8. Cấu trúc của luận văn
3.1. Điểm nhìn trần thuật
Điểm nhìn trần thuật là một trong những yếu tố hàng đầu của sáng tạo nghệ thuật. Về khái niệm điểm nhìn, Nguyễn Thái Hòa trong điểm nhìn và điểm nhìn nghệ thuật trong truyện (Kỉ yếu hội nghị tự sự
học,2001,ĐHSP.Hà nội) có nêu: “Điểm nhìn nghệ thuật là điểm xuất phát
của một cấu trúc nghệ thuật, hơn thế nó là một cấu trúc tiềm ẩn được người đọc tiếp nhận bằng thao tác suy ý từ các mối quan hệ phức hợp giữa người kể và văn bản, giữa văn bản và người đọc văn bản, giữa người kể và người đọc hàm ẩn”. Trong từ điển Thuật ngữ văn học có viết: “Vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm” [2, tr.113].
Như vậy, điểm nhìn nghệ thuật nói chung và điểm nhìn nghệ thuật nói riêng không chỉ là điểm nhìn thuần túy quang học như khái niệm tiêu cự, tụ tiêu, mà còn mang nội dung quan điểm, lập trường tư tưởng, tâm lý của con người.
Điểm nhìn chính là vị trí, là kĩ thuật “chọn chỗ đứng”, là xuất phát điểm về thời gian, không gian, văn hóa, đạo đức… của nhà văn khi quan sát hiện thực để tái hiện trong tác phẩm. Vì vậy, khi nghiên cứu một tác phẩm không thể không nghiên cứu chỗ đứng mà tác phẩm lựa chọn vì nó sẽ chi phối cách nhìn nhận, đánh giá sự vật hiện tượng…trong đó có cả cách lực chọn và sử dụng ngôn từ.
Người ta đã phân chia ra nhiều điểm nhìn trần thuật, dựa trên nhiều bình diện khác nhau. Trên bình diện tâm lí có điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài. Xét trên bình diện trần thuật có điểm nhìn không gian, điểm nhìn thời gian. Xét trên bình diện cảm thụ đánh giá có điểm nhìn nhân vật và điểm nhìn tác giả…
70
Tóm lại, hệ thống điểm nhìn trần thuật thực chất là nghệ thuật tổ chức cách tiếp cận hình tượng cho người đọc, thể hiện cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của tác giả.