Các kiểu nhân vật

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn (Trang 36)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.Các kiểu nhân vật

Trong bộ tiểu thuyết liên hoàn Luật đời và cha con và Lửa đắng của

nhà văn Nguyễn Bắc Sơn, người đọc sẽ bắt gặp một thế giới nhân vật vừa quen vừa mới lạ. Bởi có những nhân vật đã được gặp đâu đây trong một số tác phẩm văn học, còn có những nhân vật rất đặc biệt lần đầu tiên xuất hiện

trong văn học Việt Nam. Ở Luật đời và cha con là khoảng hơn 10 nhân vật, đến Lửa đắng có thêm hơn 50 nhân vật mới. Thế giới nhân vật ấy phục vụ

37

phẩm. Cả hai cuốn đều cùng một tư tưởng chủ đề gia đình xã hội và cơ chế

điều hành bộ máy. Nhưng Luật đời và cha con tập trung phản ánh vấn đề

gia đình xã hội sâu hơn, phức tạp hơn. Đến Lửa đắng vấn đề cơ chế là chủ đạo, phát triển đến cao trào. Có thể nói với thế giới nhân vật sinh động, với bao nhiêu mối quan hệ phức tạp đó, Nguyễn Bắc Sơn đã thành công trong việc phản ánh nội dung và những trăn trở của một nhà văn viết bằng trái tim của một người Đảng viên, một công dân.

Có thể nhận thấy điểm đặc biệt và nổi tiếng của Nguyễn Bắc Sơn khi xây dựng tuyến nhân vật là: Cốt truyện được bố cục theo sự xuất hiện của các nhân vật. Điều này khiến bố cục phải trở nên lỏng lẻo linh hoạt, nhất là ở những chỗ các nhân vật phụ và thứ yếu xuất hiện và tham gia vào câu chuyện. Ngoài ra, một khác biệt nữa so với hình mẫu ngôn ngữ tiểu thuyết “hiện thực” truyền thống là trong cuốn tiểu thuyết này không có một nhân vật “mang vấn đề”, mà có cả một lớp, một loạt. Đó chính là lớp các nhân vật trong vai Đảng viên cán bộ lãnh đạo. Họ bao gồm cả chính diện và phản diện, đều hoạt động tích cực trên phương diện chủ đề của tiểu thuyết, song mỗi người trong họ cũng vẫn chỉ là một phần trong chuỗi sự kiện chung.

Xét về nội dung phản ánh của tác phẩm, có thể thấy nhân vật được chia làm hai tuyến là những nhân vật tích cực và nhân vật tiêu cực (hay bị tha hoá). Đây là đặc điểm dễ nhận thấy của các tiểu thuyết luận đề.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn (Trang 36)