Thu thập số liệu là việc làm rất cần thiết trong việc nghiên cứu bao gồm thu thập thông tin thứ cấp và thu thập thông tin sơ cấp. Thu thập thông tin số liệu tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện cho việc xử lý và phân tích số liêu, từ đó đưa ra đánh giá chính xác về đặc điểm của địa bàn nghiên cứu và đề xuất ra các giải pháp xác thực giúp cho việc hoàn thiện công việc nghiên cứu của mình và cơ sở.
3.2.2.1.Dữ liệu thứ cấp.
- Thứ nhất, tất cả các điều luật và quy định của cấp Trung ương và tỉnh, huyện liên quan đến khai thác cát trên sông Lô đều được thu thập qua các cơ quan liên quan ở huyện Phù Ninh (Phòng tài nguyên và môi trường, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Đội quản lý giao thông đường thủy). Các Điều luật đã được xem xét để hiểu khung quản lý hiện tại của việc khai thác cát ở huyện Phù Ninh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38 - Thứ hai, dữ liệu khai thác cát trong quá khứ và hiện tại được thu thập. dữ liệu này bao gồm thông tin về việc cấp phép khai thác cát dọc sông Lô như là: số địa điểm được cấp phép, số cá nhân/ tổ chức có giấy phép khai thác cát từ các cơ quan nhà nước, chi tiết của giấy phép (ví dụ như: nơi hoặc các địa diểm khai thác cát đặc biệt, thời gian mỗi năm, khối lượng cát được phép khai thác). Các dữ liệu được tìm thấy chủ yếu là nhờ các báo cáo có sẵn và các số liệu thống kê của phòng Tài Nguyên và Môi Trường, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn và các xã dọc theo địa bàn sông Lô.
- Thứ ba, thông tin về hoạt động quản lý thực thi chính sách, những kết quả đã đạt được của các cơ quan quản lý về việc ngăn chặn khai thác cát ở sông Lô được thu thập từ Phòng TN & MT, Phòng quản lý giao thông đường thủy và các nhà chức trách huyện.
3.2.2.2.Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp của nghiên cứu này có được từ việc quan sát khai thác cát trên sông Lô, từ điều tra khảo sát các điểm nóng về khai thác cát và từ các dư luận báo chí
a. Quan sát khai thác cát
Ở đây không có số liệu thông tin chính thức đầy đủ về số lượng nạo vét cát, thời gian khai thác cát, khối lượng cát khai thác trên sông Lô. Vì thế việc cần thiết là đi dọc bờ sông để quan sát việc khai thác cát đang diễn ra như thế nào và các hệ quả thực tế của nó. Thông tin từ việc quan sát được sử dụng để mô tả thực trạng khai thác cát trên sông và hệ quả của nó.
b. Điều tra khảo sát
Thông tin sơ cấp là những số liệu mới chưa được công bố, bao gồm cả thông tin định lượng và định tính được thu thập trực tiếp thông qua các cuộc điều tra, phỏng vấn các cán bộ, người dân, và đơn vị khai thác cát. Thu thập thông tin này giúp cho ta thấy được những tồn tại và những bất cập trong công tác quản lý giúp chúng ta phân tích rõ được các nguyên nhân từ đó đề
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39 xuất, kiến nghị và có biện pháp tăng cường trong công tác quản lý khai thác cát.Cụ thể tôi thu thập thông tin sơ cấp chọn mẫu điều tra như sau:
Bảng 3.2 : Số lượng hộ dân, cán bộ quản lý và đơn vị khai thác được phỏng vấn
Nguồn: Nghiên cứu và thu thập thông tin của tác giả, 2013
c. Thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm được sử dụng để nắm được thông tin về tình trạng khai thác cát, hậu quả và các đề nghị để giảm thiểu tình trạng khai thác trái phép. Sự thuận lợi của các cuộc thảo luận bắt đầu bằng các câu hỏi đóng hay mở, điều này cung cấp cho người được hỏi cơ hội để giải thích rõ ràng hơn các vấn đề. Trong quá trình nghiên cứu 9 nhóm thảo luận được tổ chức, mỗi nhóm có từ 5 đến 7 người trong các độ tuổi, giới tính và vị trí xã hội khác nhau. Ba cuộc họp nhóm được tổ chức ở các làng khác nhau (có người dân và cán bộ trong làng tham gia) được tổ chức để thảo luận về việc hoạt động khai thác cát trong những năm gần đây, hệ quả, các nỗ lực quản lý hiện tại và các
Đối tượng được phỏng vấn Số lượng phỏng vấn Nội dung phỏng vấn Số hộ dân ven sông 100 hộ Trong đó trung bình 15 hộ/xã - Diện tích đất hoa mầu bị mất do hoạt động khai thác cát
- Hoạt động khai thác trong khoảng thời gian gần đây
- Thời gian hoạt động khai thác trong ngày - Những kiến nghị( nếu có) Cán bộ quản lý việc khai thác cát 30 người Trong đó: 10 cán bộ cấp huyện, 20 cán bộ xã
- Thời gian tham gia - Phương thức hoạt động
- Thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động
- Kiến nghị, đề xuất ( nếu có) Đơn vị khai thác 3 đơn vị
- Giấy phép khai thác
- Số phương tiện sử dụng khai thác - Công suất khai thác
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40 đề nghị để việc quản lý có hiệu quả hơn trong tương lai. Năm nhóm với cán bộ địa phương (cấp huyện và cấp tỉnh) để thảo luận hệ quả của việc khai thác cát, các biện pháp gần đây của chính quyền địa phương để khắc phục các hậu quả xấu của việc khai thác cát, các điều luật hoặc quy định, các vấn đề về nguồn vốn, tài nguyên nhân lực, chia sẻ trách nghiệm ở các cơ quan khác nhau về quản lý khai thác cát và đề xuất các biện pháp cải tiến. Một nhóm, được tham gia bởi các công nhân khai thác cát, đã thảo luận về chi phí tài chính của việc khai thác cát và hành vi trách nhiệm của chủ sở hữu việc nạo vét đối với quy chế quản lý và thực thi pháp luật.