Phân tích tâm lí nhân vật qua độc thoại nội tâm

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn (Trang 61)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.2.2.Phân tích tâm lí nhân vật qua độc thoại nội tâm

Độc thoại nội tâm là thủ pháp nghệ thuật cơ bản và hữu hiệu để miêu

tả tâm lý nhân vật. Độc thoại nội tâm là: “lời phát ngôn của nhân vật nói

với chính mình, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó”

[2, tr.122].

Về hình thức biểu hiện, độc thoại nội tâm xuất hiện dưới các dạng thức phong phú: Có độc thoại hướng tới người khác, loại này có thể nói

62

thầm, nói thành tiếng hay viết thành văn, đối tượng có thể là một người hay đám đông, không yêu cầu đáp lại tức thời. Độc thoại có thể lặp đi lặp lại, thể hiện những điều nung nấu, ổn định, nằm ngoài tình huống.

Có độc thoại một mình là phát ngôn trong cô đơn hay trong trạng thái tâm lý cô độc. Như ghi nhật kí…hay nói thầm một mình. Lời độc thoại nội tâm thường rút gọn, ít mạch lạc, liên kết. Độc thoại một mình là giới hạn tồn tại của con người, khi giao tiếp với chính mình trong quan hệ “tôi - tôi” chứ không phải quan hệ “tôi - nó”.

Về vai trò: lời độc thoại chiếm vị trí cực kì quan trọng trong văn học. Đó là lời của nhân vật trữ tình, của nhân vật người kể chuyện, lời của nhân vật trong đời sống tâm lí. Lời nhân vật là đối tượng miêu tả trong tiểu thuyết.

Trong bộ tiểu thuyết liên hoàn của Nguyễn Bắc Sơn, có thể thấy nhà văn diễn tả tâm trạng nhân vật dưới hai hình thức trở đi trở lại trong tác phẩm là ghi nhật kí và nói thầm một mình.

Với nhân vật ông Hoè, nhà văn Bắc Sơn đã thể hiện những băn khoăn day dứt, giằng xé nội tâm của ông qua cuốn sổ công tác mà mỗi khi có sự kiện gì đáng nhớ ông Lê Hoè đều ghi vào sổ tay như một kiểu nhật kí; nói nên ý thức tự vấn của nhân vật trong những việc riêng tư cũng như trong công tác. Đây là chi tiết đắc địa mà tác giả giày công khai thác, đặt nhân vật trong sự soi chiếu từ nhiều điểm nhìn, tạo góc cạnh và chiều sâu cho nhân vật. Từ việc giám đốc sở giáo dục đào tạo Hải An vẫn lãnh đạo tốt công tác ngành nhưng không tổ chức học nghị quyết theo kiểu đối phó để báo cáo cấp trên, khiến ông Hoè phải tìm hiểu, suy nghĩ và tìm phương thức quán triệt nghị quyết trung ương có hiệu quả hơn ở các cấp cơ sở. Ông đã ghi vào sổ công tác trường hợp của giám đốc sở giáo dục đào tạo Hải

63

Nghị quyết trung ương mà không quán triệt đến từng cấp uỷ, từng chi bộ, từng Đảng viên thì làm ăn thế nào? Đấy là đường lối, là phương hướng. Mất phương hướng thì như thằng mù rồi còn gì. Vậy mà ở đây “chúng nó” xếp xó có chết không cơ chứ. Thế thì ở đây người ta lãnh đạo thế nào? Cấp uỷ làm gì? Người ta điều hành công việc ra sao? Chi bộ có họp không? Hay cũng thôi nốt?” [55, tr.23]. Vẫn trong lần đi công tác đó,ông kết luận

vấn đề bằng một câu hỏi hàm chứa câu trả lời của cá nhân ông, anh ta là

“kẻ vô nguyên tắc, hay là người đã mở mắt cho mình” [55, tr.28].

Đến cái chết đột ngột của Lê Hồi, con người vợ cả mộc mạc và vụng dại nơi thôn quê. Vì tố điêu địa chủ cưỡng dâm bà trong thời cải cách ruộng đất, đã trở thành phản cảm khiến ông dời xa hai mẹ con. Nhưng tự đáy lòng, ông vẫn thương yêu Hồi. Khi biết tin Hồi tự nguyện nộp đơn xung phong nhập ngũ, ông đã gián tiếp xin cho con được làm lính cậu. Nhưng trớ trêu thay, trong một lần tham gia hội thao quân khu, Hồi đã chết trên đường đua. Ông Hoè choáng váng khi nghe tin dữ và luôn bị ám ảnh vì sự ra đi quá bất ngờ của con. Trong thời điểm đau buồn đó, ông đã cay đắng

tự kết tội mình: “Tôi đã giết cả hai mẹ con nó” [55, tr.61].

Trong cuộc sống bộn bề có bao nhiêu vấn đề xảy ra là một người không phải bất cứ vấn đề gì cũng chấp nhận một cách dễ dàng, chính vì thế ông Hoè băn khoăn về sự thay đổi trong gia đình. Đó là việc bà Phụng vợ ông nhờ tài tháo vát và đầu óc của một người luôn va chạm với đồng tiền, bà Phụng đã mua rẻ được căn nhà của ông Huy- một cán bộ cao cấp về hưu- nhờ thời cơ bà Phụng và Lê Đại đã tính toán bán căn nhà cho một công ty có vốn đầu tư nước ngoài với giá cao.

Sau khi bán căn nhà, ông Hòe ghi vào sổ công tác: “Mình vẫn không

thể nào tin được một số tiền lớn như thế lại thuộc sở hữu của nhà mình. Lương cả đời mình, cả đời con cái cộng lại cũng không sao bằng được.

64

Không lẽ nào chính sách lại sai? Nhưng tự dưng lại được một số tiền lớn đến thế thì nghĩa làm sao? Đến ông trời cũng không thể nào cho không như thế? Còn những ai được như mình? Những ai được nhiều hơn mình? Mình thấy thế nào ấy? Nó có cái gì bất nhẫn khi nhớ đến nhiều người đồng đội đã ngã xuống. Ngay cả với những người bây giờ và không bao giờ có nhà cửa. Mà không biết là phúc hay họa đây?” [55, tr.223].

Với nhân vật Lê Hòe, việc ông ghi nhật kí thường xuyên khi gặp những vấn đề cần suy nghĩ, trăn trở, cần phải được nói ra để giải tỏa, để bộc bạch bày tỏ quan điểm của mình, việc làm đó đã khắc họa rõ tâm lí nhân vật. Từ công việc gia đình đến công việc xã hội là cả một quá trình suy nghĩ để có những quyết định đúng đắn, ngay cả sự hối lỗi của ông với mẹ con Lê Hồi. Nếu không âm thầm nói với chính mình thì day dứt mà để bộc bạch với người thân có khi lại khó nói bằng lời. Qua đó cũng thấy được tính cách, con người nhân vật. Cuốn sổ nhật kí đó cho thấy Lê Hòe vừa là một cán bộ chuyên trách mẫn cán với công việc, vừa là một con người rất đời thường. Nhà văn đã xây dựng nhân vật Lê Hòe sinh động từ ngoại hình đến nội tâm và là nhân vật gợi nhớ nhiều trong lòng độc giả.

Nhân vật Kiều Linh là một cô gái có số phận ngang trái trong tác phẩm, có lẽ vì thế mà nhà văn đã để Kiều Linh “lộ mình” ở một số tình huống buộc nhân vật phải bộc lộ “cái tôi” của mình rõ nhất. Đó là cuộc gặp gỡ của Kiều Linh với Lê Hòe-cha của người yêu, người sẽ quyết định cuộc đời cô trong tương lai. Trong tiếng khóc nức nở, mẹ là hình ảnh thân yêu

để cô bộc lộ lòng mình : “Mẹ ơi, con đã cố gắng bao nhiêu mẹ có biết

không? Nhà mình nghèo, có vào đại học cũng không đào đâu tiền ăn học. Con đã thử rồi, đi làm ôsin, làm gia sư cũng không ai nhận. Không ai dám chứa một đứa con gái xinh đẹp như con trong nhà, sợ các anh chủ, ông chủ không cưỡng lại được sắc đẹp. Làm tiếp viên nhà hàng thì người ta nhận

65

ngay đấy. Nhưng mà có hay ho gì đâu.Con gặp anh ấy, trông khôi ngô tuấn tú thế, lại giau có, ga lăng nữa, chơi trên tiền nữa. Con mẹ gửi thân vào đấy, chắc cũng được phận nhờ. Ai ngờ, anh ấy chỉ coi con như thứ đồ chơi qua ngày” [55, tr.363]. Qua những lời tâm sự của Kiều Linh với mẹ, có

thể hiểu được nguyên nhân nào dẫn tới những sai lầm ngây thơ của cô gái trẻ, có những sai lầm chủ quan, và có sai lầm do khách quan chăng. Một hình thức độc thoại khéo léo mà nhà văn cố tình tạo dựng chăng? Độc thoại giữa nhân vật với nhân vật (trong cuộc gặp của Kiều Linh với Lê Hòe). Cũng chính từ cuộc gặp đó, ông Hòe đã có sự cảm thông với cô và hiểu đúng bản chất con người Kiều Linh.

Độc thoại là khu vực ngôn ngữ nhạy cảm để nhân vật tự nói với chính mình. Độc thoại trở thành thủ pháp nghệ thuật hiệu quả khi diễn tả quá trình tự ý thức của nhân vật, cho phép đi sâu vào thế giới nội tâm đầy bí ẩn của nhân vật. Cũng vậy khi đã lập gia đình, là một người vợ hạnh phúc, có lúc Linh đã nhớ tới kẻ phản bội tình yêu của cô. Nhưng chỉ là thoáng nhớ đến hắn để cởi bỏ lòng mình, để nâng hình ảnh của chồng lên. Trong dòng độc thoại của Kiều Linh cho thấy những tâm sự thầm kín nhất của cô: Là một cô gái mới ở quê ra Hà Nội nên Kiều Linh còn nhiều bỡ ngỡ. Cô bị choáng ngợp trước mối tình đầu lãng mạn, trước những lời đường mật, những cú nhảy điệu nghệ kiểu M.Giắc-sơn của Lê Cường. Cô đã quyết định trao thân gửi phận cho hắn và bị cuốn vào dòng xoáy của cuộc đời với những buổi sinh nhật, hát hò, ăn chơi trác táng của các đại gia kiểu @ như Lê Cường. Hậu quả là một vết chàm trong cuộc đời cô không gột rửa được. Là những lời ân hận xót xa khi cô nhận ra bản chất thực của

Lê Cường: “Sau đó mới biết, anh ta chỉ thích làm tình với mình, vì mình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xinh đẹp. Với anh ta, làm tình và yêu là hai chuyện khác nhau. Mà mình thì lại coi là một. Có yêu mới làm tình. Mà đã yêu thì phải chăm sóc, giúp đỡ

66

lẫn nhau học hành, kiếm công ăn việc làm, sinh con đẻ cái. Mình cay đắng nhận ra rằng, anh ta đòi lên giường với mình là vì anh ta, chứ không phải vì mình”[55, tr.297].

Là một cậu ấm nên Lê Cường được chiều chuộng, hắn tiêu tiền thoải mái không cần quan tâm đồng tiền ấy từ đâu mà có. Cũng vậy, trong tình trường Lê Cường rất từng trải, hắn chỉ say mê nhan sắc của các cô gái đẹp một cách nhất thời, không xác định mục đích đúng đắn. Chính vì vậy, Kiều Linh đã phải gánh hậu quả với cái thai trong bụng, sự ruồng bỏ, chạy chốn của gã nghịch tử đó. Khi nhận ra bản chất của hắn là sở khanh, cô đã phải vào bệnh viện một mình. Sau “cú húych” quá lớn đó, cô đã trưởng thành, từng trải và già dặn với đời hơn. Kiều Linh đã quyết định thay đổi cuộc đời mình bằng việc trang bị một kiến thức vững vàng để bước vào cuộc sống

mới: “Cũng may,mấy lớp học tiếng anh và vi tính xen kẽ, dầy đặc, rồi lớp

thư ký văn phòng thu hút tâm trí mình. Phải sống tiếp, Như thể chưa từng biết có một kẻ như thế trên đời, có cái tên như thế trên đời”(Luật đời và cha con). Cô đã đứng lên bằng chính nghị lực của mình. Và số phận đã

mỉm cười khi cô gặp một người đàn ông yêu cô thực sự “Nhưng đây là một

người đàn ông tử tế, đàng hoàng. Không phải vì ông ta là giám đốc, mà ở tư cách làm người. Mình quyết định trao thân gửi phận cho người ấy.”(Luật đời và cha con). Nhưng cuộc sống vẫn có nhiều điều không ngờ,

người đàn ông đó là Lê Đại, bố của Cường - người tình cũ của cô. Tưởng như hạnh phúc tuột khỏi tầm tay trước nghịch cảnh oái oăm đó. Nhưng Lê Đại là người đàn ông tử tế, đến với cô bằng tình yêu chân thành, bằng sự cảm mến qua công việc chính vì thế anh đã vượt lên số phận trái ngang đó để đến với hai mẹ con cô, cùng với sự chấp nhận của người bố chồng - ông Lê Hoè. Có thể nói hạnh phúc đã mỉm cười với cô khi có lòng nhân ái bao dung của người bố chồng, tình yêu chân thành của Lê Đại. Kiều Linh thực

67

sự hiểu được điều đó. Chính vì thế, cô luôn cố gắng hoàn thiện mình trong vai trò một người vợ, một người trợ lý đắc lực cho Lê Đại

Thường thì lời văn độc thoại rất ngắn gọn, cô đọng, nhưng đây quả là đoạn độc thoại rất dài, phải chăng là sự cố ý của nhà văn! Để nhân vật Kiều Linh gợi nhớ về một thời gian quá khứ đau khổ của cô với những lời ân hận, xót xa và xen lẫn là nước mắt ngọt ngào. Để thấy được nghị lực của cô gái trẻ, đã vượt lên số phận đắng cay, vết trượt dài mà tuổi trẻ hay mắc phải, để “con tạo xoay vần” của cuộc đời. Phải chăng nhà văn muốn khẳng định một điều: sự sướng hay khổ của cuộc đời mỗi con người là phụ thuộc vào chính bản thân họ

Ở nhân vật Thanh Diệu, nhà văn khắc họa tâm trạng của một người phụ nữ đang yêu, yêu một cách chân thành nhưng không dám hé mở lòng mình một cách trực diện. Bởi vì tình yêu đó là quả ngọt chín muộn không

được phép hái. Chính vì thế chị nâng niu, trân trọng nó trong lòng: “Anh có

biết em sẽ làm gì không? Em sẽ bắt tay chúc mừng đồng chí bí thư của em. Em sẽ hôn lên vầng trán thông minh, cương nghị, quyết đoán của anh và em sẽ dũng cảm vượt qua tất cả, hôn lướt lên cặp môi đàn ông đầy đặn của anh, nếu anh hưởng ứng, mà sao anh lại không hưởng ứng nhỉ?...Ta sẽ hôn nhau như một người đàn bà hôn một người đàn ông khi yêu nhau”[56, tr.346].

Họ đều là những công chức nhà nước, có vị trí trong xã hội và quan trọng hơn là đều có gia đình. Cả hai người đều ý thức được điều đó. Thanh Diệu đã chọn giải pháp hữu hiệu là bộc lộ tình yêu trong âm thầm. Trong dòng độc thoại đó, chị đã rất tin tưởng, tôn trọng và ngưỡng mộ anh. Có thể thấy chị đã dám nói lên tất cả tình yêu thương của mình với anh, nhưng đó là lời của trái tim ngân vang không phải là thứ âm sắc bình thường. Sự giải tỏa tâm lý bằng hình thức đó giúp Thanh Diệu cảm thấy như vẫn được yêu nhưng không vượt giới hạn cho phép.

68

Như vậy hình thức độc thoại nội tâm tạo cho nhân vật có chiều sâu, mỗi khi nhân vật thốt lên lời thì đã hàm chứa một dung lượng tình cảm, cảm xúc lớn. Những dòng độc thoại như giải phóng sự kìm hãm, đè nén, như một sự giải tỏa đối với trạng thái tâm lý bị dồn nén trước đó của nhân vật. Độc thoại nội tâm là hình thức để nhân vật thể hiện con người bên trong của chính mình.

69

Chương 3

NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC TRẦN THUẬT

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn (Trang 61)