Liên kết giữa các bên trong quản lý khai thác cát

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý khai thác cát trên sông lô huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 99)

4.3.3.1. Sự tham gia của địa phương trong việc quản lý khai thác cát.

Gần đây, do quyền lợi của người dân bị nguy hại, dân địa phương sống dọc khu vực sông cũng đã tham gia khá tích cực trong việc quản lý khai thác cát bởi vì họ đã đi đến nhận thức được hậu quả nghiêm trọng của khai thác cát lên bờ sông, và cuộc sống hàng ngày của họ. Do đó, họ đã báo cáo với cán bộ và người có trách nhiệm khi mà họ phát hiện ra có tầu khai thác cát bất hợp pháp xuất hiện trên sông. Họ cũng tham gia vào các đội liên ngành, xã đội và huyện đội trong việc truy đuổi các tầu khai thác bất hợp pháp (cả khi không có đội giám sát). Những hoạt động tham gia của dân địa phương đã đóng góp tới sự quản lý tốt đẹp hơn trên dòng sông.

Tuy nhiên, người dân địa phương thường xuyên chỉ chú ý tới tầu khai thác cát xuất hiện trên khu vực sông của làng hay xã của mình. Nói cách khác, người dân ở mỗi địa phương không phối hợp với nhau trong việc ngăn chặn việc khai thác cát trái phép. Điều đó dẫn đến những thất bại trong việc phát hiện và săn đuổi những người khai thác trái phép.

4.3.3.2.Sự phối hợp giữa các chính quyền của các địa phương gần đó.

Bởi vì một nửa sông Lô thuộc Huyện Phù Ninh phía trên thuộc huyện Đao Hùng, dưới thuộc thành phố Việt Trì và nửa bên kia sông thuộc tỉnh Vĩnh Phúc và Tuyên quang, điều đó có nghĩa là đội giám sát của mỗi huyện tỉnh không có quyền bắt tầu khai thác cát trái phép ở khu vực nửa kia của sông. Sự sắp xếp đó gây ra rất nhiều khó khăn cho việc bắt giữ những người khai thác trái phép.Ví dụ như khi mà một tầu khai thác cát trái phép bị bắt gặp đang khai thác cát tại bờ sông của huyện Phù Ninh và đội giám sát của huyện Phù Ninh cố gắng bắt giữ, chủ tầu khai thác nhanh chóng di chuyển sang nửa bờ sông bên kia của huyện hoặc tỉnh khác và sẽ an toàn. Ngoài ra không có ranh giới rõ ràng trên sông giữa hai tỉnh, việc xác định dựa trên khoảng giữa tính từ bờ sông bên này sang bên bờ bên kia. Bờ sông này thường xuyên thay đổi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90 theo mực nước rất lớn. Do đó mà cần sự phối hợp chặt chẽ của các cấp chính quyền của cả hai phía bờ sông.

Tỉnh Tuyên Quang Tỉnh Vĩnh Phúc

Sông Lô

Huyện Đoan Hùng Huyện Phù Ninh Thành phố Việt Trì Tỉnh Phú Thọ

Hình 4.4: Sự cần thiết phối hợp để ngăn chặn hoạt động khai thác trái phép

Theo điều tra, Phú Thọ và các tỉnh giáp ranh đã có những điều lệ hợp tác qua các năm trong việc quản lý khai thác cát trên sông Lô. Tuy nhiên, sự hợp tác này chỉ tồn tại trên giấy tờ. Trong khi đó khi đi vào thực tiễn, do sự hạn chế về nguồn quỹ, vật chất và người và những lí do khác, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang thường xuyên thực hiện các cuộc giám sát tách biệt nhau. Chỉ có vào những năm gần đây, băt đầu từ năm 2012 khi mà hoạt động khai thác cát ở sông Lô trở thành một vấn đề nóng bỏng thì chính quyền của ba tỉnh mới bắt đầu nhận ra sự cần thiết của sự phối hợp với nhau. Do đó, các huyện bắt đầu sắp xếp các cuộc phối hợp chặt chẽ hơn để bắt giữ các đối tượng khai thác. Điều này đóng góp tới sự thành công của việc bắt gọn 10 tầu cuốc vào năm 2012. Kể từ cuối năm 2012, UBND xã dọc hai bờ sông đã cố gắng hợp tác với nhau trong việc bắt các tầu khai thác cát.

Thêm vào đó, sự phối hợp giữa các huyện ở cùng một tỉnh cũng như giữa các xã trong cùng một huyện với nhau rất là quan trọng cho sự quản lý khai thác cát. Điều này là bởi vì đội giám sát của huyện hoặc của xã chỉ có thể hoạt động trên khu vực mà huyện hoặc xã đó quản lý, do đó không thể bắt những người khai thác cát ở khu vực huyện hoặc xã khác thầm chí cả khi hai huyện hoặc xã nằm sát nhau. Nhận ra điều này, những thợ khai thác thường xuyên khai thác cát ở đường biên giới giữa của hai huyện hoặc xã để họ có thể dễ dàng trốn thoát tới khu vực khác khi mà đội giám sát của một huyện hoặc xã

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91 đến. Ở huyện Phù Ninh, tầu cuốc cát thường xuyên xuất hiện thường xuyên xuất hiện ở đường biên giới giữa hai xã (ví dụ như xã Phú Mỹ và Trị Quận) sau khi huyện đội rút khỏi các điểm nóng.

4.3.3.3.Sự rò rỉ thông tin trong việc săn đuổi việc khai thác cát bất hợp pháp.

Để bắt giữ và xử phạt chủ tầu khai thác trái phép, cần phải gây bất ngờ không kịp phản ứng trong khi đang khai thác trái phép. Sự săn đuổi bí mật và bất ngờ do đó rất quan trọng để có thể bắt được thợ khai thác cát trái phép. Tuy nhiên việc này cũng rất khó khăn do một vài lý do.

-Thứ nhất, đối tượng khai thác cát vẫn có thể cắt cử bảo vệ để trông chừng trên dòng sông phát hiện sự có mặt của đội giám sát.

-Thứ hai, đơn vị khai thác cũng xoay sở lấy được thông tin về thời gian và phạm vi của cuộc săn đuổi. Thông thường, để tổ chức một đội liên ngành cần phải có một kế hoạch và đủ thời gian để chuẩn bị cùng với sự góp mặt của cán bộ địa phương (hơn 10 cán bộ). Thông tin của cuộc kiểm tra có thể bị rò rỉ ra ngoài bởi một số cán bộ. Một khi thông tin bị rò rỉ, cuộc săn đuổi sẽ không hiệu quả bởi vì các chủ tầu khai thác cát có thể tiêu huỷ bằng chứng, dấu vết hoặc huỷ bỏ hoạt động khai cát. Đó chính là một lý do lý giải cho sự quản lý không hiệu quả.

4.4. Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý khai thác cát trên Sông Lô- huyện Phù Ninh- Phú Thọ

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý khai thác cát trên sông lô huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 99)