Thông qua việc tìm hiểu thực trạng khai thác và thực hiện chính sách quản lý ở các quốc gia trên thế giới và các địa phương trong nước, có thể rút ra các điểm cần chú ý để nâng cao hiệu quả thực hiện công tác quản lý khai thác cát như sau:
Trên cơ sở nhận thức kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ tài nguyên cát. Những nước phát triển sau như Việt Nam nếu biết khắc phục những tồn tại mà các nước đi trước đã gặp phải, phát huy những kinh nghiệm tốt họ đã thành công, chúng ta sẽ rút ngắn khoảng cách phát triển, không chỉ có sự tăng trưởng kinh tế cao mà còn bảo vệ được tài nguyên và môi trường phù hợp với xu thế mới của thế kỷ XXI là phát triển bền vững.
Cần khảo sát và trao đổi kinh nghiệm của các nước nói chung và các địa phương nói riêng nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý một cách đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở, đồng thời cắt bớt thủ tục rườm rà để việc thực hiện vừa nhanh chóng vừa hiệu quả hơn.
Phải chuẩn bị tốt các nguồn lực như tài chính, vật lực, nhân lực đạt tiêu chuẩn để tổ chức thực hiện các kế hoạch cụ thể của thực hiện chính sách, giao chỉ tiêu nhiệm vụ cho từng địa phương, cán bộ, tránh việc ỷ lại, tốn thời gian trong khâu chuẩn bị thực hiện. Cần tập trung chăm lo đào tạo đội ngũ quản lý khai thác, lực lượng nòng cốt trong công tác quản lý.
Việc thực hiện các chính sách đối với từng địa phương cần linh hoạt bám sát tình hình thực tế, điều kiện đặc thù của từng vùng để có kế hoạch cụ thể chi tiết phù hợp trong quá trình triển khai thực hiện. Phải phát huy nội lực từ cộng đồng, tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền. Thường xuyên giám sát, đánh giá trong công tác quản lý để kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình thực hiện, giảm bớt sai phạm hay gian lận trong quá trình thực hiện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1.Tổng quan địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm về tự nhiên
3.1.1.1.Vị trí địa lý:
Huyện Phù Ninh là một huyện miền núi, nằm ở phía đông Bắc của tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm Thành phố Việt Trì 15 km và cách thị xã Phú Thọ 12 km. Được tái lập từ ngày 01/10/1999 do chia tách địa giới hành chính của Nhà nước.
- Phía Bắc giáp huyện đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ và huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
- Phía Nam giáp TP. Việt Trì và huyện Lâm Thao. - Phía Tây giáp thị xã Phú Thọ và huyện Thanh Ba.
- Phía Đông có tuyến sông Lô bao bọc là ranh giới với huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang và huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31 Với diện tích đất tính đến 01/01/2011 của huyện Phù Ninh là 15.648, 01 ha, chỉ chiếm 4,43% diện tích toàn tỉnh. Trong đó đất nông nghiệp là 7.633,71 ha (48,78%) đất lâm nghiệp 3.201,85 ha (20,46%) đất thủy sản 286,12 ha (1.82%) đất khác còn lại là 4.526,33 ha (28,92%). Bao gồm 19 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó 1 thị trấn Phong Châu và 18 xã: Trạm Thản; Tiên Phú; Liên Hoa; Vĩnh Phú; Trung Giáp; Bảo Thanh; Trị Quận; Hạ Giáp; Gia Thanh; Phú Nham; Phú Lộc; Tiên Du; Phù Ninh; An Đạo; Tử Đà; Bình Bộ; Phú Mỹ; Lệ Mỹ.
3.1.1.2.Đặc điểm địa hình.
Huyện Phù ninh trải dài theo dòng sông Lô về phía Đông bắc, địa hình của huyện khá đa dạng, có địa hình dốc, bậc thang, lòng chảo, tạo cho huyện hệ thống núi thấp, đồi bát úp, hình thành những sườn đồi, ruộng bậc thang, có vùng đồng bằng và hồ đầm. Địa hình được chia thành 6 cấp độ dốc:
+ Cấp I (dưới 30), diện tích 6.559,17ha, chiếm 39,22% tổng diện tích. + Cấp II (từ 3 - 80), diện tích 1.072,01ha, chiếm 6,41% tổng diện tích. + Cấp III (từ 8 - 150), diện tích 3.846,17ha, chiếm 23% tổng diện tích. + Cấp IV (từ15 - 200), diện tích 4.348,25ha, chiếm 26% tổng diện tích. + Cấp V (từ 20 - 250), diện tích 667, 29ha, chiếm 3,99% tổng diện tích. + Cấp VI (trên 250), diện tích 230,79ha, chiếm 1,38% tổng diện tích. Từ những phân tích trên cho thấy địa hình huyện nhà rất phong phú đa đạng, độ cao trung bình không lớn lắm (không quá 50 - 60 m). Địa hình thuận lợi cho việc sử dụng đất vào sản xuất nông, lâm nghiệp, thuận lợi cho việc bố trí quy hoạch, xây dựng các công trình công cộng như giao thông, thuỷ lợi…
3.1.1.3.Điều kiện khí hậu, thủy văn, và nước ngầm a.Khí hậu:
Huyện Phù Ninh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Hàng năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32 Mùa mưa do ảnh hưởng của gió mùa đông nam làm cho nhiệt độ cao, mưa nhiều. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm là từ 1600mm - 1700mm, chủ yếu tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9 là nguyên nhân gây ra ngập úng, xói mòn đất. Tổng lượng mưa nhiều nhất là 2600mm, thấp nhất là 1100mm. Mùa khô do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc làm cho nhiệt độ thấp, mưa phùn, thiếu ánh sáng, ẩm ướt, tháng lạnh nhất là tháng giêng.
Nhiệt độ trung bình năm là 230C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 290C (tháng 6), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 150C (tháng giêng). Biên độ nhiệt độ dao động giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 140C. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 40,20C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,90C. Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình từ 83% trở lên, song nhìn chung không ổn định. Vào mùa mưa, độ ẩm không khí cao hơn mùa khô từ 10 – 15%. Độ ẩm không khí cao nhất là 92%, thấp nhất là 24%. Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1760 giờ, tổng tích nhiệt đạt 83000C, thuộc loại tương đối cao.
b.Thuỷ Văn:
Phù Ninh có sông Lô chạy dọc theo chiều dài huyện từ Bắc xuống Nam; là ranh giới giữa huyện Phù Ninh với các huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc và Tuyên Quang. Theo kết quả tính toán, lượng nước chảy qua sông Lô tại điểm huyện Phù Ninh hàng năm là khá lớn.
Trong các tháng mùa mưa, lưu lượng dòng chảy trung bình khoảng 1.647 m/giây, trong các tháng mùa khô lưu lượng dòng chảy trung bình khoảng 520 m3/giây. Phù sa sông Lô góp phần bồi đắp chủ yếu cho đồng ruộng các xã Phú Mỹ, Lệ Mỹ, Trị Quận, Hạ Giáp, Tiên Du, An đạo, Bình Bộ, Tử đà và xã Vĩnh Phú. đây là con sông đảm nhận việc tưới tiêu chủ yếu cho các xã vùng đông bắc của huyện Phù Ninh.
c.Nước ngầm:
Vùng có nguồn nước ngầm với các phân vị địa chất thủy văn giàu có chất lượng nước tốt, dung lượng khá 0,74 - 18,5 l/s. Vùng đồng bằng trung du
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33 nguồn nước ngầm dồi dào và nông, có chất lượng và trữ lượng khá.
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trồng trọt lẫn chăn nuôi ở quy mô vừa và lớn. Tuy nhiên, do lượng mưa phân bố không đều thường gây ra hiện tượng hạn hán, ngập úng ảnh hưởng xấu tới sản xuất và sinh hoạt của người dân. Vì vậy việc phát triển cơ sở hạ tầng hệ thống tưới tiêu thủy lợi phục vụ cho sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.1.2.1.Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010, tổng diện tích tự nhiên trên địa bàn huyện tính đến ngày 01/01/2010 là 15.648,01 ha trong đó:
- Đất nông nghiệp: 11.355,55 ha, chiếm 72,57% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp: 3.739,79 ha, chiếm 23,90% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất chưa sử dụng: 552,67 ha, chiếm 3,53% tổng diện tích đất tự nhiên. Cơ cấu sử dụng các loại đất được thể hiện ở hình 3.2 và ở phụ lục 1.
Hình 3.2. Cơ cấu sử dụng đất đai huyện Phù Ninh năm 2010
Diện tích đất đai của huyện trong các năm gần đây không biến động nhiều. Cơ cấu các loại đất trong tổng diện tích đất tự nhiên thì diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng giảm nhẹ, trong khi diện tích đất phi nông nghiệp tang.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34 Nhìn chung, đặc điểm đất đai của huyện khá đa dạng, phong phú phân bố ở các địa hình bằng và địa hình dốc, cho phép phát triển hệ sinh thái nông – lâm nghiệp. Với diện tích đất phù sa ven sông lớn thuận lợi phát triển các loại rau mầu, cây ngắn hạn.
3.1.2.2.Tình hình dân số lao động
Theo NGTK tỉnh Phú Thọ năm 2012, thì tổng số nhân khẩu của huyện Phù Ninh là 95.385 người. Mật độ dân số trung bình toàn huyện năm 2012 là 609,6 người/km2, nơi có mật độ dân số cao nhất là Thị Phong Châu 1647 người/km2. Tỷ suất tăng dân số tự nhiên năm 2012 là 18,07%. So với các huyện, thành phố khác trong tỉnh Phú Thọ, Phù Ninh là huyện có mật độ dân số tương đối cao. Tuy nhiên, mật độ dân số không đều giữa các xã trong huyện, tập trung cao ở thị trấn Phong Châu và các xã Vĩnh Phú, An Đạo, Bình Bộ, Tiên Du, Tử Đà.
Bảng 3.1: Tình hình dân số Huyện Phù Ninh qua 3 năm nghiên cứu
STT Chỉ tiêu Số lượng (người) Cơ cấu (%) 1 Tổng dân số năm 2012 95.385 100,00 - Nông nghiệp 61.056 64,01
- Phi nông nghiệp 34.329 35,99
2 Tổng dân số năm 2011 94.422 100,00
- Nông nghiệp 60.902 64,50
- Phi nông nghiệp 33.520 35,50
3 Tổng dân số năm 2010 93.958 100,00
- Nông nghiệp 60.772 64,68
- Phi nông nghiệp 33.186 35,32
Nguồn: Phòng thống kê huyện Phù Ninh (2012).
Về phân bổ lao động theo các ngành: Lao động vẫn tập trung vào nhóm ngành nông, lâm, thủy sản với 64,68% năm 2010 và 64,01% năm 2012. Cơ cấu chuyển dịch lao động là không nhiều. Lao động công nghiệp và xây dựng và dịch vụ khá cao so với các huyện khác trong tỉnh do trên địa bàn có các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35 doanh nghiệp công nghiệp lớn (Công ty Giấy Bãi Bằng và cụm khu công nghiệp Đồng Lạng)
3.1.2.3.Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a.Giao thông
Mạng Lưới giao thông đường bộ toàn huyện có 699,28 km, mật độ đường là 6,61km/km, thuộc loại cao so với bình quân chung toàn tỉnh và cả nước. Trong đó:
- Về quốc lộ, huyện Phù Ninh có Quốc lộ số 2 chạy dọc huyện từ Bắc xuống Nam, qua các xã Phù Ninh, thị trấn Phong Châu, Phú Lộc, Tiên Phú, Trạm Thản, tạo điều kiện tốt cho giao lưu hàng hóa và phát triển các hoạt động dịch vụ và thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp.
- Về tỉnh lộ: Huyện Phù Ninh có 61,5 km chạy qua, trong đó có 51,5 km đường; còn lại 10 km đường cấp phối chất lượng trung bình. Hệ thống đường tỉnh chia huyện Phù Ninh thành 7 khu vực tương đối bằng nhau. Mỗi tiểu vùng kinh tế có ít nhất 2 tuyến tỉnh lộ hoặc tỉnh lộ và quốc lộ chạy qua địa bàn.
- Đường huyện: Toàn huyện Phù Ninh có 54,8 km đường cấp huyện chạy qua
- Toàn huyện có 192 km đường liên xã; 450 km đường liên thôn 250,54 km đường ra đồng, lên đồi. Có 4,76 km nhánh đường sắt phục vụ vận chuyển nguyên liệu cho công ty giấy Bãi Bằng. Có 32,5 km đường thuỷ và một bến cảng của nhà máy Giấy tại xã An Đạo, 7 bến đò ngang.
+ Đường đô thị có 14,5 km, trong đó có 3,5 km mặt đường bê tông xi măng, 11km mặt đường láng nhựa.
Ngoài ra huyện Phù Ninh còn có 4,5 km đường chuyên dùng cấp VI láng nhựa của Công ty giấy bãi bằng, phân bố ở thị trấn Phong Châu và xã Tiên Du.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36
b. Thuỷ lợi
Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu để sản xuất nông nghiệp ổn định. Trong nhiều năm qua các công trình thuỷ lợi của huyện đã được làm mới và nâng cấp cải tạo đã mang lại hiệu quả thiết thực trong sản xuất nông nghiệp. Huyện Phù Ninh có sông Lô chạy qua từ xã Phú Mỹ đến xã Vĩnh Phú dài 32 km, bên cạnh đó huyện còn 4 ngòi tiêu nước, lấy nước từ trong đồng ra ngoài sông và ngược lại. Ngòi Dầu dài 11,5km, ngòi Tiên Du dài 7,8km, ngòi Miên dài 6,7km, ngòi Chanh dài 11,9km. Ngoài ra toàn huyện có 35 hồ đập vừa và các đầm đảm bảo tưới tiêu cho các vùng sản xuất của huyện. Đồng thời trên địa bàn huyện có 1 cảng sông chuyên dùng của Công ty giấy Bãi Bằng, công suất 350.000 tấn/năm.
Có 1 bến Phà Then và 5 bến đò ngang, toàn huyện hiện có 71 trạm bơm tưới tiêu do nhà nước và nhân dân đầu tư xây dựng và có 124 máy bơm các loại đảm bảo tưới, tiêu cho khoảng 5750 ha.
c. Thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc đã đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc tới các tỉnh trong nước và trên thế giới. Trên địa bàn huyện có 4 trạm truyền thanh, truyền hình (trong đó có 2 trạm thuộc xã quản lý); tại 18 xã và 01 thị trấn đều đã có điểm bưu điện văn hóa, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin cho nhân dân.
d. Y tế
Đến nay toàn huyện có 21 cơ sở y tế, gồm 01 bệnh viện đa khoa huyện, Trung tâm y tế, Trung tâm dân số - KHHGĐ, 18 trạm y tế xã và 1 bệnh xá của Công ty giấy Bãi Bằng. Tổng số giường của các cơ sở khám chữa bệnh là 257 giường, trong đó có 120 giường thuộc bệnh viện đa khoa huyện, số còn lại thuộc các trạm y tế xã. Toàn huyện có 189 cán bộ y tế (không kể 199 y tế thôn), trong đó có 42 bác sỹ (26 bác sỹ thuộc bệnh viện đa khoa và trung tâm y tế; 16 bác sỹ làm việc tại các trạm y tế xã) và 3 dược sỹ. Như vậy, bình quân có 19,95 cán bộ y tế/vạn dân và 4,42 bác sỹ/vạn dân.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Nơi đây tập trung một lượng lớn khối lượng tầu khai thác nằm dọc theo sông Lô thuộc 9 xã ven sông như Phú Mỹ, Trị Quận, Tiên Du, An Đạo, Bình Bộ, Từ đà và xã Vĩnh Phú. Vì vậy, nghiên cứu sử dụng các thông tin và số liệu của cả 9 xã, trong huyện để tìm hiểu các hoạt động khai thác cát trên địa bàn. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực, thời gian và theo yêu cầu của quá trình thực hiện nên tôi chỉ tiến hành khảo sát thu thập thông tin sơ cấp điều tra chọn mẫu về tình hình khai thác cát và thực trạng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cán bộ quản lý khai thác cát trên các xã ven sông, từ đó có những nhận định đúng đắn nhất cũng như các giải pháp hoàn thiện về công tác quản lý khai thác cát của huyện Phù Ninh.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu là việc làm rất cần thiết trong việc nghiên cứu bao gồm thu thập thông tin thứ cấp và thu thập thông tin sơ cấp. Thu thập thông tin số liệu tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện cho việc xử lý và phân tích số liêu, từ đó đưa ra đánh giá chính xác về đặc