Nhân vật trong tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn (Trang 34)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.2.Nhân vật trong tiểu thuyết

Nhân vật tiểu thuyết thuộc loại hình nhân vật tự sự. Đó là những nhân vật được khắc họa đầy đặn, rõ nét, nhiều mặt, rất sinh động và đa dạng. Nhân vật tiểu thuyết là kết quả năng động của quá trình sáng tạo mang tính cá nhân của nhà văn, nó có thể được hư cấu hoàn toàn, có thể bắt

nguồn từ một nguyên mẫu ngoài đời, nhưng nó đều là những “nhân vật

sống”. Nó không chỉ có các yếu tố ngoại hình, ngôn ngữ, hành động mà

còn có đời sống nội tâm phong phú và bản thân nhân vật luôn có sự phát

triển nội tại. Điều dễ nhận thấy: “Điểm khác biệt giữa nhân vật tiểu thuyết

với các nhân vật sử thi, nhân vật kịch, nhân vật truyện trung cổ là ở chỗ, nhân vật tiểu thuyết là “con người nếm trải” [65, tr.292], tư duy, chịu khổ

đau, dằn vặt của cuộc đời. Thế giới nhân vật tiểu thuyết có thể rất đồ sộ, tạo nên một xã hội vô cùng phong phú, phức tạp với nhiều quan hệ, hành động, ý nghĩa, tư tưởng, giọng điệu. Nhân vật tiểu thuyết được khám phá chủ yếu ở chiều sâu tâm hồn.

Nhân vật tiểu thuyết được đặt trong những hoàn cảnh cụ thể và được

“miêu tả như một con người đang trưởng thành, biến đổi và do đời dạy

bảo” [65, tr.300]. Nhân vật phải đi qua nhiều hoàn cảnh, nhiều mối quan

35

sống động, lôi cuốn người đọc; nhân vật tiểu thuyết là những con người có ý thức về sự sống của mình, có thể tích cực, chủ động cũng có thể thụ động, trì trệ. Do tiểu thuyết là thể loại nhìn đời sống từ góc độ đời tư, cho nên nhân vật tiểu thuyết thường là những con người cá nhân, đó là những con người tự do trong suy nghĩ, cử chỉ và hành động. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học rất quan trọng, đặc biệt nhân vật trong tác phẩm tiểu thuyết lại càng quan trọng. Điều này rất nhiều nhà văn khẳng định;

Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Nhân vật là vấn đề trung tâm của mọi cuốn

tiểu thuyết. Người viết tiểu thuyết suy nghĩ mọi vấn đề đều phải thông qua nhân vật, xuất phát từ nhân vật hơn là từ sự việc” [44, tr.71].

Tô Hoài khẳng định: “Nhân vật là nơi tư duy nhất, tập trung hết

thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác” [44, tr.71]. Ma Văn Kháng coi

nhân vật là tiêu chí quan trọng để đánh giá tác phẩm: “Nhân vật là sức nổ,

sức sống của tiểu thuyết. Tiểu thuyết hôm nay yếu về nhân vật nên làm sao hay được” [44, tr.71].Vì vậy nghiên cứu tiểu thuyết không thể không tìm

hiểu thế giới nhân vật được thể hiện trong đó.

Hiện nay tiểu thuyết đương đại có cách xây dựng nhân vật theo xu hướng giản lược nhân vật tạo nên những tình huống tâm lý. Đặc biệt các nhà tiểu thuyết đương đại luôn chú ý đến vấn đề thể hiện tâm hồn nhân vật, đi sâu vào miêu tả tâm trạng nhân vật trong những mảng phân thân của nó. Có thể nói, tiểu thuyết đương đại Việt Nam đang trong quá trình thay đổi bản chất tiểu thuyết. Các nhà văn đi sâu vào khám phá thế giới bên trong phong phú, phức tạp và đầy bí ẩn của tâm hồn nhân vật, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả đời sống nội tâm nhân vật.

Thế giới nhân vật là hệ thống các nhân vật được tổ chức tạo thành một chỉnh thể nghệ thuật, trong đó mỗi nhân vật là một yếu tố của chỉnh thể. Mỗi thế giới nhân vật được quy định bởi cách tổ chức sắp xếp theo ý

36

đồ nghệ thuật, sáng tạo của nhà văn làm cho các nhân vật trong tác phẩm liên kết, tác động lẫn nhau, soi sáng nhau để cùng phản ánh đời sống, thể hiện tư tưởng và những điều nhà văn muốn nói cùng bạn đọc.

Về phía độc giả, thế giới nhân vật là sự cảm nhận của người đọc về hình tượng các nhân vật trong tác phẩm từ hình dạng đến nội tâm, việc làm, các mối quan hệ của chúng. Qua đó rút ra những hiểu biết về đời sống xã hội, ý nghĩa của tác phẩm trên nhiều phương diện theo tiêu chuẩn của cái đẹp, nghệ thuật trong sự vận động không ngừng của đời sống ý thức nhân loại.

Thế giới nhân vật trong tác phẩm là một tổ chức nghệ thuật thống nhất. Các nhân vật có mối quan hệ chặt chẽ và sống động như cuộc sống thực ngoài đời, nhưng cô đọng và ấn tượng hơn. Và chủ đề tư tưởng của tác phẩm thường được biểu hiện qua hệ thống nhân vật, nhất là qua nhân vật chính. Kiểu tổ chức thế giới nhân vật là sự tổ chức, sắp xếp các mối liên hệ nhân vật cụ thể trong mỗi tác phẩm và theo một cách thức nào đó, một kiểu quan hệ nhân vật nào đó. Mỗi nhà văn sử dụng kiểu tổ chức nhân vật khác nhau giúp nhà văn xây dựng nên những thế giới nhân vật đa dạng , phong phú trong mỗi tác phẩm và tạo nên những chính thể nghệ thuật thể hiện tư tưởng tác phẩm và quan điểm của nhà văn.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn (Trang 34)