Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật:

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn (Trang 57)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.2.Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật:

2.3.2.1. Phân tích tâm lí nhân vật qua xung đột

Xung đột là “sự đối lập, sự mâu thuẫn được dùng như một nguyên

tắc để xây dựng các mối quan hệ tương tác giữa các hình tượng của tác phẩm nghệ thuật” [21, tr.431]. Thông thường các xung đột thường xuất

hiện dưới dạng những va chạm, những đụng độ trực tiếp trong công việc,

trong lối sống và “giữa tính cách với hoàn cảnh, giữa các tính cách với

nhau, giữa những phương diện khác nhau của một tính cách” [21, tr.431].

Xét mối quan hệ giữa các nhân vật trong Luật đời và cha con và Lửa đắng của Nguyễn Bắc Sơn, người đọc nhận thấy rõ một số xung đột điển

58

hình: xung đột giữa các thế hệ, xung đột giữa các lực lượng xã hội, thậm trí cả những xung đột về lối sống…

Trong gia đình có nhiều thế hệ ở độ tuổi, trình độ khác nhau, môi trường xã hội khác nhau…dẫn đến quan điểm sống, cách cảm, cách nghĩ trước những sự việc có khác nhau chăng? Xét trong gia đình ông Hoè thấy rõ điều đó. Giữa hai cha con Lê Hoè - Lê Đại không phải là những xung đột, mâu thuẫn găy gắt mà giữa họ đôi khi có sự khác nhau về quan điểm sống. Như nhận thức về vai trò của người đảng viên với ông Hoè - một cựu đảng viên từ thời kháng chiến đến nay, hiện tại là một cán bộ tuyên huấn của đảng; ông quan niệm đã là người đảng viên phải sống gắn bó với đảng, phục vụ đảng hết mình và luôn coi trọng công tác đảng.

Lê Đại là đại diện cho lớp đảng viên trẻ của ngày hôm nay. Với anh, những buổi sinh hoạt chi bộ hàng tháng nhiều khi chỉ là hình thức mà không có hiệu quả. Trong vai trò của người đảng viên nếu thấy không phát huy được vai trò cá nhân nên tự rút. Bản thân Lê Đại đã xin ra khỏi đảng để chuyển sang vai trò một giám đốc doanh nghiệp. Ở lĩnh vực mới Đại thấy mình phát huy được và có những đóng góp tích cực cho đảng và nhà nước hơn bằng doanh thu hàng năm của công ty.

Ngay cả vấn đề sinh lí cũng vậy, khi biết ông Lê Hoè vẫn có nhu cầu “giải toả” về mặt tinh thần, Lê Đại đã chủ động nói chuyện với cha, có sự thông cảm và đưa ông Hoè đi nhà nghỉ. Đứng trên quan điểm của thế hệ thanh niên hiện nay, Lê Đại nhận thức nhu cầu sinh lí của con người là vấn đề bình thường của cuộc sống. Nhưng với ông Hoè lại khác, sau

mỗi lần như vậy “ông bị cắn rứt khổ sở” [55, tr.301], thấy mình làm

như vậy là không đúng. Sự khác biệt trong nhận thức giữa hai cha con bắt nguồn từ sự chênh lệch tuổi tác, từ môi trường xã hội, hoàn cảnh và nhận thức của cá nhân.

59

Không chỉ xung đột giữa các thế hệ, trong cùng một thế hệ cũng có sự khác nhau về lối sống, quan điểm sống. Như nhân vật Kiều Linh và Lê Cường là một ví dụ: Lê Cường sinh ra đã là một cậu ấm được chiều chuộng. Vì thế Lê Cường lớn lên là một thanh niên thiếu trách nhiệm với bản thân và gia đình, chỉ quen lối sống hưởng thụ cá nhân. Dẫn đến sự va vấp trong tình trường, cuộc sống xã hội đã dạy cho Cường nhận ra nhiều điều. Ngược lại với cậu ấm thời @, Kiều Linh xuất thân từ thôn quê. Sau cú vấp ngã trong tình yêu, Kiều Linh đã đứng dậy bằng chính nghị lực ý trí của mình. Cô đã trở thành một người phụ nữ thành đạt trong công việc, hạnh phúc trong cuộc sống gia đình.

Trong môi trường xã hội cũng vậy, bao gồm nhiều kiểu loại người vì vậy cũng đa dạng kiểu sống, lối sống khác nhau. Có lối sống ích kỉ cá nhân chỉ toan tính lợi ích cho bản thân như nhân vật Vũ Sán. Anh ta cũng là một đảng viên, là người có học thức ở mức độ vừa nhưng lại muốn leo cao hơn nữa trong xã hội. Vũ Sán đã lấy bằng tiến sĩ bằng cách chạy chọt, leo được đến chức phó giám đốc sở qui hoạch cũng bằng nhiều mánh khoé. Con người như Sán luôn đề cao lợi ích cá nhân, anh ta tự biến mình là “con sâu” trong giới công chức. Nếu xã hội toàn những “con sâu” như Sán sẽ tụt hậu đến mức độ nào? Bên cạnh, đó có rất nhiều những cán bộ hết mình vì lợi ích chung của xã hội như: Trần Kiên, Thanh Diệu, Phạm Năng Triển… họ là những người có lối sống hoàn toàn đối lập với Sán.

Trần Kiên là một kĩ sư có trình độ, anh luôn có ý thức vươn nên trong cuộc sống bằng năng lực, kiến thức của bản thân. Trong công tác anh luôn cố gắng tìm tòi, đưa ra những giải pháp hữu hiệu trong công việc, Kiên đã đề xuất cải cách phương thức lãnh đạo: bí thư kiêm chủ tịch nhằm xây dựng một cơ chế hành chính trong sạch, vững mạnh. Có thể khẳng định Kiên là một cán bộ trẻ có năng lực, dám làm, dám chịu.

60

Còn rất nhiều những công chức mẫn cán khác nữa như nhà báo Phạm Năng Triển là một điển hình. Đó là một nhà báo dám đấu tranh với những thế lực đen tối, đấu tranh với những cái xấu trong xã hội. Chính vì điều đó, nửa khuôn mặt đẹp trai của anh phải nhận những vết sẹo chằng chịt của tội ác. Nhưng điều đó không làm giảm ý trí của anh, sau tai nạn nghề nghiệp anh vẫn là một tổng biên tập vững vàng trong công việc, tờ Thời Luận do anh quản lí vẫn luôn là người bạn trung thực của công luận.

Ngoài sự đối lập giữa các thế hệ về lối sống, quan điểm sống, tác phẩm còn đề cập đến vấn đề xung đột giữa các lực lượng xã hội (bảo thủ, tiên tiến). Trong tác phẩm thể hiện rõ sự xung đột về tư tưởng chính trị giữa những cán bộ có tư tưởng lạc hậu, bảo thủ, với những cán bộ có trình độ, tầm nhìn ở tầm “vĩ mô”. Sự xung đột này được thể hiện qua sự đối đầu giữa các nhân vật, giữa các phe cánh. Như phe cánh bí thư đảng uỷ nhà máy Thắng lợi Nguyễn Hải trước việc kết nạp đảng cho Trần Kiên ông Hải có thái độ trù dập Trần Kiên, không công nhận năng lực thực sự của anh. Việc kết nạp đảng của Trần Kiên đã trở thành vấn đề đấu đã giữa những người ủng hộ anh với phe của bí thư. Kết quả cuối cùng Trần Kiên vẫn được số phiếu quá bán điều đó khẳng định những định kiến bảo thủ cuối cùng cũng bị xã hội loại bỏ.

Cũng ở nhân vật Trần Kiên, sau quyết định bổ nhiệm bí thư kiêm chủ tịch uỷ ban nhân dân quận Lâm Du, anh đã có những thí điểm bước đầu về cải cách hành chính ở Lâm Du. Trong quá trình tiến hành công việc Trần Kiên đã vấp phải một số trở ngại từ những cán bộ chậm tiến, có tư tưởng cố hữu, bảo thủ như nhân vật ông Lưu – phó bí thư, chuyên trách công tác đảng. Việc qui hoạch cán bộđòi hỏi những người phải có trình độ, giảm tải một số ban ngành, điều đó ảnh hưởng đến việc sắp xếp vị trí công tác của một số cán bộ trong đó có ông Lưu. Khi bị ảnh hưởng đến quyền lợi

61

con người ta sẵn sàng làm những việc xấu để hạ kẻ đối đầu. Ông Lưu đã viết đơn lạc danh tố cáo, bôi nhọ danh dự Trần Kiên; trong cuộc họp giao

ban đầu tuần ông ta đã chất vấn Trần Kiên “anh Kiên, anh có còn là đảng

viên không” [56, tr.309]. Với quan niệm bảo thủ, không chấp nhận cái mới

- sự thay đổi, ông Lưu đã đánh giá sai việc làm cũng như con người Trần Kiên khi anh dám kiện toàn lại bộ máy tổ chức cán bộ, dám loại bỏ những cán bộ không có năng lực như ông. Trong cuộc đối thoại gay gắt đó, Trần Kiên đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm cứng rắn của một người lãnh đạo:

“Đảng trong nhận thức của tôi và đảng trong nhận thức của anh không

giống nhau…” [56, tr.310]. Qua cuộc đối thoại đó là sự đối đầu giữa cái

mới và cái cũ, giữa những tư tưởng lạc hậu với những tư tưởng tiến bộ phù hợp với thời đại. Cũng như nhân vật Trần Kiên khẳng định đảng viên chỉ là một chức danh cái quan trọng đảng viên đó làm được gì mới là một vấn đề đáng bàn.

Việc nhà văn đặt nhân vật trong những mối quan hệ từ gia đình đến xã hội, sự soi chiếu từ nhân vật này đến nhân vật kia đã làm nổi bật được vấn đề tư tưởng của tác phẩm. Cũng như việc phân tích xung đột giữa các nhân vật: về thế hệ, về lối sống, về tư tưởng để nhân vật hiện nên có chiều sâu, có tính cách tiêu biểu, tạo được điểm nhấn trong lòng độc giả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.2.2. Phân tích tâm lí nhân vật qua độc thoại nội tâm

Độc thoại nội tâm là thủ pháp nghệ thuật cơ bản và hữu hiệu để miêu

tả tâm lý nhân vật. Độc thoại nội tâm là: “lời phát ngôn của nhân vật nói

với chính mình, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó”

[2, tr.122].

Về hình thức biểu hiện, độc thoại nội tâm xuất hiện dưới các dạng thức phong phú: Có độc thoại hướng tới người khác, loại này có thể nói

62

thầm, nói thành tiếng hay viết thành văn, đối tượng có thể là một người hay đám đông, không yêu cầu đáp lại tức thời. Độc thoại có thể lặp đi lặp lại, thể hiện những điều nung nấu, ổn định, nằm ngoài tình huống.

Có độc thoại một mình là phát ngôn trong cô đơn hay trong trạng thái tâm lý cô độc. Như ghi nhật kí…hay nói thầm một mình. Lời độc thoại nội tâm thường rút gọn, ít mạch lạc, liên kết. Độc thoại một mình là giới hạn tồn tại của con người, khi giao tiếp với chính mình trong quan hệ “tôi - tôi” chứ không phải quan hệ “tôi - nó”.

Về vai trò: lời độc thoại chiếm vị trí cực kì quan trọng trong văn học. Đó là lời của nhân vật trữ tình, của nhân vật người kể chuyện, lời của nhân vật trong đời sống tâm lí. Lời nhân vật là đối tượng miêu tả trong tiểu thuyết.

Trong bộ tiểu thuyết liên hoàn của Nguyễn Bắc Sơn, có thể thấy nhà văn diễn tả tâm trạng nhân vật dưới hai hình thức trở đi trở lại trong tác phẩm là ghi nhật kí và nói thầm một mình.

Với nhân vật ông Hoè, nhà văn Bắc Sơn đã thể hiện những băn khoăn day dứt, giằng xé nội tâm của ông qua cuốn sổ công tác mà mỗi khi có sự kiện gì đáng nhớ ông Lê Hoè đều ghi vào sổ tay như một kiểu nhật kí; nói nên ý thức tự vấn của nhân vật trong những việc riêng tư cũng như trong công tác. Đây là chi tiết đắc địa mà tác giả giày công khai thác, đặt nhân vật trong sự soi chiếu từ nhiều điểm nhìn, tạo góc cạnh và chiều sâu cho nhân vật. Từ việc giám đốc sở giáo dục đào tạo Hải An vẫn lãnh đạo tốt công tác ngành nhưng không tổ chức học nghị quyết theo kiểu đối phó để báo cáo cấp trên, khiến ông Hoè phải tìm hiểu, suy nghĩ và tìm phương thức quán triệt nghị quyết trung ương có hiệu quả hơn ở các cấp cơ sở. Ông đã ghi vào sổ công tác trường hợp của giám đốc sở giáo dục đào tạo Hải

63

Nghị quyết trung ương mà không quán triệt đến từng cấp uỷ, từng chi bộ, từng Đảng viên thì làm ăn thế nào? Đấy là đường lối, là phương hướng. Mất phương hướng thì như thằng mù rồi còn gì. Vậy mà ở đây “chúng nó” xếp xó có chết không cơ chứ. Thế thì ở đây người ta lãnh đạo thế nào? Cấp uỷ làm gì? Người ta điều hành công việc ra sao? Chi bộ có họp không? Hay cũng thôi nốt?” [55, tr.23]. Vẫn trong lần đi công tác đó,ông kết luận

vấn đề bằng một câu hỏi hàm chứa câu trả lời của cá nhân ông, anh ta là

“kẻ vô nguyên tắc, hay là người đã mở mắt cho mình” [55, tr.28].

Đến cái chết đột ngột của Lê Hồi, con người vợ cả mộc mạc và vụng dại nơi thôn quê. Vì tố điêu địa chủ cưỡng dâm bà trong thời cải cách ruộng đất, đã trở thành phản cảm khiến ông dời xa hai mẹ con. Nhưng tự đáy lòng, ông vẫn thương yêu Hồi. Khi biết tin Hồi tự nguyện nộp đơn xung phong nhập ngũ, ông đã gián tiếp xin cho con được làm lính cậu. Nhưng trớ trêu thay, trong một lần tham gia hội thao quân khu, Hồi đã chết trên đường đua. Ông Hoè choáng váng khi nghe tin dữ và luôn bị ám ảnh vì sự ra đi quá bất ngờ của con. Trong thời điểm đau buồn đó, ông đã cay đắng

tự kết tội mình: “Tôi đã giết cả hai mẹ con nó” [55, tr.61].

Trong cuộc sống bộn bề có bao nhiêu vấn đề xảy ra là một người không phải bất cứ vấn đề gì cũng chấp nhận một cách dễ dàng, chính vì thế ông Hoè băn khoăn về sự thay đổi trong gia đình. Đó là việc bà Phụng vợ ông nhờ tài tháo vát và đầu óc của một người luôn va chạm với đồng tiền, bà Phụng đã mua rẻ được căn nhà của ông Huy- một cán bộ cao cấp về hưu- nhờ thời cơ bà Phụng và Lê Đại đã tính toán bán căn nhà cho một công ty có vốn đầu tư nước ngoài với giá cao.

Sau khi bán căn nhà, ông Hòe ghi vào sổ công tác: “Mình vẫn không

thể nào tin được một số tiền lớn như thế lại thuộc sở hữu của nhà mình. Lương cả đời mình, cả đời con cái cộng lại cũng không sao bằng được.

64

Không lẽ nào chính sách lại sai? Nhưng tự dưng lại được một số tiền lớn đến thế thì nghĩa làm sao? Đến ông trời cũng không thể nào cho không như thế? Còn những ai được như mình? Những ai được nhiều hơn mình? Mình thấy thế nào ấy? Nó có cái gì bất nhẫn khi nhớ đến nhiều người đồng đội đã ngã xuống. Ngay cả với những người bây giờ và không bao giờ có nhà cửa. Mà không biết là phúc hay họa đây?” [55, tr.223].

Với nhân vật Lê Hòe, việc ông ghi nhật kí thường xuyên khi gặp những vấn đề cần suy nghĩ, trăn trở, cần phải được nói ra để giải tỏa, để bộc bạch bày tỏ quan điểm của mình, việc làm đó đã khắc họa rõ tâm lí nhân vật. Từ công việc gia đình đến công việc xã hội là cả một quá trình suy nghĩ để có những quyết định đúng đắn, ngay cả sự hối lỗi của ông với mẹ con Lê Hồi. Nếu không âm thầm nói với chính mình thì day dứt mà để bộc bạch với người thân có khi lại khó nói bằng lời. Qua đó cũng thấy được tính cách, con người nhân vật. Cuốn sổ nhật kí đó cho thấy Lê Hòe vừa là một cán bộ chuyên trách mẫn cán với công việc, vừa là một con người rất đời thường. Nhà văn đã xây dựng nhân vật Lê Hòe sinh động từ ngoại hình đến nội tâm và là nhân vật gợi nhớ nhiều trong lòng độc giả.

Nhân vật Kiều Linh là một cô gái có số phận ngang trái trong tác phẩm, có lẽ vì thế mà nhà văn đã để Kiều Linh “lộ mình” ở một số tình huống buộc nhân vật phải bộc lộ “cái tôi” của mình rõ nhất. Đó là cuộc gặp gỡ của Kiều Linh với Lê Hòe-cha của người yêu, người sẽ quyết định cuộc đời cô trong tương lai. Trong tiếng khóc nức nở, mẹ là hình ảnh thân yêu

để cô bộc lộ lòng mình : “Mẹ ơi, con đã cố gắng bao nhiêu mẹ có biết

không? Nhà mình nghèo, có vào đại học cũng không đào đâu tiền ăn học. Con đã thử rồi, đi làm ôsin, làm gia sư cũng không ai nhận. Không ai dám chứa một đứa con gái xinh đẹp như con trong nhà, sợ các anh chủ, ông chủ

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn (Trang 57)