8. Cấu trúc của luận văn
3.2.3 Ngôn ngữ hài hước, dí dỏm
Đọc tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn chúng ta có thể trả lời cho câu hỏi: Vì sao tiểu thuyết luận đề chính trị của Nguyễn Bắc Sơn lại có sức cuốn hút đến thế? Trong tiểu thuyết người đọc bắt gặp những câu chuyện hài hước cười ra nước mắt, đó là cái hài của ngôn từ, cái hài ở nội dung câu chuyện, cái hài còn đọng lại dư vị khi ta gấp trang sách lại. Những câu chuyện được cóp nhặt từ đời sống, được hình tượng hóa qua giọng văn đầy
chất “u-mua” (humour) của tác giả.
Trong tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn tiếng cười được bật ra từ những tình tiết bất ngờ, mang đậm yếu tố bi hài làm nổi bật sự đa chiều đa diện của hiện thực và con người: Trong đợt đi công tác miền Nam thời bao cấp, nhân vật Lê Hòe không chỉ hiện ra với sự oai vệ, quan phương của của người chuyên rao giảng chính trị, nghị quyết mà còn là một con người đời
93
thường, cũng có lúc cần đến mấy chai mỡ đem ra Hà Nội, thậm chí phải cân đo đong đếm những chai mỡ mình đang sở hữu xem có bị ăn bớt không? Hay tính cách chặt chẽ, tính toán của bà Phụng, là mậu dich viên thời bao cấp đã bộ lộ rõ hơn cái cách cho thầy giáo của con cái chân giò rồi trừ vào tiền thù lao giảng dạy. Thầy giáo trẻ nhận món quà gói giấy báo không khỏi xúc động
và tò mò: “Vừa đạp xe, vừa với một tay xuống cái túi vải đeo ở ghi đông, nắn
nắn, bóp bóp. Nó nằng nặng. nó mềm mềm. Nó nhũn nhũn. Nhưng nắn mạnh tay, lại thấy nó cưng cứng. Nó dài dài. Nó to to. Có chỗ bằng cổ tay. Nắn tiếp xuống, có chỗ to hơn. Thầy giáo dạy toán đã vận dụng hết trí tưởng tượng của môn hình học không gian mà vẫn không đoán nổi nó là cái gì. Chả nhẽ lại dừng lại, mở ra xem thì kì quá” [55, tr.75].
Sau khi về nhà, anh giáo trẻ giải thích đầu đuôi câu chuyện cho vợ, bằng sự nhạy cảm của người phụ nữ, chị gọi tên đích danh món quà: Đó là một cái chân giò. Và cuộc tranh luận giữa hai vợ chồng diễn ra: vợ gọi là quà biếu, chồng nói là cho. Cuộc tranh luận thực sự đã có hồi kết khi người vợ xem đến món thù lao dạy học thấy thiếu. Như vậy, mọi thác mắc đã được giải đáp: Bà Phụng đã bán lại cái chân giò-tiêu chuẩn của gia đình- cho vợ chồng anh giáo. Mẩu chuyện được đan xen với lời kể rất hấp dẫn của tác giả: từ ngôn ngữ kể đến tình tiết câu chuyện, liên tiếp tạo những bất ngờ cho người đọc với từng “móc xích” của câu chuyện. Nói là chuyện hài hước nhưng nó được “nhặt nhạnh” từ thời bao cấp. Qua mẩu chuyện nhỏ đó tác giả đã phản ánh một thực trạng có thực trong cuộc sống: thời kì một bộ phận nhỏ những cán bộ nhà nước như bà Phụng có quyền hành và lộng hành dẫn đến cảnh: người ăn không hết, kẻ lần không ra. Một thời kì “tự cung tự cấp khép kín” đã qua nhưng dư âm của nó vẫn còn.
Ở một chuyện khác, Nguyễn Việt là trưởng phòng nghiệp vụ buộc phải nhận người do giám đốc và trưởng phòng tổ chức đào tạo ấn xuống là
94
một minh chứng cho mệnh đề: “Không gì vô tổ chức bằng công tác tổ chức
ở cơ quan này” đã gây tình huống rất bất ngờ, khiến mọi người thán phục
anh. Do áp lực của trên, Nguyễn Việt đành phải nhận người do ban lãnh đạo ép xuống. Khi báo cáo vấn đề nhân sự. Nguyễn Việt đã công bố: điều kiện để anh nhận người còn hơn cả yêu cầu của giám đốc, trưởng phòng tổ
chức và đương sự: “Các anh muốn anh ấy làm phó phòng. Tôi không đồng
ý mà còn đề nghị để anh ấy làm trưởng phòng. Thế anh ấy sẽ làm gì? Một phòng chỉ có một trưởng phòng thôi. Tôi sẽ làm phó phòng là bởi vì thế này… Làm trưởng phòng anh ấy sai tôi việc gì, tôi còn làm được, chứ làm phó trưởng phòng, tôi giao việc thì anh ấy làm thế nào? Các đồng chí đều biết, các cán bộ phòng tôi đều biết và bản thân anh ấy cũng biết, năng lực chuyên môn của anh ấy không bằng bất cứ cán bộ nào trong phòng chúng tôi. Phải thế không ạ?” [55, tr.116].
Điều kiện mà Nguyễn Việt đưa ra rất bất ngờ đối với giám đốc, trưởng phòng tổ chức và đương sự, bất ngờ cả với những ai đang theo dõi câu chuyện: Đương sự được được đề nghị làm trưởng phòng, trưởng phòng xuống làm phó phòng. Một điều kiện tỏ sự phản ứng không đồng tình nhưng rất nhẹ nhàng, thâm thúy của anh. Nếu tổ chức cố tình ép nhận cán bộ không đạt tiêu chuẩn thì phải hành xử như vậy. Câu chuyện phản ánh một thực trạng sống động trong cơ chế thị trường hôm nay. Đó là công tác tổ chức xét tuyển nhân sự trong các cơ quan nhà nước. Một bộ phận những cán bộ tiêu cực đã biến tổ chức thành nơi thu lợi bất chính cho bản thân, thành thị trường “chạy đua dolla” , bằng cấp, trình độ là yếu tố đi kèm. Câu chuyện phản ánh thực tế xã hội. Đó là mặt trái của xã hội mà chúng ta cần loại bỏ. Hồi kết của nó là một câu hỏi lớn, một lời ngỏ gợi nhiều suy nghĩ cho mọi người.
Chuyện cô ôsin Dự, ngồi nhờ bán gạo ở nhà ông bà Lê Hòe, thỉnh thoảng giúp làm một vài việc nhà, Ông Hòe rất mến Dự. Sự khỏe khoắn chất phác và lanh lợi của cô gợi lên trong cõi sâu thẳm lòng ông bóng dáng người vợ cũ. Sự hiện diện của Dự với đường nét gợi cảm của gái một con
95
không khỏi làm ông bâng khuâng “phút chốc bản năng đàn ông trong cõi
sâu kín, tưởng như đã chết bất ngờ trỗi dậy đòi hỏi.” Tùy việc nhờ đấm
lưng ông đề nghị cô ngồi hẳn lên lưng ông cho giãn xương cốt. Cái cảnh đầy chất bi hài ấy lọt vào mắt Lê Đại (con trai ông).
Nhưng câu chuyện đã được Đại giấu kín. Đại rất thông cảm với bố và nhận thấy bản năng đàn ông ở người cha thỏa “khát vọng”. Sau những lần đó ông Hòe đều cảm thấy mình có lỗi. Câu chuyện nhằm khắc họa sâu tính cách nhân vật trong những hoàn cảnh điển hình.
Một câu chuyện hơi hài hước để ngầm đả phá cơ chế bầu cử không dân chủ:
“- Ai tự ứng cử nào? Không à?
-Chuyển!
-Ai giới thiệu ai nào?
Ngứa tay. Có mấy người giơ lên.
Ngứa mồm. Có mấy người giới thiệu thêm mấy người. Ngứa đầu. Có một người nhất định không chịu rút. Vậy là buộc phải bầu cả hai người.
Kết quả. Điếng người! Suýt nữa thì tai họa xảy ra.
Người ngứa đầu, ngứa tim, ngứa gan, ngứa toàn diện này, chỉ kém người được tổ chức giới thiệu có mấy phiếu lẻ.
Hú vía! Không sao!
Tổ chức không bao giờ chịu thua những thằng vô tổ chức đâu nhé! Đừng vội hí hửng nhé!
Thằng nào mó dái ngựa, hãy coi chừng.
Mấy ngày sau, người ngứa tất cả các bộ phận ấy bị thi hành kỉ luật canht cáo!
96
Chết chưa? Cho đáng đời, đáng kiếp!” [56, tr.257].
Cả một đoạn kể rất lạnh lùng, khách quan về kẻ dám chèn vào tổ chức; tổ chức chỉ cho phép bầu cử 1 để lấy 1, không được tự ứng cử nhiều thì kết quả bầu cử có thể không theo ý định của tổ chức.
Phản ánh cách bầu cử không dân chủ, có tính áp đặt. Đó là kiểu bầu cử hình thức được áp dụng một thời. Câu chuyện khuyến khích tính dân chủ trong công tác, trong mọi hoạt động tập thể của xã hội. Có được như vậy mới tạo được sự công bằng trong xã hội.
Những chuyện hài hước trong tác phẩm thường được kể theo điểm nhìn người kể chuyện, có khi được lồng trong lời kể của nhân vật: Trong một lần tắm bùn, Hùng đã kể cho Kiên nghe một câu chuyện hài xảy ra ở
quê anh. Ở bệnh viện huyện có bác sĩ Khải chữa vô sinh giỏi: “Ca nào
cũng chữa được mới tài… Chỉ có một nhược điểm nhỏ là… con sản phụ hắn chữa đều giống hắn như đúc khuôn” (56, tr.475). Lý do là hắn đã lừa
và đẩy những người phụ nữ nhẹ dạ, khát khao có con vào cảnh bất đắc dĩ. Nhưng có ông chồng đã vác gậy vào bệnh viện hỏi tội Khải, hắn ta co giò chạy khắp bệnh viện, chạy ra phố huyện, trốn vào nhà vệ sinh. Tức
giận,Khải đã quyết định kỉ luật mình: “anh ta đưa tay xuống bóp d ..
Nhưng đố ai làm được việc ấy? Đau quá sẽ phải thôi ngay. Người ta có thể tự treo cổ, tự nhảy xuống giếng chứ không thẻ tự bóp d… để trừng phạt mình” (56, tr.476).
Câu chuyện do Hùng kể tưởng chỉ là giải khuây về mặt tinh thần nhưng thực tế nó đề cập đến một vấn đề có tính chính trị xã hội: Vấn đề chống tham nhũng. Nếu có một cơ quan chống tham nhũng, cơ quan ấy phải độc lập, phải đứng ngoài hệ thống thiết chế của cơ thể mình. Mẩu chuyện nhỏ đã đưa ra kết quả tất yếu: các cơ quan hành pháp, luật pháp và tư pháp phải tách ra-cụ thể là ba cơ quan công an, tòa án, viện kiểm soát.
97
Cho thấy một cách đặt vấn đề đan xen rất khóe léo, câu chuyện không bị gượng ép. Vấn đề nêu ra rất khách quan có sức thuyết phục cao.
Có thể kể ra rất nhiều những mẩu chuyện hài hước, dí dỏm được kể đan xen trong tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn. Những câu chuyện hài làm giảm đi “độ nóng” của một số vấn đề chính trị xã hội được đề cập đến trong tác phẩm. Mục đích chính không phải chỉ giảm độ “căng” của những vấn đề chính trị. Trong tác phẩm, mỗi câu chuyện đều được rút ra từ chính thực tế cuộc sống, đều phản ánh cuộc sống, đều ngầm rút ra những ý nghĩa riêng: từ thời bao cấp đến hiện nay, từ vấn đề xã hội đến vấn đề chính trị. Đằng sau tiếng cười cũng ẩn chứa sự phê phán không trực diện của nhà văn. Chất hài hước đã tạo ra được sức hấp dẫn của tác phẩm với người đọc
Tóm lại, nghệ thuật tổ chức trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn đã có những thành công nhất định. Như lời nhận xét của nhà phê bình Bích Thu: Nhà văn đã có dụng ý tổng hợp trong nó các loại hình văn học ở nhiều dạng thức: Các câu chuyện tiếu lâm hiện đại, thơ dân gian thời đổi mới các bài hát, các bức thư, các bài báo, cách ghi chép trong sổ tay. Để làm mới phương thức trần thuật, rút ngắn khoảng cách giữa người trần thuật với nhân vật, cho phép người trần thuật có thái độ thân mật, gần gũi với nhân vật. Các dạng thức kể trên góp phần làm cho những vấn đề của cuộc đời với những qui luật nghiệt ngã của nó được giãn ra, đỡ căng thẳng, nặng nề trong tâm lý tiếp nhận và thưởng thức của người đọc. Cách trần thuật này, người viết đã chuyển tải được những vấn đề, những thông tin nóng, kích thích cảm hứng nghiên cứu của người đọc.
98
KẾT LUẬN
Có thể nói rằng, với Nguyễn Bắc Sơn thời gian nghỉ hưu mới thực sự là lúc ông thoả khát vọng văn chương: Những bức xúc về cơ chế, những nỗi đau nhân tình thế thái trong cơ chế còn nhiều bất cập, đã được Nguyễn Bắc Sơn mổ xẻ kĩ lưỡng không né tránh nhưng cũng đầy trách nhiệm dựng xây. Chính vì lẽ đó bộ tiểu thuyết liên hoàn của Nguyễn Bắc Sơn xuất hiện trên văn đàn đã được bạn đọc chú ý và các nhà nghiên cứu lí luận phê bình đánh giá cao.
1.Về đề tài: Trong xu hướng chung của tiểu thuyết đương đại, các nhà văn thuộc thế hệ 8x thường hướng vào những vấn đề gia đình, tình yêu, hôn nhân… mang tính xã hội nhiều. Với Nguyễn Bắc Sơn lại khác, ông đã chọn cho mình một hướng đi riêng, một khung trời riêng phù hợp với sở thích, năng lực, trình độ và vốn sống phong phú của cả một đời làm báo đó là hướng vào vấn đề chính trị. Có thể định danh cho tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn là tiểu thuyết chính trị và ông là một nhà văn viết tiểu thuyết chính trị ở Việt Nam. Vì nó đề cập đến: Phương thức lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới, nhân vật đảng viên, vấn đề của đảng, của chính trị, của thế sự hiện nay. Định danh tiểu thuyết chính trị vì nội dung bàn đến những vấn đề chính trị. Đây là một đề tài Nguyễn Bắc Sơn nung nấu, suy nghĩ công việc từ thực tiễn cuộc sống của mình. Nhà văn muốn văn học góp một phần nói nên điều đó bằng cách của văn học. Nguyễn Bắc Sơn có sự tiếp nối nguồn mạch của tiểu thuyết thế sự nhưng phạm vi phản ánh trong tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn đạt tới tầm vĩ mô
2. Về quan niệm nghệ thuật: Văn phải phản ánh chân thật hiện thực cuộc sống. Viết văn là để giải toả những bức xúc, để phản ánh những điều mình thấy mình nghĩ, cao hơn nữa là mình cho là phải như thế mới đúng. Đó là những điều hiển nhiên mọi người vẫn biết, vẫn bàn thảo nhưng họ
99
ngại đụng chạm đến với tư cách cá nhân vì nó là chính trị mà chính trị thì rắc rối… Nhưng ông đã không ngần ngại, né tránh những vấn đề gay cấn của đời sống chính trị-xã hội đương đại, bởi ông viết với với tư cách của một nhà văn Đảng viên, viết với ý thức công đân; viết để mổ xẻ chứ không đứng ngoài chửi đổng. Ông viết với ý thức xây dựng và tháo gỡ. Có lẽ vì thế mà chủ đề đặt ra trong tác phẩm được dư luận đồng tình. Điều mà ai cũng biết là, không phải viết cái gì, mà còn là viết như thế nào.
3. Về thế giới nhân vật:
Đọc tiểu thuyết của ôngcó thể nhận thấy rõ, tuyến nhân vật trong tác phẩm được chia làm hai tuyến đối lập.
Những nhân vật tích cực cũng là những nhân vật chính trong tác phẩm. Vì tiểu thuyết viết về những vấn đế chính trị ở bề sâu và bề rộng của nó, nên hệ thống nhân vật chính là những người làm chính trị và họ đều là những đảng viên. Đây là điểm đặc biệt và cũng là điểm khác của tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn với các tiểu thuyết đương thời. Ngoài ra còn có các nhân vật lãnh đạo cao cấp như nhân vật “cụ”, Tổng bí thư, Bí thư thành ủy. Trưởng ban tư tưởng văn hoá Trung ương. Có thể nói, họ là lớp cán bộ tích cực của xã hội, luôn trăn trở với công việc, biết vượt lên chính mình và là những công dân Đảng viên có trách nhiệm trong việc dựng xây đất nước.
Với những nhân vật tiêu cực nhà văn đã phản ánh mặi trái của xã hội; một xã hội nồng nặc mùi vị của đồng tiền, của chức quyền, địa vị… Con người luôn muốn thoả mãn những khát vọng khôn cùng vượt quá tầm cho phép. Với việc
thực thi câu nói cửa miệng: “cái gì không mua được bằng tiền thì có thể mua
bằng rất nhiều tiền”, dường như đang đúng với một số kẻ tha hoá trong xã hội
hiện nay. Đây có thể là một lời cảnh báo nhãn tiền cuă nhà văn chăng?
Về điểm sáng trong xây dựng nhân vật, quả như Bích Thu nhận xét:
“Trong guồng máy xã hội ấy, các nhân vật đã vận động và phát triển đến
100
4. Về nghệ thuật trần thuật:
Trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn có cách kể đơn giản và cuốn hút, móc nối các sự kiện tưởng như khô khan rất khó… nhưng tạo được sự cuốn hút. Sự bình luận của người viết cho nhân vật nhiều, bình luận thay cho độc giả, điều đó cho thấy mặt kí nổi trội hơn. Ngoài ra nhà văn cũng tạo được những chi tiết, tình huống tiêu biểu; trong tiểu thuyết còn có sự xâm nhập thể loại:một chút về kí hoặc những dân gian, những tiếu lâm hiện