Nguồn lực dành cho quản lý khai thác cát trên sông Lô

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý khai thác cát trên sông lô huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 95)

Trong số các nguyên nhân được đánh giá trong công tác quản lý thì nguồn quỹ hạn chế và cơ sở vật chất nghèo nàn được coi là một trong các nguyên nhân chính của quản lý chưa hiệu quả việc khai thác cát ở sông Lô. (bảng 4.19)

Do lợi nhuận cao bắt nguồn từ việc khai thác cát bất hợp pháp nên hoạt động này diễn ra trên phạm vi rộng trên sông Lô cũng như trên các sông khác

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86 ở Việt Nam. Những thợ khai thác bất hợp pháp thường cắt cử bảo vệ để cảnh giới sự xuất hiện của công an. Họ cũng thay đổi thời gian khai thác từ ngày sang đêm.Nhiều người còn trang bị cả vũ khí để chống lại công an trong trường hợp bị bắt giữ.

Bảng 4.19: Mức hạn chế trong công tác quản lý khai thác cát hiệu quả Hạn chế Mức độ hạn chế

1. Hệ thống văn bản quản lý khai thác cát ++

2. Phân công trách nhiệm giữa các cơ quan + +

3. Phối hợp với chính quyền địa phương lân cận + + +

4. Nguồn quỹ hạn chế và cơ sở vật chất nghèo nàn + + + + +

5. Tham gia của người dân địa phương +

6. Sự rò rỉ thông tin về việc vây hãm khai thác cát trái phép.

+ + +

Nguồn: Nghiên cứu và thu thập thông tin của tác giả, 2013

Bất chấp tình huống phức tạp và những nguy hiểm gây ra bởi người khai thác cát, chính quyền địa phương đã sử dụng những công cụ đơn giản để thực hiện nhiệm vụ quản lý khai thác cát. Trước năm 2012, đội chỉ dùng một cái ca-nô nhỏ với tốc độ bỉnh thường (khoảng 30 km/h) và không dùng dùi cui hay súng. Một khi được bảo vệ thông báo là có đội giám sát đến, người khai thác cát sẽ có đủ thời gian để chạy thoát và xoá bất cứ dấu vết của việc khai thác cát. Họ thậm chí rất hung hăng sử dụng vũ khí của mình để chống đối lại vì họ biết rằng những đội này không trang bị vũ khí. Sau nhiều lần trải qua những sự chống đối hung hăng của người khai thác cát, đội giám sát đã sử dụng những một ca nô tốc độ cao (lên tới 50 km/h) từ tháng 5/2012. Hơn nữa, cảnh sát vũ trang và lực lượng quân đội cũng tham gia vào trong những đội này để có khả năng trấn áp bất cứ ai chống đối đội thanh tra. Tại một số điểm nóng về khai thác cát như xã Trị quận, dưới sự chỉ đạo của chính quyền tỉnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87 huyện đã thành lập đội liên ngành khoảng 20 người (bao gồm cả cán bộ của Bộ tài nguyên và môi trường và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, cảnh sát và lực lượng lực quân đội ở cấp độ huyện, và các nhân viên trong xã). Đội này đã sắp xếp 2 người ở đó qua đêm tại các nhà dân ven sông hoặc lập các chòi canh để phát hiện các tầu cuốc cát, sau đó thông báo với cả đội để có hành động nhanh chóng. Nhờ có cơ sở vật chất tốt hơn, đội đã bắt giữ khoảng 5 tầu quốc cát bất hợp pháp giữa tháng 5 và tháng 8 năm 2012. Việc khai thác bất hợp pháp cũng giảm đáng kể từ đó. Mặc dù làm việc triển khai có hiệu quả trong việc chống lại việc khai thác cát bất hợp pháp, nhưng huyện đội không thể duy trì trong thời gian dài do chi phí cao và thiếu cán bộ (cán bộ liên quan đến nhiều bộ phận cũng còn có nhiều trách nhiệm khác cho những công việc khác được giao trên huyện). Sau 3 tháng hoạt động trên những điểm nóng và đạt được ghi nhận nhiều thành công, UBND huyện giao trách nhiệm cho UBND xã quản lý. Tuy nhiên xã phải trả tiền trợ cấp cho thành viên của đội và những chi phí khác liên quan đến hoạt động giám sát. Năm 2012 Xã Trị Quận dành trên 100 triệu đồng cho việc quản lý việc khai thác cát trong khi huyện chỉ cung cấp 30 triệu. Được cung cấp một ngân quỹ quá giới hạn, xã thấy rất khó khăn trong việc duy trì cho hoạt động giám sát giống như trước. Ngoài ra do lực lượng mỏng không có đầy đủ quân tư trang nên khi các đối tượng khai thác trái phép trống đối lại rất khó xử lý.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88

Bảng 4.20: Nguồn lực dành cho quản lý khai thác cát

Trước 2012 T5-T8/2012 T8/2012-2013 1. Nguồn nhân lực - Huyện đội gồm sở tài nguyên và môi trường, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, cán bộ xã: chỉ 3-6 lần mỗi năm,đảm nhiệm vai trò chính

- Huyện đội gồm 20 người: sở tài nguyên và môi trường, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, cảnh sát, lực lượng dân quân, cán bộ xã: ở lại khu vực nóng trong 3 tháng, đảm nhiệm vai trò chính - Xã đội gồm 11 người: hàng ngày canh chưng hoạt động khai thác trái phép và đảm nhiệm vai trò chính - Huyện đội gồm sở tài nguyên và môi trường, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, công an, lực lượng dân quân, cán bộ xã: 3 lần/năm 2. Cơ sở vật chất - Ca nô tốc độ thường - Ca nô tốc độ cao - Chòi canh gác tại điểm nóng được xây dựng - Súng cho cảnh sát và lưc lượng dân quân

-Ca nô tốc độ cao

(huyện đội)

-Chòi canh

-Súng cho cảnh sát và lực

lượng dân quân( cho huyện đồi) 3. Chi tiêu - 60 triệu/năm cho UBND huyện - 200 triệu cho UBND huyện

-Khoảng 100 triệu/năm cho

UBND xã

-60 triệu/năm cho UBND

huyện

Nguồn: Nghiên cứu và thu thập thông tin của tác giả, 2013

Hiện tại, bình quân xã đội các xã gồm 11 thành viên bao gồm: Phó chủ tịch UBND xã làm tổ trưởng; Trưởng ban công an xã làm tổ phó thường trực, ngoài ra là các thành viên thuộc văn phòng UBND, cán bộ quản lý đất, giao thông và nông nghiệp. Vào các thời điểm nóng đội này đã cử hai người ở lại các chòi canh để canh chừng cẩn mật trên khu vực dòng sông vào ban đêm. Trợ cấp cho những người này chỉ có 50.000-60.000 đồng mỗi đêm. Công tác quản lý này có hiệu quả nhưng không thể được kéo dài do chi phí quá lớn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý khai thác cát trên sông lô huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 95)