì cho hoạt động này sẽ được trích từ việc thu thuế phí tài nguyên của hoạt động khai thác theo các quyết định cụ thể.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 99

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý khai thác cát trên sông lô huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)