trái phép
4.2.6.1. Công tác kiểm tra, truy đuổi đối với hoạt động khai thác cát lòng sông
Hình 4.3 : CSGT đường thủy Công an tỉnh Phú Thọ kiểm tra hoạt động
khia thác cát sỏi trên sông Lô
Nhiều năm qua, cát sỏi trên sông Lô thuộc địa bàn hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc đang bị khai thác kiệt quệ, lòng sông ngày càng sâu, dòng chảy thường xuyên thay đổi, gây sạt lở bờ sông, mất đất canh tác của nhân dân. Bất chấp pháp luật, các chủ mỏ cho khai thác vào bờ. Thậm chí, nhiều chủ mỏ thuê các đối tượng hình sự bảo kê, tranh giành lãnh địa, trộm cắp cát sỏi, gây mất an ninh trật tự.
Qua bảng 4.16 những đơn vị khai thác cát bất hợp pháp cũng được xử lý một cách mạnh tay hơn. Trước năm 2010, chính quyền địa phương chỉ mới cố gắng đuổi những người khai thác cát khỏi khu vực sông mà họ nắm giữ, nhưng không bắt giữ họ. Tuy nhiên, từ 2011 chính quyền địa phương đã phải cố gắng săn đuổi và bắt giữ những tầu thuyền khai thác cát bất hợp pháp. Vào năm 2012, huyện cũng cử những đội quản lý tới một vài địa điểm để thiết lập những điểm gác gần đó với hi vọng giám sát các hoạt động một cách hiệu quả. Kết quả là, khoảng 10 tầu khai thác cùng tầu vận chuyển bị thu giữ và xử phạt (so với năm 2011 chỉ có 3 trường hợp). Khai thác cát bất hợp pháp tại sông Lô đã giảm xuống đáng kể sau những vụ việc như thế. UBND huyện giao phó công việc giám sát hàng ngày UBND các xã, khai thác cát bất hợp pháp lại bắt đầu xuất hiện trở lại, mặc dù ở mức độ ít thường xuyên hơn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80
Bảng 4.16: Các hoạt động được thực hiện trong công tác kiểm tra
Hoạt động/ Biện pháp Tác động
Trước năm 2010
-Chỉ có lực lượng công an tuần ra giám sát.
-Chỉ đuổi thợ khai thác bất hợp pháp và xử phạt
không bắt giữ
-Hạn chế tuần tra giám sát vì thiếu quỹ và cơ sở
vật chất nghèo nàn
-Không phối hợp chặt chẽ với huyện lân cận
- Hoạt động khai thác cát trái phép gia tăng (chỉ giảm vào thời điểm họ bịđuổi) Năm 2011
-Chỉ có lực lượng công an tuần ra giám sát.
-Bắt thợ khai thác cát( không chỉ đuổi như trước)
và phạt họ lên tới 20 triệu đồng
-Hạn chế tuần tra giám sát vì thiếu quỹ và cơ sở
vật chất nghèo nàn
-Không phối hợp chặt chẽ với huyện lân cận
-Chỉ 3 tầu cuốc bị thu giữ và xử phạt -Số lượng tầu khai thác cát tăng (giảm trong thời gian ngắn sau họ bị khi bị săn đuổi) Năm 2012 -Bắt tầu khai thác cát và phạt đến 50 triệu đồng -Đội giám sát huyện cùng với các chốt canh gác
tại điểm nóng về khai thác
-Bố trí cảnh sát và công an huyện làm việc cùng
với đội giám sát huyện và đội quản lý ở xã
-Cơ sở vật chất tốt hơn cho việc săn đuổi thợ khai
thác trái phép( ca nô tốc độ cao)
-Nhiều quỹ tài trợ hơn cho việc giám sát -Phối hợp chặt chẽ hơn với các huyện lân cận -10 Tuần Quốc bị thu giữ và xử phạt -Hoạt động khai thác trái phép giảm đáng kể Năm 2013 -Do tạm ngừng cấp phép nên hoạt động khai thác
trái phép gia tăng. Đội giám sát tại xã theo dõi hoạt động trên sông ngày và đêm (cùng với dân quân của xã).Đội có thể bắt các tầu khai thác trái phép( xử phạt do huyện quyết định)
-Phối hợp chặt chẽ với xã lân cận được thiết lập -Đội giám sát huyện phối hợp với xã đội để thanh
tra tình hình trong thời gian có giới hạn
-Giới hạn quỹ hỗ trợ cho đội giám sát xã. -7 Tầu cuốc bị thu giữ -Thợ khai thác cát vẫn thỉnh thoảng xuất hiện tại vùng ranh giới của xã
Nguồn: Nghiên cứu và thu thập thông tin của tác giả, 2013
Việc kiểm tra truy đuổi hoạt động khai thác cát trái phép diễn ra trên địa bàn huyện với mật độ và số lượng ít, theo đánh giá của người dân ven
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81 sông trung bình một tháng hoạt động này diễn ra chỉ khoảng 4 đến 5 ngày liên tục chủ yếu tập trung vào ban ngày, trung bình một năm chỉ huy động lực lượng tiến hành khoảng 10 cuộc như vậy. Tuy nhiên việc bắt được tận mắt các tầu khai thác này để xử phạt rất khó, bởi nhiều tầu khai thác cố gắng chạy thoát khi mà bị săn đuổi. Để trốn thoát, nhiều tầu được trang bị vũ khí (như đá và gươm có khi kèm theo cả súng), và công nhân dưới sự hướng dẫn của chủ tầu, đánh lại các đội giám sát địa phương và người dân. Hoặc họ sẽ bỏ lại tầu khai thác trên sông sau khi đã khoá mọi thứ trên tầu và trước khi các đội giám sát đến. Việc này ngăn cho các đội giám sát lái hoặc di chuyển tầu tới khu vực cất giữ. Một khi mà đội này bỏ đi, chủ máy cùng sự trợ giúp của công nhân hoặc những người khác sẽ quay trở lại chỗ tầu khai thác (đội giám sát không thể ở đó lâu dài vào buổi đêm). Thậm chí nếu các đội giám sát có thể thu giữ tầu khai thác thì huyện vẫn chưa có bến bãi để tạm giữ tầu thuyền vi phạm nên công tác bàn giao hồ sơ đối tượng và tang vật vi phạm gặp rất nhiều khó. Hơn nữa việc chủ tầu không trực tiếp tham gia khai thác khiến cho đội quản lý cũng thấy rất khó khăn trong việc sử lý những công nhân làm việc trên các tầu khai thác cát. Do việc bất hợp tác của các đối tượng khai thác nên số tầu khai thác bị bắt giữ là rất ít. Trong năm 2011 chỉ có 3 tầu, năm 2012 có 10 tầu và năm 2013 có 7 tầu bị bắt giữ tịch thu phương tiện thanh lý nộp ngân sách nhà nước.
Bảng 4.17: Kết quả công tác kiểm tra giám sát
Năm 2011 2012 2013
Số đợt tuần tra kiểm tra 7 12 9
Số tầu bị thu giữ 3 10 7
Nguồn: Nghiên cứu và thu thập thông tin của tác giả, 2013
Theo điều tra, kể từ năm 2012 hầu hết các huyện và xã hai bên sông Lô đều thành lập các đội liên ngành kiên quyết xóa bỏ tình trạng khai thác cát sỏi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82 trái phép. Tuy nhiên, do lực lượng mỏng, chức năng có hạn nên nhiều năm nay, tình trạng khai thác cát sỏi trái phép vẫn diễn ra thường xuyên. Khi cát sỏi ở lòng sông đã cạn kiệt, các chủ tàu ngang nhiên vào bờ mua đất sản xuất nông nghiệp của nhân dân để lấy cát mà chính quyền và các cơ quan chức năng không hay biết. Tại các điểm đã khai thác xong và cả những điểm đang khai thác, nhiều mỏ đã khai thác vượt độ sâu cho phép, tạo thành những hố sâu từ 20 đến 30 m để vừa chờ lũ kéo cát về hố để tận thu, làm mực nước sông giảm xuống, gây sạt lở bờ sông.
Theo các cơ quan chức năng, nhiều hộ dân tại xã Tử Ðà, Hạ Giáp, Trị Quận, Bình Bộ và các xã khác của huyện Phù Ninh đã bán đất bãi trái phép với giá từ 40 đến 60 triệu đồng/sào. Không chỉ dừng lại ở việc mua bán đất nông nghiệp để khai thác cát trái phép, nhiều doanh nghiệp đã khai thác tận thu, huyện và các xã cũng biết việc người dân tự ý bán đất nông nghiệp cho các doanh nghiệp nhưng do việc mua bán đất không có hợp đồng nên rất khó xử lý. Tai nơi khai thác, trên địa bàn các xã đã xuất hiện những nhóm bảo kê sẵn sàng đâm chém, dọa nạt nếu người dân ngăn cản việc khai thác cát sỏi trái phép. Ðiểm nóng nhất về mất trật tự xã hội là đoạn sông Lô giáp ranh của xã Trị Quận, Phú Mỹ, huyện Phù Ninh với xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô- Vĩnh Phúc. Ngoài tình trạng sạt lở bờ sông gần chân đê đã trở nên đáng báo động, đây còn là điểm gây mất trật tự xã hội nhất.
Ngoài ra công tác quản lý buông lỏng, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành còn lỏng lẻo, nhất là sự phối hợp giữa Công an các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang chưa chặt chẽ thống nhất. Hoạt động bảo kê của các đối tượng hình sự ngày càng phức tạp. Việc xác định ranh giới giữa các tỉnh không rõ ràng, mỗi tỉnh có biện pháp quản lý riêng, do vậy các đối tượng xấu dễ lợi dụng hoạt động trái phép…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 83
4.2.6.2.Đánh giá việc xử phạt các đơn vị khai thác
Tháng 7 năm 2013 chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đã kiểm tra xử phạt theo thẩm quyền Công ty TNHH vận tải Bạch Hạc và Công ty cổ phần khoáng sản Sông Lô Phú Thọ với tổng số tiền là 19, 75 triệu đồng. Trong đó phạt Công ty TNHH vận tải Bạch Hạc là 9, 25 triệu; phạt Công ty cổ phần khoáng sản Sông Lô Phú Thọ là 10, 5 triệu đồng). Đồng thời đề nghị UBND tỉnh thu hồi vĩnh viễn giấy phép khai thác của 2 Công ty trên (UBND tỉnh đã có Quyết định thu hồi giấy phép). So với diện tích đã làm sạt lở của
công ty TNHH vận tải Bạch Hạc ngoài phạm vi mốc giới giao là 16, 87 ha đất ven đê của khoảng 513 hộ dân vượt phạp vi được giao là 30 ha bằng 56, 23%. Công ty cổ phần khoáng sản Sông Lô Phú Thọ khai thác vượt phạm vi gây sạt lở 6065 m2 vượt mốc giới khai thác 3.37% theo nghị định Số: 142/2013/NĐ- CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 nghị định Chính Phủ thì thì số tiền phạt có thể lên đến 70 triệu đồng, kèm các hình phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hâu quả. So với số tiền phạt thực tế thì mức phạt trên là quá nhẹ với các doanh nghiệp.
Ngoài ra đối với các đơn vị khai thác không có giấy phép vẫn đang diễn ra với số lượng lớn nhưng việc truy bắt và để xử phạt thì còn rất hạn chế. Việc xử phạt còn mập mờ cùng với số tiền xử phạt chưa đử sức dăn đe các đối tượng. nên tình trạng khai thác cát trái phép không thể ngăn chặn được.
Tổ chức, cá nhân vi phạm nghĩa vụ hoặc khu vực được phép khai thác bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản… sẽ bị thu hồi giấy phép. Ngoài ra, khoản 2, Điều 64 Luật Khoáng sản cũng quy định trong một số trường hợp như khai thác trong diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó không phải xin phép…
Nghị định 142/2013/NĐ-CP dành 1 chương quy định hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, hình thức xử phạt, mức phạt và biện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84 pháp khắc phục hậu quả. Cụ thể, Điều 29 quy định phạt tiền đối với hành vi vi phạm các quy định về khu vực khai thác khoáng sản, theo đó mức phạt từ 3.000.000 - 100.000.000 đồng. Điều 33 cũng quy định phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về công suất được phép khai thác, theo đó mức phạt lên đến 50 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trên 10% lượng khai thác quy đinh trong giấy phép khai thác…