4.2.2.1.Thủ tục cấp phép khai thác cát
Đối với hoạt động khai thác cát, một loại vật liệu đa số được dùng làm vật liệu xây dụng thông thường ở tỉnh Phú Thọ thì việc chịu trách nhiệm cấp phép khai thác thuộc về UBND tỉnh. Và bộ phận quản lý trực tiếp là Sở tài nguyên và môi trường tỉnh, trình tự thực hiện bao gồm các bước sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65
Bảng 4.9: Thủ tục cấp giấy phép khai thác cát sỏi lòng sông
Các bước Nội dung, quy định
1. Trình tự
thực hiện
- Tổ chức nộp hồ sơ theo hướng dẫn tại bộ phận “ 01 cửa” sở Tài nguyên và môi trường;
- Sở Tài nguyên và môi trường thẩm tra hồ sơ , trình TNTN tỉnh ký duyệt. 2. Cách thức
thực hiện - Trực tiếp tại sở Tài nguyên và môi trường
3. Thành phần hồ sơ
- Đơn xin khai thác (theo mẫu quy định). - Phương án khai thác, kèm theo:
- Bản đồđịa chính, bản đồđịa hình tỷ lệ 1/500 - 1/2000 đối với khu vực khai thác là các bãi cát nổi ven sông (phần không ngập nước); - Bình đồ khu vực khai thác tỷ lệ 1/500 - 1/2000 đối với khu vực khai thác cát ngập nước và các mặt cắt ngang;
- Sơđồ dòng chảy,sơđồ tuyến vận tải.
- Văn bản phê duyệt hoặc thẩm định báo cáo thăm dò của cơ quan có thẩm quyền.- Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy xác nhận Bản đăng ký cam kết bảo vệ môi trường
- Bản sao công chứng các văn bản có liên quan: Quyết định thành lập doanh nghiệp; Chứng nhận đăng ký kinh doanh, văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân.
- Số lượng hồ sơ : 04 bộ
4. Thời hạn giải quyết
- 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (Không tính ngày nghỉ theo chếđộ
hiện hành hoặc thời gian bổ sung hồ sơ của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản tại các bước thực hiện nêu trên)
5. Cơ quan
thực hiện - Sở Tài nguyên và Môi trường 6. Đối tượng - Tổ chức, cá nhân
7. Lệ phí - Phí và lệ phí cấp phép khai thác tù thuộc vào khối lượng đánh giá khai thác 8. Tên mẫu
đơn, mẫu tờ
khai
- Đơn xin khai thác khoáng sản (theo mẫu số 07; Thông tư số 01/2006/TT – BTNMT ngày 23/1/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
9. Kết quả - Giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông.
10. Căn cứ
pháp lý
- Luật khoáng sản năm 2010;
- Khoản1 Điều 61 Nghịđịnh số 160/2005/NĐ - CP ngày 27tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản, và Luật sửa đổi, bổ sung một sốĐiều của Luật Khoáng sản;
- Thông tư số 01/2006/TT – BTNMT ngày 23/1/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66
Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác khoáng sản nộp hồ sơ xin Cấp giấy phép khai thác khoáng sản tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả – Sở Tài nguyên và Môi trường. Thành phần hồ sơ bao gồm: Đơn xin khai thác, phương án khai thác, bản đồ khu vực xin câp phép và một số các các giấy tờ liên quan. Số lượng 4 bộ
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ (nếu đủ thủ tục nhận/ không đủ thủ tục đề nghị đơn vị bổ sung hồ sơ) và viết giấy biên nhận hồ sơ cho đơn vị.
Bước 3: Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp hồ sơ trình UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác khoáng sản.
Bước 4: Tổ chức, cá nhân nộp lệ phí cấp giấy phép khai thác khoáng sản tại phòng Kế toán – Sở TN&MT.
Bước 5: Tổ chức, cá nhân đến tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở TN&MT nhận Giấy phép khai thác khoáng sản.
4.2.2.2. Kết quả việc cấp phép khai thác cát.
Số lượng đơn vị đến Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) để làm thủ tục được cấp giấy phép khai thác vật liệu xây dựng nói chung, cát nói riêng hàng năm đều tăng.
Bảng 4.10 : Kết quả cấp phép khai thác cát
ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Số doanh nghiệp xin cấp phép
khai thác đơn vị 15 20 25
2. Số doanh nghiệp được cấp
phép khai thác đơn vị 3 1 -
3. Số doanh nghiệp được ra hạn
khai thác đơn vị 2 2 2
4. Khối lượng cát được phép khai
thác tương ứng M
3 225.000 135.000 90.000
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67 Tuy nhiên, do thực trạng khó khăn trong quản lý nên việc cấp phép chỉ dừng lại ở một số ít các đơn vị được phép khai thác mới. Các doanh nghiệp đang hoạt động khai thác thì đa số là khai thác sai quy định nên bị cấm và thu hồi giấy phép khai thác. Cho nên khối lượng khai thác được cấp phép hàng năm rất hạn chế
4.2.2.3.Đánh giá công tác cấp phép khai thác cát.
Thời gian qua, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, nên tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép lòng sông Lô địa bàn tỉnh có xu hướng giảm. Tuy nhiên, do nguồn cát lậu bị chặn lại, trong khi nguồn cát từ các mỏ hợp pháp không đủ khả năng đáp ứng cho nhu cầu thị trường đã gây nên tình trạng cung không đủ cầu và tăng giá liên tục trong những năm gần đây. Giá cát xây dựng cao nhưng vẫn rất khan hiếm và không thể đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ thi công các công trình giao thông, xây dựng, dân dụng trên địa bàn tỉnh hiện nay.
Thủ tục cấp phép theo quy trình rất chặt chẽ nhiều danh mục giấy tờ. Theo các doanh nghiệp, thủ tục gây tốn kém và mất nhiều thời gian nhất trong quá trình làm thủ tục cấp giấy phép khai thác cát đó là quá trình thăm dò, đánh giá trữ lượng mỏ, và có được giấy chứng nhận đầu tư.
Khi nhận được hồ sơ của tổ chức, cá nhân đầu tiên có nhu cầu thăm dò khoáng sản, Sở TN-MT thông báo công khai tên tổ chức, cá nhân đó, tên loại khoáng sản và vị trí khu vực đề nghị thăm dò tại trụ sở cơ quan và trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Trong thực tế tại nhiều nơi hầu hết các đơn vị lợi dụng việc có giấy phép thăm dò đã được cấp để tiến hành hoạt động khai thác công khai với số lượng tầu thuyền lớn, cho nên chỉ mới có giấy phép thăm dò mà người dân đã có những phản ứng không đồng tình lo lắng về những hậu quả nếu khai thác dọc sông Lô ven bãi của huyện. Việc khai thác sẽ làm cho bãi bồi của huyện mất đi hàng chục ha đất nông nghiệp. Người dân ven sông không đồng tình bời vì đời sống của nhân dân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68 gửi gắm trong mảnh đất này. Việc thăm dò khai thác cần phải gắn liền với các đánh giá tác động tới môi trường và người dân tại các khu vực trên.
Trên địa bàn huyện hiện có khoảng 20 mỏ cát xây dựng nằm trong quy hoạch nhưng trong những năm qua chỉ có một số ít các mỏ được cấp phép hoạt động, ngoài ra chủ yếu là hoạt động khai thác trái phép. Con số cụ thể đó là trên 20 đơn vị có đơn xin cấp phép nhưng không phải hồ sơ nào cũng đủ điều kiện để được cấp phép. Trước tình hình hiện tại nhằm tiếp tục ổn định hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông đúng quy định của pháp luật, đồng thời giải quyết thực trạng khan hiếm nguồn nguyên liệu cát, sỏi phục vụ nhu cầu xây dựng hiện nay, UBND tỉnh có chủ trương tạm thời cấp phép khai thác cát xây dựng cho các tổ chức, cá nhân ở những nơi cát thường tích tụ và thay đổi theo mùa với quy mô nhỏ lẻ. Theo đó, hồ sơ cấp phép phải kèm theo báo cáo khảo sát địa chất vùng dự kiến xin khai thác chứng minh không có khoáng sản khác có giá trị cao hơn được Sở TN-MT xác nhận bằng văn bản. Khối lượng cát của một giấy phép không vượt quá 5.000m3, thời hạn khai thác của một giấy phép không quá 1 tháng và chỉ thực hiện trong mùa khô, sau đó tùy tình hình cụ thể UBND tỉnh sẽ xem xét cho gia hạn. Tuy nhiên việc cấp phép tạp thời này chỉ là trước mắt. Bởi vậy, UBND tỉnh cần sớm cho chủ trương đánh giá đúng khối lượng cát của từng mỏ cát để đấu giá quyền khai thác cát đối với một số điểm như khu vực cát tại các xã Phú Mỹ, Tiên Du, Bình Bộ
Công tác cấp phép khai thác cát của tình Phú Thọ ở trên địa bàn huyện Phù Ninh còn nhiều vướng mắc, do còn nhiều thủ tục để cấp phép, hoạt động thăm dò đánh giá chữ lượng cát chưa được thống kê, đánh giá đúng đủ. Hoạt động đấu thầu khai thác có nhiều lỗ hổng, không được minh bạch. Nhiều tổ chức, cá nhân hạn chế về kinh nghiệm hiểu biết pháp luật, vốn đầu tư, năng lực kỹ thuật, công nghệ vẫn được tham gia dẫn đến sử dụng chưa tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả thấp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69