Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng và xác đinh kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV thương mại Thủy Lộc (Trang 51)

6. Kết cấu

2.1.4.2Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận

Kế toán trƣởng:

 Kế toán trƣởng là ngƣời đứng đầu bộ máy kế toán của Công ty; là ngƣời chịu trách nhiệm tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức kinh doanh; chịu trách nhiệm về mọi số liệu ghi trong các báo cáo....

 Tổ chức bảo quản, lƣu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu, số liệu kế toán của Công ty.

 Tổ chức phân tích các hoạt động kinh tế trong Công ty một cách thƣờng xuyên liên tục nhằm đánh giá đúng đắn tình hình kết quả và hiệu quả kế hoạch kinh doanh của Công ty, phát hiện những lãng phí và thiệt hại của Công ty đã xảy ra, các việc làm không có hiệu quả, những trì trệ trong kinh doanh để có biện pháp khắc phục kịp thời, đảm bảo hiệu quả hoạt động và lợi nhuận ngày càng tăng.

 Phân công và chỉ đạo trực tiếp tất cả các kế toán viên của công ty.

 Theo dõi chấm công, tiền lƣơng và phát lƣơng cho nhân viên.

Kế toán tổng hợp:

Thực hiện tổng hợp toàn bộ số liệu từ các chứng từ kế toán, tiến hành các phần hành kế toán:

 Kiểm tra các nghiệp vụ thanh toán, thu chi, tham gia thanh toán các khoản trong nghiệp vụ giao dịch với ngân hàng

 Lên kế hoạch tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng hằng tháng, đảm bảo chi phí lƣơng không vƣợt định mức đặt ra.

 Lập bảng kê danh sách lƣu trữ, bảo quản hóa đơn thuế giá trị gia tăng theo thời gian, thứ tự số quyển không để thất thoát, hƣ hỏng.

 In và lƣu chứng từ của các nghiệp vụ phát sinh.

 Kiểm soát thanh toán, xuất nhập kho: kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ do thủ quỹ và thủ kho trình lên, nếu không hợp lệ phải báo cáo ngay cho kế toán trƣởng.

Kế toán công nợ:

 Theo d i công nợ khách hàng, thƣờng xuyên đối chiếu kiểm tra số liệu với các bộ phận liên quan; lập phiếu kế toán, kịp thời điều chỉnh công nợ khách hàng (cập nhật hàng ngày).

 Chịu trách nhiệm soạn thảo văn bản thu hồi công nợ gửi khách hàng, trình lãnh đạo ký.

 Cuối tháng báo cáo số dƣ chi tiết nợ phải thu, phải trả cho kế toán trƣởng.

Kế toán kho:

 Thực hiện việc lập đầy đủ và kịp thời các chứng từ nhập, xuất hàng hóa...khi có các nghiệp vụ phát sinh.

 Tính giá nhập xuất sản phẩm, hàng hóa, lập phiếu nhập xuất và chuyển cho bộ phận liên quan.

 Kiểm tra các hóa đơn nhập hàng từ nhà sản xuất, xử lý tất cả các trƣờng hợp thiếu hụt vật tƣ, hàng hóa theo quy định.

 Phối hợp với thủ kho nhanh chóng làm các thủ tục trong việc xuất hàng hóa cho khách hàng.

 Theo dõi chặt chẽ lƣợng nhập, xuất, tồn vật tƣ ở tất cả các khâu, các bộ phận trong hệ thống, kịp thời đề xuất việc lập kế hoạch dự trữ vật tƣ... đảm bảo quá trình kinh doanh không bị gián đoạn.

 Thƣờng xuyên kiểm tra việc ghi chép vào thẻ kho của thủ kho, cách sắp xếp, bảo quản hàng hoá vật tƣ trong kho một cách khoa học, theo đúng chế độ quản lý kho và an toàn phòng cháy chữa cháy.

 Trực tiếp tham gia kiểm, đếm số lƣợng hàng nhập xuất kho cùng thủ kho, nếu hàng nhập xuất có giá trị lớn hoặc có yêu cầu của cấp có thẩm quyền.

 Tham gia công tác kiểm kê định kỳ, đối chiếu số liệu nhập xuất của thủ kho và kế toán. Chịu trách nhiệm lập biên bản kiểm kê, biên bản đề xuất các biện pháp xử lý nếu có chênh lệch giữa sổ sách và thực tế, nộp về Kế toán trƣởng.

 Kế toán kho đòi hỏi phải có sự hiểu biết nhất định về vật tƣ hàng hóa trong kho, nhất là những vật tƣ có nhiều chủng loại, quy cách mẫu mã khác nhau, vật tƣ là hóa chất dễ cháy nổ, dễ hƣ hỏng ....Có trách nhiệm thu chi tiền mặt, bảo quản tiền mặt.

 Ghi chép sổ sách theo đúng nguyên tắc, báo cáo sổ quỹ hàng ngày.

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng và xác đinh kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV thương mại Thủy Lộc (Trang 51)