Ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn (Trang 86)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày

Bên cạnh lớp từ ngữ chính trị chuẩn mực, chính xác, đôi khi đến khô cứng là ngôn ngữ sinh hoạt “mềm mại”, “uyển chuyển”, được vận dụng khéo léo.

Để miêu tả cuộc sống một cách chân thực nhất, trong tác phẩm Nguyễn Bắc Sơn đã khai thác tối đa kho thành ngữ, tục ngữ, khẩu ngữ của nhân dân. Đây là thứ ngôn ngữ suồng sã, thân mật, thể hiện cuộc sống sinh động. Lời nói từ cửa miệng của nhân dân vốn nhiều ví von, nhân hóa, ẩn dụ, uyển chuyển và sáng tạo. Đó là nguồn tư liệu giúp nhà văn tái hiện hiện thực cuộc sống như nó vốn có. Có thể thấy trong tiểu thuyết của ông, tần số xuất hiện khẩu ngữ, thành ngữ, tục ngữ, những lối nói dân gian tương đối nhiều. Đây là một cách tân trong việc sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Bắc Sơn chăng?

Các thành ngữ, tục ngữ được vận dụng trong tác phẩm như: “Ma cũ

bắt nạt ma mới; cưa đứt, đục suốt; chuyện nhỏ như con thỏ; con phượng thì múa, con ghê thì cười; yêu ai yêu cả đường đi, ghét ai ghát cả tông ty họ hàng; gái có công chồng chẳng phụ; may quần phòng khi cả dạ; làm cửa phòng khi bưng mâm; thẳng mực tàu đau lòng gỗ…”.

Ngôn ngữ dân gian được vận dụng một cách khéo léo trong ngôn ngữ của người kể chuyện, trong ngôn ngữ nhân vật tạo tính thuyết phục cao, cách nói có hình ảnh sinh động. Trong ngôn ngữ của người kể chuyện: Đó là khi Trần Kiên là một kĩ sư mới ra trường, làm phân xưởng trưởng ở nhà máy cơ khí Thắng Lợi. Những ngày đầu trong công tác, anh đã gặp rất

87

nhiều khó khăn trong vai trò người lãnh đạo phân xưởng. Với công nhân lâu năm, dưới quyền giữa họ hình thành một sợi dây ngăn cách; giữa lãnh đạo với bị lãnh đạo; giữa công nhân ít chữ với kĩ sư nhiều chữ, ranh giới giữa Đảng viên và quần chúng-quần chúng lãnh đạo, Đảng viên bị lãnh đạo. Cụ thể hơn là sự mâu thuẫn giữa trẻ với già, mâu thuẫn giữa người cũ

với người mới mà dân gian tổng kết: Ma cũ bắt nạt ma mới (Luật đời và

cha con). Tác giả mượn lời các cụ xưa để nói lên hoàn cảnh của Trần Kiên

trong trường hợp này quả không sai chút nào.

Cũng vậy, khi Lê Cường tán tỉnh, ve vãn Kiều Linh tại nhà hàng Sợi

Tơ Trời thấy “con mồi” có vẻ xuôi xuôi, có kết quả được ví như : “tiếng

con gà trống vừa kêu vừa xòe xòe cánh quanh con gà mái, mặt nở như bỏng ngô”. Qủa là đắc địa khi tác giả tổng kết bằng câu nói của dân gian

vừa lột tả được bản chất và tính cách của cậu ấm Lê Cường.

Ngôn ngữ dân gian được vận dụng nhiều trong lời ăn tiếng nói của một số nhân vật: Trước thái độ thẳng thắn, không xu nịnh của Trần Kiên,

Bí thư Nguyễn Văn Hải rất tức tối, trì triết: “Có đứa nào dám đồng chí kiểu

cá đối bằng đầu, cá mè một lứa như nó đâu” (Luật đời và cha con) và dọa

dẫm : “tao sẽ cho mày không thể mọc mũi sủi tăm được cho mà xem, con

ạ” (Luật đời và cha con).

Hay khi phe cánh của ông ta có kẻ đã bỏ phiếu ủng hộ việc kết nạp Đảng

của Trần Kiên, Nguyễn Hải rất tức tối và bộc lộ rõ thái độ đe dọa : “Gớm thật!

Quân xanh vẻ đỏ lòng! Đứa nào? Ông sẽ tìm kì ra cho mà xem”(Luật đời và cha con.)

Việc sử dụng ngôn ngữ dân gian trong lời nói, suy nghĩ của nhân vật như trong trường hợp Nguyễn Hải, tác giả đã khắc họa được tính cách, bản chất con người hắn: Một người lãnh đạo, một bí thư đại diện cho Đảng nhưng lợi dụng vị thế của mình để lộng hành, chèn ép mọi

88

người. Ngôn ngữ của nhân vật Nguyễn Hải là thứ ngôn ngữ của kẻ nắm quyền hành, có uy lực.

Việc vân dụng linh hoạt các thành ngữ, tục ngữ những cách nói dân gian chủ yếu trong ngôn ngữ nhân vật có tác dụng khắc họa tính cách nhân vật, lột tả bản chất nhân vật. Như nhân vật bà Phụng - mậu dịch viên của

thời bao cấp rất đanh đá, chua ngoa nên mới mắng khách hàng: “Ai cũng

kén cá chọn canh như cô thì tôi bán cho ai?” và “Gớm phiên phiến lên thôi. Được voi đòi tiên”(Luật đời và cha con).

Thói chanh chua của bà Phụng được thể hiện ngay trong cái nhìn , sự đánh giá khắt khe của người cùng giới: “Ngữ này chỉ có mà lấy Tây. Cao như

cái sào giã ấy. Con trai người mình ai dám rước?”(Luật đời và cha con).

Sử dụng kho ngôn ngữ dân gian đúng lúc, đúng chỗ, đúng hoàn cảnh, đúng đối tượng sẽ tạo hiệu quả cao trong việc truyền tải nội dung. Cũng vậy, khi bà vợ cả của ông Hòe đấu tố địa chủ hiếp dâm mình-mặc dù không

có-nhưng cũng rất tự nhiên, mạnh bạo : “Kim đâm vào thịt thì đau. Thịt

đâm vào thịt nhớ nhau suốt đời”(Luật đời và cha con). Tác giả vận dụng

câu thành ngữ trên trong hoàn cảnh như vậy rất đắc địa, thâm thúy, tạo cách nói giàu hình ảnh. Hay khi tả tình cảm vợ chồng Sán và Thanh Diệu.

Khi còn yêu nhau mặn nồng thì: “lúc hai “con ong” còn “con quấn con

quýt con trong, con ngoài” thì vừa đóng cửa phòng đã lao vào nhau rồi”

(Luật đời và cha con). Khi tình cảm vợ chồng rạn nứt thì quan hệ vợ chồng

cũng nhạt nhẽo như chính lời Sáu nói: “Quà giữa chợ, vợ giữa nhà. Thích

lúc nào thì dùng lúc ấy” (Luật đời và cha con).

Với cái nhìn rất hiện thực về cuộc sống thời mở cửa sôi động, tác giả không chỉ sử dụng ngôn ngữ dân gian xưa mà còn điểm xuyết trong tác phẩm là ngôn ngữ dân gian hiện đại của thời hội nhập phát triển. Cuộc sống của ngày hôm nay có bao nhiêu điều đáng nói, đáng bàn, xã hội hiên đại cũng đúc rút nhiều vấn đề:

89

“Hám danh chết vì danh, hám gái chết vì gái. Hám cả hai thì chết nhanh

gấp đôi. Tham lắm thì thâm nhiều. Đời thế mà” (Luật đời và cha con).

Các cụ tổng kết: “Cuộc hành lạc bao nhiêu thì lãi bấy nhiêu. Nếu

không chơi thì thiệt ấy ai bù” (Lửa đắng).

Và tổng kết trong xã hội Năm điều răn đối với quan chức :

1. Không lơ là với nhà báo, 2.Không lếu láo với cấp trên, 3.Không quên các vị tiền bối, 4.Không bối rối với chị em, 5.Không lèm nhèm với cấp dưới.

Năm điều răn với công chức: 1.Không nghe cave kể chuyện, 2.Không

nghe thằng nghiện trình bày, 3.Không dây với các nhà báo, 4.Không lếu láo với cấp trên, 5.Không đưa hết tiền cho vợ (Lửa đắng).

Nhưng điều tổng kết trên được gắn với lời các nhân vật một cách khéo léo, không bị khiên cưỡng kiểu mượn lời nhân vật để phát biểu. Nhưng điều quan trọng là ý nghĩa của các câu nói dân gian hiện đại trên : dường như là lời lời cảnh báo đối với một số người trong xã hội nói riêng và với tất cả mọi người nói chung. Qua đó thấy được ngôn ngữ dí dỏm, vừa thực tế, vừa hài hước của tác giả.

Với mục đích tiếp cận tối đa hiện thực, bên cạnh thứ ngôn ngữ trong sáng, giản dị, Nguyễn Bắc Sơn còn tiếp nhận vào tác phẩm của mình thứ ngôn ngữ thô nhám, đời thường đến mức trần trụi, chủ yếu thể hiện ở ngôn ngữ nhân vật. Ví như câu nói chua ngoa của bà Phụng, khi cô em khen anh rể hiền bị bà phản bác lại.

“lành, lành mà cũng biết vành l…thổi sáo đấy!” [55, tr.8].

Hay như trong đám cưới của Sán và Diệu, có lời nhận xét : “lấy

thằng này thật phí…l con bé” [55, tr.265].

Trong đoạn đối thoại giữa Sán và Hồng Nguyệt, hắn đã mát mẻ với người tình:

90

“Tưởng qua sông rồi thì đấm “bướm” vào sóng” [55, tr.313].

Khi Trần Kiên bị kỉ luật, xuất hiện những lời bình luận như:

“- Liều lắm cơ. Ai bảo mó dái ngựa thì nó chả đá cho à?

-Không phải là mó mà là bóp. Bị đá thì đúng rồi, nhưng chưa biết ai ngã ngựa” [55, tr.516].

Đặc biệt nữa là màn chửi nơi thôn quê thông qua lời kể của Dự. tiếng chửi cũng có căn nguyên của nó. Một nhà có con đi xuất khẩu lao động nên có tivi sớm nhất làng, dân làng kéo sang xem đông, thu vé thì ngại nên chủ nhà yêu cầu người lớn thì xem miễn phí, trẻ con thì cứ mỗi tối mang theo một hòn gạch kê đít làm ghế ngồi. Vì thế, đống gạch sau nhà cứ cao dần. Mấy nhà đang xây thấy mất gạch, rình bắt được, nó khai ra hết. Khi biết rõ nguồn cơn, các nhà hợp lực lại để chửi, lời chửi chia làm ba trường phái.

Những luận điểm (yếu tố chính trị ) liên quan thiết yếu đến thể chế xã hội, là những vấn đề bức xúc nhất trong đời sống chính trị xã hội rất nhậy cảm, rất khó nói thẳng ra nhưng tác giả tạo ra những tình huống để lồng vào một cách khéo léo đến mức người ta thấy những luận điểm ấy như là những kết luận rút ra một cách tự nhiên và tất yếu từ thực tiễn cuộc sống, chứ không phải là sản phẩm tư tưởng của tác giả trong tiểu thuyết luận đề.

Điển hình là trường đoạn màn đấu khẩu của các bà ở chợ, đó là thứ ngôn ngữ sặc mùi chợ búa :

- Chưa chi đã sồn sồn như l… chấm muối ấy. Nói phải có lý, có lẽ

đàng hoàng. Để tôi hỏi đây này. Cái siêu thị nhà các ông, mà ở chung với chợ chúng tôi, thì nó hớt hết khách chúng tôi còn gì. Cầu Đông đi đằng cầu Đông, cầu Tây đi đằng cầu Tây. Không dính gì với nhau.

- Bà rõ là loại l…sành ghe đa, l… vá sắt tây, l… xây xi măng, l… chăng dây thép. Tôi hỏi thế là muốn nói như bà đấy. Chợ là chợ mà thị là thị. Tôi là tôi cứ dí vào cái siêu thị nhà các người.

91

- Này, nhà chị dí cái gì đấy. Cho chị lên mà dí vào hàng tôi. Toàn đồ điện đấy. Tôi chỉ bật tách một cái là nó giật tung “cái ấy” đi cho xong đời nhà chị.

Đối thủ nào có phải tay vừa:

-Á à! Mày rủa tao chết đấy hả con kia? Cậy vốn to buôn to chứ gì? Tao là tao đ… có sợ nhé.

Trong đoạn hội thoại trên, tác giả xây dựng một tình huống rất thật nên tính thuyết phục cao. Đó là việc các bà hàng cá, hàng thịt cãi nhau, một màn đối thoại bằng ngôn ngữ dân gian hết sức thú vị để dẫn đến khẩu hiệu: dân biết, dân bàn, dân quyết định. Nó có nghĩa như một phát biểu để dẫn cho luật trưng cầu dân ý tất yếu sẽ đến, khi điều kiện chín muồi. Cách đặt vấn đề khéo léo, không trực diện nhưng tạo hiệu quả cao.

Dường như Nguyễn Bắc Sơn muốn thâm nhập vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội, những câu chuyện về đời sống tình dục được đan xen rải rác trong tác phẩm. Nó cũng nói lên phần nào tâm lí đời sống của con người, không ngại ngần khi đề cập đến phương diện tình dục dưới nhiều hình thức khác nhau, chủ yếu thông qua lời kể của nhân vật.

Đó là cuộc trò chuyện giữa Đại và Bình:

“Thế ở bên này, có cô bạn nào không?

-Anh nói đúng đấy. Tất cả chỉ là bạn. Bạn làm ăn. Cũng có thể là bạn tình. Em chung thủy với người em yêu. Nhưng không chung tình được. Xa xôi cách trở thế này. Cô đơn thế này, mà mỡ cứ đưa đến trước miệng mèo… Mà không phải là một đâu. Giúp đỡ chị em thôi. Không gắn bó gì. Mình cũng cân bằng được dương âm. Mà nó cũng cân bằng được âm dương”.

Viết về đời sống tình dục tương đối nhiều, nhưng Nguyễn Bắc Sơn cũng sử dụng những tiếng “lóng” để tránh gọi tên trực tiếp, không gây cảm giác “thô” trước người đọc như: quả chuối tiêu, quả ớt chỉ thiên, đánh nhanh, thắng nhanh, sân vận động hàng chiếu, cây đàn tì bà…

92

Có thể thấy đời sống tình dục được nhà văn soi chiếu từ nhiều mối quan hệ với nhau: quan hệ vợ chồng, quan hệ theo kiểu bồ bịch, quan hệ tình dục trong tâm tưởng hay bằng cảm giác… Từ nhiều góc cạnh đó cho thấy rõ đời sống tình cảm, tâm lý của con người là những đòi hỏi thiết yếu trong cuộc sống. Mỗi bạn đọc có thể rút ra cho mình những bài học thiết thực trong cuộc sống gia đình.

Quả thật, ngôn ngữ sinh hoạt trong tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn rất phong phú và đa dạng. Đó là sự vận dụng khéo léo ngôn ngữ dân gian như thành ngữ, tục ngữ, khẩu ngữ, vè… lồng ghép trong lời nói của nhân vật.

Điều đó tạo nên sự sinh động, uyển chuyển trong ngôn ngữ và nhân vật tạo được cá tính riêng. Kết hợp với kho ngôn ngữ dân gian là thứ ngôn ngữ suồng sã ta vẫn gặp đâu đó trong cuộc sống thường nhật. Ngôn ngữ trong tác phẩm của ông đã tái hiện được những sắc điệu muôn màu của cuộc sống. Đó cũng là điều đích thực mà các tác phẩm văn học luôn hướng tới.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)