2.2.2.1.Các văn bản chinh sách liên quan đến quản lý khai thác cát
Cát là một loại tài nguyên khoáng sản được sử dụng từ rất lâu và chịu sự quản lý của nhà nước cho nên đã có rất nhiều các văn bản chính sách quy định về việc quản lý loại tài nguyên này.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 Nhận biết được tầm quan trọng của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển đất nước. Luật Khoáng sản đầu tiên được Quốc hội thông qua ngày 1/9/1996. Luật này đã xác lập hệ thống quản lý dựa hoàn toàn trên nguyên tắc của nền kinh tế bao cấp. Đến năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Khoáng sản 1996, trong đó các điểm sửa đổi quan trọng nhất là hoàn thiện cơ chế cấp phép khai thác khoáng sản trên nguyên tắc rõ ràng hơn về phân cấp và đẩy mạnh công tác xây dựng quy hoạch khoáng sản. Đến nay Luật Khoáng sản sửa đổi đã được Quốc hội thông qua vào tháng 11 năm 2010 (có hiệu lực từ 01/07/2011), trong đó bước tiến bộ chủ yếu là đã đưa ra cơ chế đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Ngoài các văn bản luật được ban hành thì nhà nước ta còn ban hành nhiều các nghị định, thông tư, chỉ thị hướng dẫn cụ thể việc thực hiện thi hành Luật khoáng sản. Dưới đây là một số chính sách đang được thực thi cho đến thời điểm hiện tại.
Bảng 2.1 : Các chính sách quản lý khai thác cát lòng sông
Số, tên văn bản Nội dung
Luật khoáng sản số:60/2010/QH12
Ngày 17/11/2010
Luật khoáng sản quy định việc điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; thăm dò, khai thác khoáng sản; quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nghịđịnh Số: 142/2013/NĐ-CP, ngày 24 / 10 / 2013
Về Việc: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
Nghịđịnh này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quảđối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
CHỈ THỊ Số: 29/2008/CT-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2008
Về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước
đối với các hoạt động khảo sát, khi thác, vận chuyển, tiêu thụ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26
Nguồn: Nghiên cứu và thu thập thông tin của tác giả, 2013
2.2.2.2.Quản lý khai thác cát ở một sốđịa phương
Tại Việt Nam, khai thác cát đã trở thành một vấn đề trên tất cả các con sông lớn. Theo các tờ báo Việt Nam hoạt động khai thác cát không được kiểm soát đã trở thành một vấn đề của quốc gia mà đòi hỏi phải có một giải pháp mang tính quốc gia. Hàng nghìn đơn vị nạo vét và khai thác cát đang chạy dọc trên các dòng sông, trên cả nước Nhiều đơn vị khai thác trong số đó là bất hợp pháp gây nên hậu quả nghiêm trọng.
a. Đồng Tháp: Tình trạng khai thác cát trái phép, sai quy định trên các dòng sông trong tỉnh đã gây thất thoát tài nguyên, thất thu thuế và là một trong những nguyên nhân gây sạt lở bờ sông, ảnh hưởng đến đời sống người dân. Để giải quyết vấn đề này, UBND tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo các ngành, các địa phương xác định chức năng nhiệm vụ của ngành, địa phương mình, tăng cường công tác phối hợp, lập các tổ tuần tra, kiểm soát, nhằm phát hiện và xử Thủ tướng Chính phủ chỉ thị: Ủy ban nhân dân các tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an, Tài chính tập trung rà soát, kiểm tra, kiên quyết đình chỉ các hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi trái phép và không bảo đảm các điều kiện theo quy định; thu hồi ngay các giấy phép thăm dò, khai thác, vận chuyển và kinh doanh cát, sỏi đã cấp không đúng quy định.
Công văn số 1238/VPCP-KTN ngày 07 /02/ 2013 của
văn phòng Chính phủ
V/v tăng cường công tác quản lý thăm dò, khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi lòng sông.
Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng kết, đánh giá kết quả 4 năm thực hiện Chỉ thị số 29/2008/CT-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ, đề xuất giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế và đáp ứng các yêu cầu quản lý tài nguyên, khoáng sản báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 lý nghiêm các sai phạm. Đối với các doanh nghiệp được cấp phép khai thác cát sông phải thực hiện nghiêm chỉnh việc thả phao giới hạn vị trí khai thác (bao gồm ngoài sông và trong bờ) để người dân giám sát, đồng thời không được khai thác cát vào ban đêm. UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng quy chế phối hợp quản lý nhà nước về tài nguyên cát sông, phân rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng ngành tỉnh, UBND cấp huyện, xã và lập các chốt tuần tra, kiểm soát trình UBND tỉnh ban hành trong tháng 9. Đối với khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Tháp phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh: An Giang, Cần Thơ, Tiền Giang, Vĩnh Long xây dựng quy chế phối hợp kiểm soát nhằm tạo thuận lợi trong kiểm tra, xử lý khai thác cát trái phép. (Baomoi.com 2009)
b.Bắc Ninh: Mặc dù đã có Quyết định số 41 của UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành qui định danh mục khu vực cấm, khu vực thăm dò, khai thác...nhưng hiện nay, trên địa bàn huyện Quế Võ, tình trạng khai thác cát trái phép vẫn diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là trên tuyến sông Cầu, trên các địa điểm tiếp giáp với tỉnh Bắc Giang. Dọc theo tuyến sông đoạn từ địa phận các xã Đại Xuân, Việt Thống, Nhân Hòa đến các xã Quế Tân, Bằng An thường có các tàu khai thác sỏi, cát trái phép suốt ngày đêm. Tại xã Việt Thống, giờ cao điểm từ 8 đến 10h, tàu hoạt động, khai thác hàng trăm m3/ giờ. Tình trạng khai thác sỏi đá, cát trái phép dẫn tới hậu quả làm sạt lở nhiều điểm của hệ thống đê kè chắn sóng, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Tại các điểm khai thác trái phép này thường xảy ra các vụ xô xát, đánh chìm tàu, xung đột giữa người dân địa phương và các chủ tàu cũng như các nhân viên của họ làm ảnh hưởng an ninh trật tự an toàn xã hội. Ở một số điểm trên tuyên sông Cầu, đoạn từ các xã Việt Thống, Nhân Hòa tiếp giáp với các xã Quang Châu, Quang Biểu thuộc huyện Việt Yên (Bắc Giang) khi các đơn vị kiểm tra liên ngành, lực lượng Công an tuần tra kiểm soát tiến hành bắt giữ các chủ phương
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 tiện vi phạm qui định, hoạt động trái phép đã bị một số chủ tàu, nhân viên của họ dùng kiếm, mã tấu chống trả quyết liệt. (Baomoi.com 2009)
c. Lạng Sơn: UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ tăng cường công tác quản lý các hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi lòng sông trên địa bàn; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm an toàn lao động, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm biến đổi dòng chảy, ảnh hưởng tới ổn định bờ sông và các công trình ven bờ gây bức xúc đối với dư luận xã hội... (Chinhphu.vn)
d.Phú Thọ: Trong nhiều năm qua hoạt động khai thác cát trên dòng sông Lô xảy ra nhiều tranh chấp phức tạp trên địa bàn. Các mỏ được cấp phép và khai thác ngày càng cạn kiệt dẫn tới nhiều doanh nghiệp đã khai thác vượt độ sâu cho phép; xâm phạm vào cả khu vực cấm, khu vực chưa được cấp phép do hàm lợi nhiều hộ dân đã tự ý bán đất bãi bồi ven sông cho mục đích khai thác cát không qua chính quyền địa phương, tiềm ẩn nguy cơ tác động xấu tới môi trường, gây sạt lở bờ sông, mất an toàn cho đê
(tnmtphutho.gov.vn). Ngoài việc đưa ra các biện pháp quản lý về mặt hành chính, các cơ quan chức năng cũng đã tiến hành ngăn chặn, trấn áp, xóa các điểm nóng về hoạt động khai thác cát trái phép trên sông Lô; kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi gây rối, bảo kê hoặc trực tiếp hoạt động khai thác trái phép cát, các chủ phương tiện vận chuyển khoáng sản không rõ nguồn gốc, không có hóa đơn chứng từ hợp pháp, vi phạm các quy định về an toàn giao thông. Các ngành công an, giao thông, quản lý đường sông… phối hợp với chính quyền các xã, huyện dọc sông Lô và các cơ quan chức năng liên quan của các tỉnh lân cận (Tuyên Quang và Vĩnh Phúc) sớm có biện pháp lập lại trật tự kinh doanh, khai thác cát trên sông Lô. (daibieunhandan.vn)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29