8. Cấu trúc của luận văn
3.1.2. Dịch chuyển điểm nhìn vào nội tâm nhân vật
Trần thuật theo điểm nhìn nhân vật là cách thức trần thuật theo cá tính địa vị tâm lí nhân vật. Ở đây người trần thuật đã nhìn thế giới theo mắt của một nhân vật, thâm nhập vào suy nghĩ và ấn tượng của người ấy. Khoảng cách giữa người trần thuật và nhân vật bị thủ tiêu, điểm nhìn hai phía có sự hòa nhập làm một.
Xét theo bình diện tâm lí đây là cách thức trần thuật theo điểm nhìn bên trong “là kể xuyên qua cảm nhận của nhân vật” [65, tr.104]. Cách thức trần thuật này bị hạn chế bởi hiểu biết, lập trường của nhân vật nhưng lại cho phép đưa vào trần thuật những quan điểm riêng, những sắc thái tâm lí mang đậm tính chủ quan, tăng cường chất trữ tình. Tác phẩm văn học truyền thống như truyện kể dân gian , kịch, tiểu thuyết chương hồi…nhìn chung được trần thuật theo điểm nhìn tác giả. Trong các tác phẩm văn học cận hiện đại và văn học hiện đại đã xuất hiện điểm nhìn nhân vật. Các nhà văn đã phát huy ưu thế nổi trội của cách thức trần thuật theo điểm nhìn nhân vật để có điều kiện đi sâu vào thế giới nội tâm của con người.
Với điểm nhìn bên trong, điểm nhìn xuất phát từ nhân vật và đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật, tác giả cũng tỏ ra khá thành công khi thể hiện những phức tạp, giằng xé trong thế giới nội tâm con người, trong sự vận động tự thân của nhân vật. Câu chuyện giữa ông Hoè và Đại không chỉ là câu chuyện giữa cha và con mà còn là câu chuyện giữa những người đàn ông với nhau, khơi gợi nhiều vấn đề đối với những người cao tuổi, giúp họ tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống. Đại rất hiểu tâm trạng và sức khoẻ của bố, anh đã mời bố đi mát xa tại một khách sạn ở Hải An. Là một người đàn ông mực thước, ông Hoè chưa đến những chốn ấy bao giờ, nhưng có bạn
đồng hành và có sự động viên của con trai; ông Hoè đã “tận hưởng khoái
75
tr.559]. Sau cái đêm ấy, ông Hòe đã bị “sang chấn thần kinh” ông không khỏi bị dằn vặt, tự lên án mình “ông thấy mình chả ra sao, cũng cậy có
tiền, dày vò cơ thể người ta. Nó chỉ đáng tuổi cháu mình… Nỗi dày vò cứ ám ảnh, cứ làm ông bần thần, bứt rứt , khó chịu” [55, tr.302]. Trong đầu
ông “nặng trịch những ý nghĩ tội lỗi, ân hận” [55, tr.560]. Dù đã dám vượt
qua chính mình nhưng ông Hòe vẫn bị những cái vô hình, vô lý trói buộc . Còn Lê Đại, khi nhận được thư con ở nước ngoài gửi về, anh rất mừng khi Lê Cường đã biết tự ý thức về mình, trưởng thành trong nhận
thức. Môi trường mới đã thúc đẩy Cường sống có ý nghĩa : “Khi thấy mọi
người xung quanh đều chăm lo đến chuyện học hành, đều tính chuyện làm ăn, con đâm ra nghĩ ngợi… nhất định con sẽ làm giàu cho bố xem” [ 55,
tr.527]. Cường đã thực sự tỏ ra là một người đàn ông khi nó nói cho bố biết
sự thật về cái chết của Thụy Miên “Mẹ đã chết vì tai nạn giao thông khi đi
cùng với một người mà người ấy có quan hệ trên mức tình cảm với mẹ… con hy vọng bố không bị sốc vì chuyện này. Bố cũng đừng trách mẹ làm gì”
[ 55, tr.527-528]. Ngay cả nhân vật Vũ Sáng kẻ hám tiên trục lợi bị doanh
nghiệp nước ngoài lợi dụng cũng có những khoảnh khắc : “Trong tình cảm
anh, có cái gì giống như cảm thông, giống như tôn trọng. Anh thấy rưng rưng” [55, tr.348] trước một cave nơi khách sạn.
Có thể nói với cái nhìn nhân vật từ bên trong, nhà văn đã có một cái nhìn dân chủ, không áp đặt về nhân vật làm cho nhân vật đời hơn, nhân văn hơn.
Tuy trần thuật từ ngôi thứ ba nhưng truyện của Nguyễn Bắc Sơn luôn di chuyển điểm nhìn trần thuật từ người trần thuật khách quan sang nhân vật. Trong trường hợp này, người kể hàm ẩn đã mượn giọng của nhân vật để kể. Như vậy anh ta có thể dễ dàng thâm nhập vào đời sống nội tâm của nhân vật, hòa vào thế giới câu chuyện mà không cần một lời giới thiệu
76
nào. Cách trần thuật này tạo nên ở độc giả cảm giác gần gũi với nhân vật và câu chuyện được kể cũng chân thực, sinh động hơn. Như ở đoạn kể tâm trạng của Thụy Miên-người đàn bà ngoại tình, nhưng vẫn day dứt với bổn
phận làm con, làm vợ và làm mẹ: “Chị cũng không hiểu vì sao mình lại mê
anh đến thế. Sức lực đâu ra để có thể sống như một cô gái mười bảy, mười tám. Không biết mệt, không biết chán là gì, như người ốm dậy, ăn giả bữa, càng ăn càng thèm, càng khát. Lúc nào rảnh việc là nghĩ ngay đến cái ấy, việc ấy, lúc nào cũng muốn gặp anh, cũng muốn ngấu nghiến anh”.
Nhưng khổ nỗi, cứ mỗi lần gặp nhau xong, chị lại bị dằn vặt về tội phản bội chồng. Để chuộc tôi, chị cố gắng thật chu đáo, thật chiều chuộng, mỗi khi anh về phép. Chị nấu món riêu cá với mẻ, món anh thích, tuy không ai đụng đũa. Vẫn không ai xua được mặc cảm tội lỗi, đành tự an ủi: biết làm sao khi anh ấy không mang lại hạnh phúc cho mình. Tự nhiên, chị ngầm so sánh chồng mình với người tình. Rồi rút ra kết luận để tự lừa dối: chồng mình không bằng người ta thì phải chịu thua thiệt”.
(Luật đời và cha con)
Chỉ có tự thú như vậy người đọc mới thấy hết bản chất con người của Miên: Không phải chị là người phụ nữ lẳng lơ, dư thừa “sức lực” mà trong hoàn cảnh thiếu thốn tình cảm lại có người quan tâm bù đắp kịp thời. Tính phụ nữ thì hay cả nể, yếu mềm, dễ phạm lỗi và chị đã day dứt, dằn vặt bản thân vì hành động thiếu chung thủy của mình. Trong lời thú tội của
Miên, đan xen là những lời của những người xung quanh như: “Chị quên
rằng, vào thời điểm ấy, hình ảnh anh bộ đội là đẹp nhất trong lòng các cô gái”, hay “Thế mà bây giờ lại tiếc nuối mới kì cục”.
Cũng là sự kết hợp điểm nhìn khách quan và điểm nhìn nhân vật, đây là tâm trạng của người phụ nữ đang yêu, đang ngoại tình. Nhưng khác với Thụy Miên, ở vị trí công tác của mình, Thanh Diệu chỉ dám ngoại tình
77
trong ánh mắt, cử chỉ, trong tâm tưởng mà thôi. Điểm nhìn khác quan của
người kể chuyện-người biết hết mọi chuyện: “Anh xem đồng hồ, chỉ là để
chị hiểu rằng, ta phải về thôi. Nếu ngồi lâu nữa, không biết chuyện gì sẽ đến giữa chúng mình. Hai người cùng đứng dậy. Lại nhìn sâu vào trong mắt nhau lần nữa trước khi chia tay.” (Luật đời và cha con)
Có sự dịch chuyển điểm nhìn, lời độc thoại của Thanh Diệu: “…Chỉ
hôn nhau một lần duy nhất này thôi anh nhé. Em dành nụ hôn thiêng liêng này cho anh, coi như đã trao tất cả cho anh rồi đấy, anh yêu ạ. Chứ không cho, không bao giờ cho chồng em nữa đâu..” (Luật đời và cha con)
Và điểm nhìn khách quan: “Nhưng, ý nghĩ ấy không làm sao bứt ra
khỏi miệng chị được.”
Có sự dịch chuyển sang tâm trạng Thanh Diệu: “…Mà là đàn ông,
sao anh cũng không dám hả anh yêu?”
Rõ ràng, mượn điểm nhìn của nhân vật để kể chuyện, người trần thuật như đã hòa vào nhân vật đến mức khó phân biệt được giọng kể của người trần thuật với giọng nhân vật, thậm chí giọng nhân vật nổi trội hơn. Với việc dịch chuyển điểm nhìn trần thuật ấy, tác giả tạo ra sự đan xen các hệ lời văn.
Có đoạn lại là điểm nhìn chủ quan, điểm nhìn nhân vật, trong đó lại có sự dịch chuyển điểm nhìn nhân vật với nhân vật. Như là đoạn văn kể chuyện Diệu và Kiên cùng đi công tác trên một chuyến xe. Điểm nhìn từ
nhân vật Diệu: “Chưa bao giờ Diệu ngồi cùng xe với Kiên trong một
chuyến đi xa thế này…Có một lúc, chị ngồi dịch lên, hai tay bíu vào thành ghế trên, hướng cái nhìn ra ngoài, như đang say sưa ngắm cảnh bên đường. Thật ra, chị chẳng nhìn gì cả.” (Lửa đắng)
Điểm nhìn có sự dịch chuyển sang nhân vật Kiên:
“Anh cảm thấy rất rõ mấy ngón tay ấm nóng của Diệu dưới gáy
78
(Lửa đắng), và lại là Diệu: “Gần quá, chỉ cần dịch lên tí nữa, Diệu có thể
áp má mình vào mái tóc anh. Hít đầy lồng ngực phập phồng chút hơi hướng anh, chị rút tay về, thu vào lòng, ngả người ra phía sau, nhắm mắt lại. Trời đất quay cuồng. Người chao đảo như bị một trận lốc vần vụ vút lên cao, thả bịch xuống. Chị cắn chặt môi, nén tiếng kêu như muốn bật ra khỏi ngực.” (Lửa đắng)
Sự dịch chuyển điểm nhìn như vậy, cho thấy việc nhà văn khắc họa tâm trạng nhân vật có chiều sâu nhưng rất khách quan, người đọc không thấy sự gượng ép.
Hay với Đại, trao lời kể cho nhân vật, nhà văn để cho người đọc chứng kiến tâm trạng của một người chồng khi biết mình bị vợ phản bội. Mặc dù đó là chuyện của quá khứ, anh mới được biết sau khi vợ mất nhưng người đọc vẫn thấy một tâm trạng hụt hẫng, những câu hỏi nhức nhối xuất hiện liên tiếp:
“Vậy mà…không nhẽ người ta có thể yêu cả hai người đàn ông? Có
thể như thế không? Hay cũng như người ta có thể hai tay vẫn bắt hai con cá đấy thôi. Tại sao mình không cảm thấy một sự giả dối nào? Đấy là thật hay giả dối? làm sao mà giả dối được nhỉ? Chỉ có thể giải thích thế này: Khi mình về thì cô ấy yêu mình. Khi mình đi vắng thì cô ấy yêu người khác. Người đàn bà lấy chồng phải luôn luôn có chồng bên cạnh à?” (Luật đời và cha con). Ở đây, nhà văn đã thâm nhập vào thế giới tâm hồn của nhân vật,
miêu tả trần thuật theo cái nhìn của nhân vật, từ đó mở ra khả năng đi vào thế giới nội tâm bí mật bên trong. Cho thấy trần thuật theo điểm nhìn nhân vật-điểm nhìn bên trong, hiệu quả thẩm mĩ, giá trị nhân văn được nhân lên.
Việc sử dụng người trần thuật từ ngôi thứ ba sẽ đảm bảo được sự tôn trọng hiện thực khách quan. Bởi anh ta không phải là người biết trước câu chuyện rồi kể lại mà chỉ lần theo bước chân nhân vật và sự phát triển của
79
các sự kiện. Đặc biệt, sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật sẽ khiến lối trần thuật chân thực hơn, sinh động hơn, khoảng cách giữa tác giả và nhân vật được rút ngắn tối đa, gần như song trùng. Và người đọc có thể cùng nắm bắt được nhiều chiều suy nghĩ khác nhau về thân phận và cảnh ngộ của con người.