Khối lượng khai thác cát thực tế trên sông Lô địa bàn huyện Phù Ninh

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý khai thác cát trên sông lô huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 60)

Do địa hình sông nước nên hoạt động khai thác chủ yếu tập trung mạnh vào mùa khô, mực nước sông thấp dễ khai thác, tránh được lũ mùa mưa tiết kiệm chi phí chánh khai thác. Còn vào mùa mưa các tầu chủ yếu tập trung sửa chữa thay thế các bộ phận của tầu để chuẩn bị chờ khai thác. Hoạt động khai thác cát chủ yếu diễn ra trên địa bàn huyện đa số là trái phép cho nên trong một tháng các đối tượng thường chỉ khai thác từ 13 đến 15 ngày khai thác với khối lượng lớn và rầm rộ.

Số lượng tầu khai thác thường tập trung thành một khu mỏ trung bình từ khoảng 5 đến 10 tầu quốc cao điểm có thể 15 tầu cùng khai thác một mỏ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51 Khai thác trái phép cho nên các đối tượng khai thác chủ yếu chú ý đến việc nâng cao công suất khai thác bằng cách đóng mới các các con tầu khai thác thay thế máy móc trang thiết bị có những con tầu có thể khai thác cả ngày đêm với khối lượng 1.000m3 cát mỗi ngày.

Bảng 4.4: Tình hình hoạt động khai thác của các tầu vào các đợt khai thác Giai đoạn 2010-2011 Giai đoạn 2012-2013 Mùa khai thác Cao điểm vào mùa khô

(tháng 11 đến tháng 4)

Cao điểm vào mùa khô ( tháng 11 đến tháng 4)

Số lượng Tầu khai thác cát

Trung bình 45 cái/ ngày (dao động từ 40 đến 50 tầu)

Trung bình 60cái/ngày (dao động tự 50 đến 70 tầu)

Khối lượng khai

thác trung bình 100m3/giờ/tầu 150m3/giờ/tầu

Số giờ làm / ngày 7- 11 giờ 6-10 giờ (cao điểm là 15 giờ)

Thời gian khai thác cao điểm

Không cốđịnh thời gian khai thác, tập trung chủ yếu

vào ban ngày

Không cốđịnh thời gian khai thác, tập trung chủ yếu về

buổi đêm

Khối lượng khai thác ước đoán

40.000- 45.000m3/ngày 65.000 - 70.000m3/ngày

Nguồn: Nghiên cứu và thu thập thông tin của tác giả, 2013

Theo như quy định của tỉnh Phú Thọ hoạt động khai thác phải được thực hiện vào ban ngày nhưng do lợi nhuận nên hoạt động khai thác diễn ra cả ngày lẫn đêm làm khó khăn rất lớn cho đơn vị quản lý. Qua khảo sát cán bộ và người dân địa phương sống dọc sông Lô đã khẳng định sự gia tăng hoạt động khai thác cát tại sông Lô huyện Phù Ninh. Số tầu khai thác trong giai đoạn 2010-2011 (dọc khu vực sông huyện Phù Ninh dài 32 km) tang lên gần 1/3 trong giai đoạn 2012-2013. Thêm vào đó, công suất khai thác của mỗi máy nạo vét ngày càng tăng do các nhà khai thác đã sử dụng động cơ có công suất lớn. Hơn nữa, các tầu ngày nay được trang bị với cơ sở tốt như máy móc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52 hiện đại và nhiều công nhân được thuê hơn. Trong khi 40.000 - 45.000 m3 cát /ngày được khai thác vào giai đoạn 2010-2011,thì giai đoạn 2012-2013 tăng lên gấp đôi là 65.000-70.000 m3/ngày. Tổng số cát khai thác được trong khu vực sông dài 32 km ở huyện Phù Ninh ước tính ít nhất là trên 2 triệu m3 mỗi năm trong khi lượng cát bồi lắng hiện nay rất hạn chế.

Trong khi thực tế chỉ có khoảng 5 doanh nghiệp năm 2011 và 3 doanh nghiệp năm 2012 được cấp phép khai thác cát, rất ít tổ chức và cá nhân được cấp phép khai thác cát dọc sông Lô. Với khối lượng khai thác trong giấy phép cấp đối với mỗi doanh nghiệp chỉ giới hạn công suất khai thác là 45.000m3/ năm tương đương với khối lượng được phép khai thác cát trên dòng sông địa bàn huyện một năm chỉ vào khoảng 200.000 m3/ năm. Như vậy so với thực thế thì khối lượng khai thác thực tế 2 triệu m3/ năm gấp đến 20 lần khối lượng được phép khai thác. Trong khi khai thác, nhiều đơn vị không giấy phép vẫn thực hiện hoạt động khai thác. Tuy nhiên các doanh nghiệp được cấp phép gần như là tất cả không tuân theo điều luật khai thác. Nhận ra được những nguy hiểm tiềm ẩn của việc khai thác cát trong khu vực bờ sông và đê tại sông Lô. UBND tỉnh Phú Thọ đã tạm dừng và quyết định không công nhận thêm bất cứ sự cho phép nào về hoạt động khai thác cát từ tháng 6 năm 2013

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý khai thác cát trên sông lô huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 60)