Hậu quả của khai thác cát trái phép trên đoạn sông Lô – Huyện Phù Ninh

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý khai thác cát trên sông lô huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 62)

4.1.4.1. Tác động của việc khai thác đến diện tích đất canh tác của người dân

Như các con sông khác trên cả nước, Sông Lô đã và đang bị sói mòn, sạt lở bờ sông nghiêm trọng ở một số đoạn đặc biệt tại huyện Phù Ninh mà nguyên nhân chính là do hoạt động khai thác cát trái phép và vượt mốc giới quy định gây ra.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53

Hình 4.1 : Biến đổi lòng sông do hoạt động khai thác cát

Cát tại lòng sông tương đối đã được khai thác hết trong những năm gần đây, còn lại khối lượng lớn cát tập trung ở hai bên bờ sông cách mặt đắt từ 1m đến 3 m và có độ sâu đến 20m cát. Do lợi nhuận lớn nên các đơn vị cho khai thác giáp bờ sông cùng với hoạt động khai thác quá mức, vượt khản năng bồi lắng của dòng sông đã làm cho lòng sông sâu, rộng hơn, mực của dòng sông hạ xuống so với trước khi khai thác. Việc khai thác lấn sâu vào bờ sông khiến cho chân bờ sông đứng hơn và là nguyên nhân chính gây ra sạt lở bờ sông.

Theo ước tính từ các xã của huyện Phù Ninh, tổng diện tích bờ sông của sông lô đang được nghiên cứu là 97 ha vào năm 2010, giảm xuống còn 72.74 ha vào năm 2012. Giảm chủ yếu là do sạt lở bờ sông do khai thác cát. Hơn nữa, mức độ sạt lở bờ sông cũng đã trở nên nghiêm trọng hơn trong những năm gần đây. Gây ảnh hưởng lớn đến đất nông nghiệp, đất nhà ở của người dân bên bờ sông lô của huyện, điển hình qua điều tra, khát sát thực tế đã được biết :

- Công ty TNHH Việt Anh : Khai thác tại mỏ cát thuộc địa bàn xã Tiên Du khai thác vượt phạm vi mốc giới mỏ sâu về phía trên đê khoảng 50 m sâu và dài 100 m, diện tích 5000 m2, gây sạt lở bờ sông ảnh hưởng đến sự an toàn của các hộ dân sống ven đê và đe dọa an toàn của hệ thống đê điều, gây bất bình trong nhân dân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54 - Tại mỏ cát của Công ty TNHH vận tải Bạch Hạc : Khai thác tại mỏ cát thuộc địa bàn các xã Bình Bộ, Tử Đà:Theo quyết định số 645/QĐ-UBND ngày 15/3/2010 của UBND tỉnh Phú Thọ.

Tổng diện tích được cấp phép khai thác là 30, 0 ha, Diện tích được khai thác là 26, 62 ha,

Diện tích khoanh để bảo vệ không được khai thác là 3, 38 ha Trữ Lượng mỏ: 992.099 m3, công suất khai thác 45.000m3/năm

Theo Quyết định số 315/QĐ-UBND ngày 31/01/2013. Công ty TNHH vận tải Bạch Hạc đã khai thác xong diện tích được cấp phép, diện tích khoanh bảo vệ và khai thác vượt mốc giới được giao, gây sạt lở nghiêm trọng, có vị trí khai thác sạt lở cách chân đê còn 44 m (theo cấp phép cách chân đê là 175 m), diện tích đã sạt lở ngoài phạm vi mốc giới giao là 16, 87 ha của khoảng 513 hộ (cơ bản là đất trong giấy chứng nhận của nhân dân). Trong đó diện tích đã bồi thường là 10, 65 ha, diện tích công ty chưa bồi thường là 6, 22 ha.

- Tại mỏ cát của công ty cổ phần khoáng sản sông Lô thuộc địa bàn xã An Đạo: Theo quyết định số 2478/QĐ-UBND ngày 13/8/2010 của UBND tỉnh Phú Thọ

Tổng diện tích được cấp phép khai thác là 18, 0 ha, . Diện tích được khai thác là 16, 48 ha,

Diện tích khoanh để bảo vệ không được khai thác là 1, 52 ha Trữ Lượng mỏ: 652.356 m3, công suất khai thác 45.000m3/năm.

Thời hạn 1 năm

Theo Giấy phép số 06/GP-UBND ngày 06/3/2013.Công ty cổ phần khoáng sản sông Lôđã khai thác vượt mốc giới được giao, gây sạt lở đất canh tác của nhân dân, diện tích đã sạt lở ngoài phạm vi mốc giới được giao là 6065 m2, thuộc đất bãi bồi nhân dân canh tác, công ty đã bồi thường cho nhân dân.

Ngoài ra qua khảo sát thực tế ở một số địa phương thì việc khai thác không chỉ có các đơn vị được cấp phép mà còn rất nhiều các mỏ cát bị khai

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55 thác chộm gây ra tình trạng sạt lở còn sảy ra ở rất nhiều nơi. Diện tích đất trồng ven sông giảm sút đáng kể do bị sạt lở trong đó tỉ lệ phần trăm đất sạt lở nghiêm trọng tăng nhanh trong các năm gần đây. Diện tích đất bị sạt lở đã làm thu hẹp đất canh tác giảm sản lượng cây trồng chủ yếu là hoa mầu của người dân ven sông gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế.

Bảng 4.5: Diện tích bãi bồi ven sông Lô các xã huyện Phù Ninh

Stt Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2012

1 Tổng diện tích đất bờ sông, bãi bồi. ha 97 72,74 2 Diện tích đất sạt lở rất nghiêm trọng % 7 16,0 3 Diện tích đất sạt lở nghiêm trọng % 14 22,5

4 Diện tích đất sạt lở nhẹ % 48 44,0

5 Không bị ảnh hưởng % 31 17,5

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Phù Ninh -2013

Theo kết quả phỏng vấn các cán bộ địa phương và người dân, tổng số diện tích bị sạt lở chủ yếu là đất đang thuộc diện đất canh tác của người dân ven sông. Các khu vực lớn của bờ sông được người dân địa phương sử dụng trồng hoa mầu như: ngô, lạc, đậu đỗ các cây ngắn ngày. Các khu vực nhỏ hơn được trồng các loại rau như: su hào, và cải bắp và các loại rau khác. Sự xói mòn bờ sông đã bị thu hẹp diện tích canh tác và giảm sản lượng cây trồng. Giả định rằng tất cả các khu vực bờ sông được trồng hai vụ ngô mỗi năm, Đối với trồng ngô khoảng cách trung bình 80 cm x 25 cm, tương ứng với mật độ 50.000 cây/ha sẽ thu được năng suất khoảng 11tấn/ha thì các thiệt hại năng suất do xói mòn sạt lở gây ra. Điều này có nghĩa tổng sản lượng ngô giảm: (97ha- 72,74) x 11 tấn/ha = 266.86 tấn từ năm 2010 đến năm 2012 là khoản chi phí thiệt hại do hoạt động khai thác cát gây ra. Với giá ngô 5 triệu đ/tấn tương đương với số tiền thiệt hại của người dân khoảng hơn 1,3 tỷ đồng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56

4.1.4.2. Tác động của khai thác cát trái phép đến các khoản chi phí khác

a. Chi phí kè bảo vệđê

Chi phí về bảo vệ và cải thiện đê điều đã trở thành một gánh nặng tài chính cho chính quyền địa phương ngày một tăng lên do tình trạng sạt lở ngày một gia tăng. Trong quá khứ, chính quyền và nhân dân huyện Phù Ninh đã xây dựng hai kè đá trên đoạn đê sông Lô, cụ thể ở xã Bình Bộ và Tiên Du để bảo vệ đê điều tại các điểm nguy hiểm, cóa nguy cơ sạt lở cao do nước chảy siết vào mùa mưa. Tuy nhiên, do lưu lượng nước lớn, cát thường đọng lại trên các điểm này. Ngoài ra, cát trên những điểm này thường có chất lượng cao. Nhận ra điều này, các đơn vị khai thác cát sử dụng các tầu cuốc có độ sâu cần tới 20m đến 30 m để khai thác ở những khu vực này. Khai thác cát như vậy có thể tạo ra các hố sâu gây sạt lở bên dưới bờ kè đá và móng đê khiến cho các bờ kè đá bị sụt lún. Hơn nữa do lượng lớn tầu thuyền hoạt động trên sông nên tạo ra các tác động liên tục của sóng, các khu vực bị ảnh hưởng dần dần có thể sụp đổ và một phần của đê có thể sụp đổ xuống. Đê trên bờ sông bị xói lở nghiêm trọng chắc chắn sẽ dễ dàng bị vỡ đê trong mùa lũ. Tình trạng xói mòn rất nghiêm trọng và xói mòn nghiêm trọng tăng mỗi năm do việc khai thác cát trái phép vẫn còn khó quản lý. Do đó khai thác cát được coi là nguyên nhân chính gây suy thoái đê.

Trước tình hình sạt lở nghiêm trọng bờ đê sông Lô xã Trị Quận thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính trích 35 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2012 theo quyết định Số: 1632/QĐ-TTg ngày 31/10/2012 hỗ trợ tỉnh Phú Thọ để xử lý khẩn cấp sạt lở bờ đê sông Lô. Đoạn xử lý khẩn cấp sạt lở có đoạn từ K36-K36+400 và K36+900-K37+200, tổng chiều dài khoảng 700m, tại xã Trị Quận, huyện Phù Ninh. Ngoài ra do lòng sông sâu, mực nước bị hạ thấp nên nhiều các tuyến ngòi bị sói sâu phải gia cố bằng đá kè chi phí bỏ ra để cải tạo là rất lớn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57

b. Thiệt hại cho công trình thủy lợi

Sông Lô cung cấp nước cho các cánh đồng lúa hoa mầu cho 9 xã ven sông của huyện Phù Ninh. Với tổng số 9 trạm bơm. Theo các cán bộ thủy lợi địa phương thì việc khai thác cát không có tác động trực tiếp vào các trạm bơm và hệ thống cống rãnh, nhưng nó gây ra một lượng cát và bùn lớn trên các trạm bơm, khiến phải gia tăng số lần nạo vét tăng chi phí nạo vét dòng chảy gia tăng một lượng đáng kể. Lòng sông sâu, mực nước hạ thấp, việc khai thác cát gần cửa các trạm bơm gây sụt lún khiến cho chi phí cải tạo trạm bơm tăng lên nhiều so với trước đây.

Bảng 4.6: Chi phí dọn dẹp tăng lên của các trạm bơm do khai thác cát

Năm Số trạm bơm Số lần nạo vét dòng chảy

Chi phí tăng thêm/ một lần dọn dẹp sửa

chữa (triệu đồng)

Chi phí tăng thêm (triệu đồng)

2011 9 1 2,1 18,9

2012 9 1 3,2 28,8

2013 9 1 3,6 32,4

Tổng chi phí tăng thêm 80,1

Nguồn: Nghiên cứu và thu thập thông tin của tác giả, 2013 4.1.4.3. Tác đông tới môi trường cảnh quan xung quanh

Như đã đề cập ở phần cơ sở lý luận. Việc khai thác cát quá mức sẽ dẫn đến nhiều những tác động tiêu cực ngoài các thiệt hại kể trên thì việc khai thác cát còn dẫn đến các hậu quả về môi trường, cụ thể qua thực tế điều tra các hộ dân ven sông ta có thể thấy:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58

Bảng 4.7: Đánh giá tác động của việc khai thác cát đến môi trường

STT Chỉ tiêu Đánh giá mức độảnh hưởng Nhỏ Vừa Lớn

1 Ô nhiễm không khí x

2 Ôi nhiễm tiếng ồn x

3 Ô nhiễm nguồn nước x

4 Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn x

5 Chất thải nguy hại x

6 Thay đổi địa hình đáy sông x

7 Tác động đến hoạt động giao thông đường thủy x

8 Sự cố môi trường x

9 Làm xấu cảnh quan x

Nguồn: Nghiên cứu và thu thập thông tin của tác giả, 2013

a. Ô nhiễm không khí

-Nguồn phát sinh: nguồn khí thải chủ yếu được phát sinh từ động cơ vận hành phương tiện khai thác có sử dụng dầu diesel (Tầu cuốc, tàu kéo). Khí thải động cơ là những khí độc hại cho sức khỏe con người, trong đó gồm: tro bụi, SOx, NOx, COx và hydrocarbon.

-Thời gian phát sinh: trung bình là 8giờ/ca

b.Ô nhiễm tiếng ồn

- Nguồn phát sinh tiếng ồn chủ yếu từ hoạt động khai thác của Tầu cuốc, tập trung tại khu vực mỏ nên nguồn ồn cố định. Độ ồn phát sinh liên tục trong quá trình khai thác sẽ gây ra tác động cộng hưởng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân lao động. Độ ồn tổng cộng từ hoạt động khai thác là 90dBA, tiếng ồn phát sinh sẽ suy giảm theo khoảng cách.

- Thời gian phát sinh: trong suốt thời gian hoạt động máy, chủ yếu hoạt động khai thác cát được tiến hành vào ban đêm, cho nên gây ra ôi nhiễm tiếng ồn lớn cho khu vực người dân ở khu vực đó.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59

c. Ô nhiễm môi trường nước

Số lượng và chất lượng nước: Lòng sông bị hạ thấp, mức nước sông

bị hạ thấp theo, các kênh dẫn tưới ven sông sẽ thiếu nước. Lượng nước ngầm và độ ẩm của đất ven sông giảm, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Những hiện tượng bất lợi này cũng đang xảy ra ở sông Lô

Nước thi sinh hot: phát sinh do hoạt động sinh hoạt, làm việc của công nhân khu vực khai thác. Bao gồm chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, chất rắn lơ lửng, vi sinh vật. Với tổng số công nhân trên một tầu khoảng là 7 người, theo TCXD 33-2006 thì nhu cầu sử dụng nước 0,49 m3/ngày, lượng nước thải 0,392 m3/ngày (lượng nước thải bằng 80% lượng nước sử dụng).

d.Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn

+ Nguồn phát sinh: từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên làm việc tại các mỏ khai thác cát. Rác thải chủ yếu rác thực phẩm, nilon, cặn dầu, nhớt thải, giẻ lau dính dầu…Cáp bị thay thế cũng quy làm chất thải nguy hại do nhiễm dầu bôi trơn.

+ Thời gian: phát sinh thường xuyên trong quá trình hoạt động khai thác, neo đậu tầu thuyền.

e. Thay đổi địa hình đáy sông

- Làm hạ thấp độ cao đáy sông trên toàn bộ diện tích khai thác.

- Sau quá trình khai thác, sẽ mở rộng thiết diện mặt cắt ngang lòng sông. Đáy sông được hạ sâu thêm về hai phía bờ, lòng sông được nạo vét thông thoáng, tạo luồng lạch mới phân bố giữa lòng.

f. Tác động đến hoạt động giao thông đường thủy

Việc neo đậu của các tầu khai thác cát trên các tuyến luồng đi lại trên sông và gia tăng số lượng tàu bè do hoạt động mua bán vận chyển cát làm ảnh hưởng hoạt động giao thông thủy trên sông. Tuy nhiên, tại các khu vực khai thác cát này có lòng sông rộng và thoáng, phương pháp khai thác theo từng luồng vì vậy phạm vi chiếm cứ mặt sông của xà lan là không lớn. Do đó, vấn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60 đề khai thác không ảnh hưởng lớn đến việc lưu thông thuyền bè trên đoạn sông này. Nhưng trong quá trình khai thác phải tuân thủ theo luật giao thông đường thủy nội địa, phải có đèn báo hiệu khi trời mưa và về đêm và phao định vị khu vực khai thác. Do vậy, hoạt động khai thác cát ít gây ảnh hưởng đến mật độ và tốc độ của các phương tiện vận tải thủy. Đây là điều kiện thuận lợi để tổ chức khai thác cát trên đoạn sông này.

4.2.Đánh giá công tác tổ chức quản lý khai thác cát trên sông Lô huyện Phù Ninh

4.2.1. Đánh giá ni dung h thng văn bn qun lý khai thác cát

Do phân bổ tự nhiên và đều khắp trên cả nước nên việc khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng của nước ta đã có từ lâu, các loại sản phẩm khai thác này đã đóng góp tích cực vào việc xây dựng đất nước. Bên cạnh mặt tích cực đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, còn có việc khai thác bừa bãi, trái phép, sử dụng không hợp lý tài nguyên khoáng sản gây ra lãng phí tài nguyên rất lớn. Nhiều cơ sở đã đầu tư khai thác tràn lan, thiếu quy hoạch và kế hoạch thống nhất dẫn đến tình trạng dễ làm khó bỏ. Trong khai thác, các quy phạm khai thác, quy phạm an toàn… không được tôn trọng và thực hiện tốt gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Để thực hiện nghiêm túc việc thi hành “Pháp lệnh về tài nguyên khoáng sản” và chấn chỉnh tình hình quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng trong toàn ngành, Nhà nước đã ban hành các điều luật, nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện công tác quản lý khai thác và sử dụng khoáng sản trong đó có khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý khai thác cát trên sông lô huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 62)