Nhân vật trong tác phẩm văn học

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn (Trang 33)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.1.Nhân vật trong tác phẩm văn học

Nói đến nhân vật văn học là nói đến “con người được miêu tả, thể

hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học”[65, tr.118]. Nhà văn xây

dựng nhân vật để khái quát những quy luật đời sống con người và thể hiện quan niệm của mình về con người. Nhân vật văn học cũng có thể là những con người giống như thật hoặc có nguyên mẫu ở ngoài đời. Hoặc có khi là những nhân vật văn học còn có thể là những sự vật, hiện tượng. Nói cách

khác “nhân vật là phương tiện khái quát có tính cách, số phận con người

và các quan niệm về chúng”[65, tr.118].

Nhân vật văn học có thể là những con người được miêu tả “đầy đặn” cả về ngoại hình lẫn nội tâm, có nhân vật cũng có thể chỉ hiện ra qua những tiếng nói, giọng điệu, cảm xúc, nỗi niềm…(như trong tác phẩm trữ tình).

Văn học không thể thiếu nhân vật, vì đó chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Vì thế không nên đồng nhất nhân vật văn học với người thật ngoài đời, cũng không nên đồng nhất nó với nguyên mẫu mà chỉ coi nhân vật trong văn học như là một yếu tố hình thức mang tính nội dung. Chính điều này tạo nên sự đa dạng của nhân vật văn học. Bản chất văn học là một quan hệ đối với đời sống, nó chỉ tái hiện được đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò như những tấm gương của cuộc đời. Do vậy, nhân vật còn là hình thức thể hiện những quan niệm của nhà văn về con người và cuộc sống. Cũng vì thế,

nhân vật được xem là “một quan điểm đặc thù về thế giới và về bản thân

34

mình và hiện thực xung quanh mình”[38, tr.238]. Về vai trò của nhân vật.

Giáo sư Hà Minh Đức lưu ý “nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhân

thức của mình về một số cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực”[12].

Như vậy, nhân vật không chỉ là hình thức đơn thuần mà còn bao hàm cả nội dung, tư tưởng và quan niệm của nhà văn về con người, về thế giới. Vì thế, ở một khía cạnh khác, nhân vật chính là cách nêu vấn đề và khơi gợi người đọc đồng sáng tạo.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn (Trang 33)