Đánh gía công tác thu thuế đối với hoạt động khai thác cát

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý khai thác cát trên sông lô huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 80)

4.2.4.1. Giá tính thuế

Giá tính thuế là nội dung quan trọng của chính sách thuế tài nguyên nhưng theo quy định tại điểm 4 điều 6 của Luật thuế tài nguyên thì giá tính thuế tài nguyên đối với loại tài nguyên chưa xác định được giao cho UBND tỉnh quy định giá bán các loại tài nguyên. Theo quyết định Số: 264/QĐ- UBND ngày 29 tháng 01 năm 2013: Về việc ban hành giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Bảng 4.11: Bảng giá tính thuế tài nguyên trên đại bàn Tỉnh Phú Thọ

Tài nguyên cát Giá tính thuế (đ/m3)

Thuế suất (%)

Số thuế tài nguyên (đ/m3) 1. Cát vàng (cát Sông Lô) 100.000 10 10.000 2. Cát vàng các địa bàn còn lại 70.000 10 7.000 3. Cát đen: Cát xây dựng 60.000 10 6.000 Cát dùng để san lấp 25.000 10 2.500

Nguồn: Chi cục thuế huyện Phù Ninh - 2013

Giá tính thuế cát Sông Lô trên huyện Phù Ninh được áp dụng cao hơn hẳn các dòng sông khác do chất lượng tốt hơn hẳn nên mức giá tính thuế là

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71 100.000 đồng/m3. Với mước thuế xuất thuế tài nguyên như trên thì được đánh giá của người nộp thuế và và người thu thuế của huyện Phù Ninh như sau:

Bảng 4.12 : Tổng hợp kết quảđánh giá về mức giá của người nộp thuế và thu thuế tài nguyên cát ở Huyện Phù Ninh

Loại tài nguyên Người nộp thuế Người thu thuế Hợp lý Chưa hợp lý Hợp lý Chưa hợp lý

Số người đánh giá 2 1 2 3

Tỷ lệ (%) 66,67 33,33 40 60

Nguồn: Tổng hợp từđiều tra của tác giả

Qua kết quả phản ánh ở bảng trên cho thấy có sự khác biệt về đánh giá của người nộp thuế và người thu thuế. Tỉ lệ đánh giá hợp lý của người nộp thuế cao hơn đối với người thu thuế. Nguyên nhân các DN thấy hợp lý là do giá cát trên thị trường là tương đối cao và tư tưởng tối đa hoá lợi nhuận không muốn tăng đóng góp NSNN.

4.2.4.2.Số thuế tài nguyên, phí BVMT thu được qua các năm trên địa bàn huyện

Huyện Phù Ninh là huyện thuộc vùng trung du cho có rất ít các mỏ tài nguyên kháng sản. Cho nên số thuế tài nguyên thu được trên địa bàn chủ yếu là thuế tài nguyên từ việc khai thác cát của các doanh nghiệp được cấp phép.

Nhìn vào bảng 4.6 ta thấy số thu thuế tài nguyên khoáng sản của huyện Phù Ninh đang có chiều hướng giảm, nguyên nhân là do sự phụ thuộc vào việc khai thác của các doanh nghiệp khai thác. Việc hạn chế không cấp phép cho các đơn vị khai thác đã làm cho số thuế giảm dần. Trong khi thực tế thì khối lượng khai thác thực tế ngày càng có xu hướng tăng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72

Bảng 4.13 : Thu thuế tài nguyên và phí BVMT đối với hoạt động khai thác cát

Đơn vị: nghìn đồng

Đơn vị khai thác Thunguyên ế tài Phí môi trường Tổng thu Công ty TNHH vận tải Bạch Hạc 121.000 118.080 239.080

Công ty TNHH Sông Lô 553.230 181.268 734.498 2011 Công ty TNHH Việt Anh 136.034 52.680 188.714 Công ty TNHH Hoàng Tuấn Mai 100.000 90.000 190.000 Công ty TNHH Minh Thanh 82.653 25.559 108.212

Tổng 992.917 467.587 1.460.504

Công ty TNHH vận tải Bạch Hạc 697.000 196.150 893.150 Công ty TNHH Sông Lô 59.500 18.500 78.000

Công ty TNHH Việt Anh 60.000 60.000

2012 Công ty TNHH Hoàng Tuấn Mai 206.000 1.800 207.800 Công ty TNHH Minh Thanh 1.277 452 1.729 Công ty CP khai thác KS Sông Lô 120.000 60.000 180.000

Tổng 1.083.777 336.902 1.420.679

Công ty TNHH vận tải Bạch Hạc 51.750 88.250 140.000 2013 Công ty TNHH Việt Anh 7.300 2.800 10.100

Công ty TNHH Minh Thanh 276.070 108.989 385.059 Công ty CP khai thác KS Sông Lô 125.000 65.000 190.000

Tổng 460.120 265.039 725.159

Nguồn: Chi cục thuế huyện Phù Ninh

Với tổng số tiền thuế phí tài nguyên thu được từ hoạt động khai thác cát trong 3 năm là hơn 3.6 tỷđồng, trong đó phí bảo vệ môi trường chỉ hơn 1 tỷ đồng một số tiền nhỏ so với chi phí của việc khai thác cát đang diễn ra hiện nay gây sạt lở thiệt hại về kinh tế và đời sống người dân địa phương còn lớn hơn rất nhiều con số thu được.

Bảng 4.14 : Kết quả thu thuế tài nguyên, phí BVMT (2011-2013)

Đơn vị: nghìn đồng

Năm Tổphí tài nguyên ng số thu thuế, Trong đó

Thuế tài nguyên Phí BVMT

2011 1.460.504 992.917 467.587

2012 1.420.679 1.083.777 336.902

2013 725.159 460.120 265.039

Tổng cộng 3.606.342 2.536.814 1.069.528

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73

4.2.4.3.Khó khăn trong công tác thu thuế TN, phí BVMT đối với hoạt động khai thác cát

Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn không ít những khó khăn thách thức trong việc thực hiện kế hoạch thu thuế đó là:

- Thứ nhất, công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật về khoáng sản chưa thật sự sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân. Tại các cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về khoáng sản ở cấp huyện, thị xã và thành phố, cán bộ lãnh đạo chủ chốt thực hiện nhiệm vụ theo nhiệm kỳ bầu cử, chỉ đạo không mang tính xuyên suốt; cán bộ thi hành chỉ là kiêm nhiệm, chưa đáp ứng trình độ chuyên môn về tài nguyên khoáng sản; công tác kiểm tra, giám sát chưa được thường xuyên, khi phát hiện sai phạm thì xử lý còn lúng túng; công cụ, thiết bị để kiểm tra, xử lý ngăn chặn việc khai thác trái phép còn hạn chế, kém hiệu quả…

- Thứ hai, một số DN tham gia hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn Phù Ninh có năng lực về kỹ thuật khai thác mỏ, năng lực về tài chính còn hạn chế nên chỉ khai thác với quy mô nhỏ, lẻ, công nghệ khai thác lạc hậu so với hiện nay.

- Thứ ba, UBND các cấp chưa thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản, chưa thực hiện quyền giám sát, kiểm tra xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về khoáng sản nên tình trạng khai thác trái phép tài nguyên vẫn còn xảy ra với nhiều hình thức khác nhau, bất chấp sự phản đối của nhân dân, sự quản lý của ngành chức năng.

- Cuối cùng, do một bộ phận không nhỏ dân chúng khiếu nại, tố cáo không đúng sự thật, khiếu kiện gửi đi nhiều cấp, nhiều ngành gây hiểu lầm trong nhân dân và khó khăn cho công tác quản lý thuế tài nguyên.

4.2.4.4. Nguyên nhân thất thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường

a.Ý thc người np thuế

Ý thức thực thi pháp Luật của người nộp thuế chưa cao. Mặc dù đã nhận thấy trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc kê khai nộp thuế tài

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74 nguyên nhưng vẫn cố tình lẩn tránh trách nhiệm, nghĩa vụ. Căn cứ vào số liệu đánh giá tương đối của người dân ven sông qua số lượng tầu khai thác, vận chuyển đã được đánh giá ở trên ta thấy khối lượng tài nguyên kê khai với cơ quan thuế rất thấp so với sản lượng thực khai thác. Công tác tuyên truyên phổ biến các văn bản pháp luật về thuế tài nguyên khoáng sản chưa thật sự sâu rộng tới quần chúng nhân dân. Các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở các cấp trong huyện Phù Ninh chưa mang tính thường xuyên. Các công tác thanh kiểm tra, giám sát còn hạn chế về năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Công cụ thiết bị, phương tiện hỗ trợ cho việc chống thất thu thuế tài nguyên khoáng sản và phí môi trường quá lạc hậu, chưa đáp ứng nhu cầu bức bách đang đặt ra tại địa phương.

b.Do năng lực của cán bộ thuế

Chi cục thuế huyện Phù Ninh nguồn nhân lực còn thiếu về số lượng, chất lượng còn hạn chế so với yêu cầu nhiệm vụ. Một bộ phận cán bộ quản lý thuế trình độ hiểu biết và thực thi chính sách thuế, kỹ năng quản lý chuyên sâu còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính trong quản lý thuế. Thái độ và phong cách ứng xử của cán bộ trong một số trường hợp còn chưa công tâm, khách quan giữa quyền lợi nhà nước vời quyền lợi của người nộp thuế, chưa trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của người nộp thuế trong việc thực thi pháp luật thuế.

Năng lực của cán bộ thuế có ảnh hưởng rất lớn tới công tác thu thuế tài nguyên bởi lẽ những cán bộ thuế có năng lực, trình độ chuyên môn cao sẽ làm việc hiệu quả hơn cán bộ có trình độ thấp, ngoài ra khả năng nhìn nhận sự việc và giải quyết công việc của họ cũng dễ dàng hơn. Họ có kinh nghiệm trong công tác thanh, kiểm tra tình hình thu thuế nên hạn chế được tình trạng thất thu thuế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75

c. Do công tác thanh tra, kiểm tra

Nguồn lực dành cho công tác thanh tra, kiểm tra còn chưa đáp ứng về số lượng và chất lượng so với yêu cầu quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự khai tự nộp thuế số cán bộ thanh tra, kiểm tra. Chưa áp dụng toàn diện, đầy đủ thống nhất trong toàn hệ thống, phương pháp thanh tra, kiểm tra thuế theo phương pháp rủi ro; việc thu thập thông tin người nộp thuế phục vụ cho phân tích đánh giá rủi ro còn chưa tập trung thống nhất. Sổ tay nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra về thuế chưa được hoàn thiện. Phương pháp, kỹ năng thanh tra, kiểm tra còn chậm chuyển biến chưa theo kịp diễn biến và sự phát triển nhanh chóng của các công ty, doanh nghiệp. Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được tiến hành kịp thời khi có xảy ra sai phạm. Giai đoạn 2011-2013 tỷ lệ doanh nghiệp được kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế trên tổng số doanh nghiệp ngành thuế đang quản lý bình quân đạt tỷ lệ 16,6%. tỷ lệ doanh nghiệp được thanh tra bình quân đạt 1,7 % còn thấp so với yêu cầu nhất là khi chuyển sang cơ chế quản lý thuế tự khai tự nộp.

d.Do chế tài xử lý

Chế tài xử phạt vi phạm Luật thuế tài nguyên chưa thoả đáng đối với các hành vi vi phạm Luật hay nói cách khác là mức xử phạt còn quá nhẹ. Về thời hạn tính phạt hành vi vi phạm pháp luật về thuế tại Điểm 1, Điều 7 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 5 đến 10 ngày; nhưng theo thông tư 61/2007/TT-BTC của Bộ tài Chính quy định: từ 5 đến 10 ngày làm việc.

Về thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm về lĩnh vực kế toán theo quy định tại Nghị định 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004 của Chính phủ đã không quy định thẩm quyền xử phạt của ngành thuế, việc này phần nào gây khó khăn về thủ thủ tục xử lý đối với doanh nghiệp. Biện pháp được các quốc gia sử dụng thành công nhất là chế tài xử phạt rất nặng đối với các hành vi vi phạm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76 Không chỉ xử phạt về mặt tài chính mà còn cả các biện pháp mang tính hình sự. Điều này đã nâng cao được hiệu quả thực thi của chính sách thuế tài nguyên, phí BVMT đồng thời còn nâng cao được ý thức của người nộp thuế.

e. Do nhận thức, trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của người nộp thuế

Ý thức chấp hành của người nộp thuế chưa cao đang là vấn đề bức xúc hiện nay ở tỉnh Phú Thọ. Nhiều đơn vị khai thác cát lợi dụng kẽ hở của chính sách, sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan Nhà nước để cố tình trốn tránh nghĩa vụ nộp NSNN; Theo số liệu khảo sát của một số doanh nghiệp chọn mẫu trên địa bàn huyện cho thấy số liệu kiểm tra của cơ quan thuế thường cao hơn khối lượng kê khai của danh nghiệp từ 30%-50%. Như vậy, ý thức chấp hành của người nộp thuế ở địa bàn tỉnh Phú Thọ trong việc thực thi chính sách đang là vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý.

f. Các khoản thất thu khác

Ngoài ra qua xác minh, phần lớn các doanh nghiệp không có hợp đồng thuê mặt nước nhưng vẫn được tỉnh cho phép hoạt động bình thường. Theo quy định của tỉnh, đối với dự án sử dụng mặt nước cố định mức thuê từ 20.000.000 đồng/km2/năm đến 60.000.000 đồng/ km2/năm; đối với dự án sử dụng mặt nước không cố định mức giá thuê 60.000.000 đồng/ km2/năm đến 150.000.000 đồng/ km2/năm. Hiện nhiều doanh nghiệp khai thác cát sỏi trên sông Lô được tỉnh cho phép khai thác cả trăm ha. Như vậy nguồn thuế thất thu từ mặt nước là không hề nhỏ.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý khai thác cát trên sông lô huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)