Nhân vật tích cực

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn (Trang 37)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Nhân vật tích cực

Trong văn học cách mạng, nhân vật tích cực chính là những con người mang phẩm chất cách mạng, con người mới xã hội chủ nghĩa, có lập trường chính trị vững vàng, có nhiệt tình cống hiến. Còn ở thời bình hiện nay, đặc biệt đất nước đang trong quá trình hội nhập và phát triển thì quan niệm về con người đánh giá như thế nào? Có thể khẳng định, xã hội hiện

38

nay đòi hỏi con người vừa có ý thức công dân cao cả, vừa kết hợp với tài năng và trí tuệ để đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết của xã hội và cộng đồng quốc tế. Soi chiếu trong tác phẩm của Nguyễn Bắc Sơn cho thấy, với tuyến nhân vật tích cực mà ông dày công xây dựng phần lớn là những đảng viên tiêu biểu. Họ ở mọi ngành nghề khác nhau, những cương vị khác nhau, từ những suy nghĩ và việc làm khác nhau nhưng đều góp phần là tác nhân và động lực của quá trình xã hội chuyển đổi. Có thể kể tên một số nhân vật như: Lê Hoè, Lê Đại, Trần kiên, Nguyễn Năng Triển, Thảo Tần, Thanh Diệu, Bội Trân, Thu Phong, Đoàn Hùng, Kiều Linh, Cường…. Đặc biệt là những nhân vật lãnh đạo cấp cao lần đầu tiên xuất hiện trong tiểu thuyết Việt Nam, như ông Trân - Uỷ viên bộ chính trị, bí thư (mới) thành uỷ; Ông Thụ, Trưởng ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương ; Tổng bí thư và “Cụ”.

Để thấy được vai trò tích cực của các nhân vật, chúng tôi điểm qua một số nhân vật tiêu biểu:

Ông Lê Hoè vốn sinh trưởng ở nông thôn, tham gia quân đội trong kháng chiến chống Pháp rồi chuyển về làm cán bộ tuyên huấn thành phố, chối bỏ gốc gác thôn quê với một người vợ một thời lầm lỗi trong cải cách ruộng đất, một người con trai là kết quả của cuộc hôn nhân với bà vợ cũ, bị gục ngã vì chủ nghĩa thành tích mà bây giờ vẫn cứ là một căn bệnh kinh niên. Cuộc sống đô hội với người vợ mới, một gia đình mới. Gia đình Lê Hoè nhìn bề ngoài là một gia đình mẫu mực, sản phẩm đích thực của cách mạng, trưởng thành từ cách mạng và thành đạt trong thời kì đổi mới.

Trong tiểu thuyết nhân vật ông Hoè có vai trò nổi bật và được tác giả phác hoạ khá thành công: Một cán bộ chuyên trách công tác tuyên huấn, cả cuộc đời gắn với những bài giảng về nghị quyết, về đường lối chính sách, suốt đời phấn đấu không mệt mỏi cho lý tưởng Đảng đã để lại những dấu ấn khá sâu sắc cho người đọc. Chính vì tận tuỵ và say sưa với công tác

39

tuyên huấn nên cả gánh nặng gia đình ông đều dồn nên đôi vai bà vợ mậu

dịch viên tháo vát. Có lúc được đà, bà phê phán: “Ông thì chỉ khi nào có

chỉ thị nghị quyết thì mới làm thôi. Đợi đến lúc nghị quyết thành chính sách. Chính sách thành nghị định, quyết định hay định định gì nữa thì có mà ăn cám nhớ. Ông quen lên lớp thì cứ đi mà giảng nghị quyết, ông cứ ngồi đấy cho tôi nhờ, ông nghị quyết ạ” [55, tr.6]. Ông có thể được người

khác trọng vọng, có thể hùng hồn ở đâu đó, về những bài giảng nghị quyết

còn cái lý của bà đơn giản hơn nhiều “Ông chỉ biết có nghị quyết, chứ biết

gì đến nhà của vợ con”. Có thể trong lời chua ngoa của bà vợ có chỗ thái

quá, nhưng đã nói đúng điểm yếu của ông đó là bệnh xa rời thực tế. Nghề nghiệp đã khiến ông giải quyết công việc theo những công thức có sẵn. Thực ra Lê Hoè đã làm tốt trách nhiệm của một người làm công tác tuyên huấn. Ngặt nỗi là cuộc sống luôn đổi thay trong khi những bài giảng của ông lại quá cách xa thực tế, ông chưa thấy rằng thực tiễn là thước đo chân lý. Từ việc giám đốc sở giáo dục đào tạo Hải An vẫn lãnh đạo tốt công tác này nhưng không tổ chức học nghị quyết theo kiểu đối phó, cốt để báo cáo cấp trên khiến Lê Hoè phải tìm hiểu, suy nghĩ và tìm phương thức quán triệt nghị quyết trung ương có hiệu quả hơn ở các cấp cơ sở.

Được vợ đặt biệt danh giễu cợt là “ông nghị quyết”, ông luôn tin vào “phép thiêng” của nghị quyết nên không thể hiểu được vì sao có những nơi đã được ông quán triệt nghị quyết rồi lại không chịu làm theo. Ông trở thành cầu nối chuyển tải liền tư duy chỉ đạo của cấp trên với thực tế hành động của cấp dưới. Ông vấp phải một nghịch lý, cấp dưới thì thờ ơ với nghị quyết do ông quán triệt, cấp trên thì liên tục điều chỉnh cho ra những nghị quyết mới phù hợp với thực tế hơn. Càng ngày ông càng trở nên chóng mặt quay cuồng giữa cái sinh động của cấp dưới và cố gắng đuổi theo thực tế của cấp trên, nghị quyết này vừa được ông phổ biến chưa kịp thực hiện, đã

40

có nghị quyết khác để ông rao giảng tiếp. Ông tự hào thổi bùng lên khí thế

cho hàng trăm người “rồi ừ họ sẽ toả ra. sẽ thành phản ứng dây chuyền,

đốt lên ngọn lửa nhiệt tình của hàng ngàn vạn đảng viên khác, quần chúng khác. Đám lửa nhỏ đốt cháy đồng cỏ rộng là thế này đây. Nhiệm vụ của ông, của những người như ông là thổi bùng lên tinh thần cách mạng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội của mọi người, trước hết là của đảng viên” [55,

tr.14-15].

Ông là người cán bộ rất có tâm huyết với nhiệm vụ của đảng đề ra vì thế chuyện cán bộ chủ chốt ngành giáo dục- đào tạo Hải An chưa hề triển khai học nghị quyết làm “ông ngạc nhiên vô cùng”, ông đề nghị thường vụ thành uỷ Hải An xem xét kỉ luật nghiên khắc Trần Vân- Giám đốc sở giáo

dục đào tạo- Hải An. Ông cho rằng sự lãnh đạo Đảng ở đây thế nào: “Nghị

quyết trung ương mà không quán triệt từng cấp uỷ , từng chi bộ, từng Đảng viên, thì làm ăn thế nào? Đấy là đường lối là phương hướng, mất phương hướng thì như là thằng mù rồi còn gì”.

Đã từng là người lính và hiện là một cán bộ Đảng chuyên trách như ông thì việc chấp hành mọi quy định, mọi nghị quyết là sống còn, là máu thịt, không thể tuỳ tiện, không thể xem nhẹ được.

Nếu như dưới mắt người vợ, ông Lê Hoè chỉ là “ông nghị quyết”, chẳng biết đến chuyện gì khác thì với các con Lê Đại, Trần Kiên, Thảo Tần thì Lê Hoè lại là chỗ dựa, thậm chí là “đấng cứu thế” mỗi khi những bất trắc, ngang trái của cuộc đời, số phận dồn đuổi họ. Với các con mình, Lê Hoè không chỉ là một người cha mà còn là một người bạn, một cố vấn, một đồng minh thân thiết có thể trở thành tri ân, tri kỷ. Mối quan hệ của Lê Hoè với Trần Kiên đã trở thành mối quan hệ giữa “ông bạn bố vợ” và “con rể”. Họ có thể cởi mở với nhau những vấn đề bức xúc nhất của chính mình. Hai bố con có lúc tranh luận như hai người bạn. Có lúc ông đã đưa ra

41

những ý kiến khích lệ động viên Trần Kiên: “Đấy là một thái độ dũng cảm,

mà chỉ những người cộng sản chân chính mới có. Vạn nhất, nếu điều xấu ấy xảy ra, mà anh làm đúng như điều mình nói, thì dù có bị kỉ luật con vẫn cứ được, mà cái được sẽ rất lớn. Ấy là mang lại niềm tin của mọi người vào những người cộng sản” [55, tr.442]. Có khi lại là những lời tâm

huyết của thế hệ trước với thế hệ sau: “Lớp người như bố cũ quá rồi, lạc

hậu quá rồi, không bắt kịp nhịp đi của thời đại. Con hãy tiếp tục con đường đã chọn” [55, tr.442]. Đó là những lời tâm huyết của một người cha, một

người đồng chí và của thế hệ đi trước với thế hệ sau.

Sau khi nghỉ hưu ông đã trở thành cố vấn cho con trai Lê Đại đã đưa ra rất nhiều ý kiến sắc sảo giúp công ty làm ăn phát đạt. Bằng cách hằng ngày ông đọc báo cáo và chọn lọc những tin tức kinh tế liên quan đến sự làm ăn của công ty Sao Việt. Ông còn đi thực tế sang Nga để nắm tình hình và nghiên cứu thị trường. Quả thật, Lê Hoè đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho các con. Ngay khi Lê Đại tuyệt vọng trước hoàn cảnh chớ trêu của mình, anh cũng nhận được những lời khuyên, lời động viên của người cha:

“con đang ở đâu? Lái xe cho cẩn thận. Hết sức bình tĩnh đấy nhớ. Không

có tình cảnh nào là không có lối thoát. Cứ đi công việc đi, tối về bố con nói chuyện” [55, tr.356]. Các mối quan hệ kể trên đã chứng tỏ ông Lê Hoè luôn

là rường cột trong gia đình, và ở nhân vật này luôn có sự vận động tự thân, tự điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh, với thực tế xã hội.

Như vậy, Lê Hoè được tác giả phác hoạ khá thành công ở chương đầu. Ông đại diện cho thế hệ cán bộ từng qua một thời chiến tranh, một cán bộ chuyên trách công tác tuyên huấn, cả cuộc đời gắn với những bài giảng về nghị quyết, về đường lối chính sách Đảng với lòng say mê nhiệt huyết, ngọn lửa cách mạng được ông thổi bùng lên lan toả ra với hàng trăm con người. Tác giả xây dựng nhân vật Lê Hoè tiêu biểu cho lớp cán bộ có phẩm

42

chất tốt, đầy trách nhiệm với công việc, có niềm tin, lúc còn đương nhiệm chỉ biết tới lý thuyết xa rời cuộc sống, nhưng khi rời khỏi chốn công đường, rời vị trí chức trọng quyền cao về sống với vợ con, với làng xóm láng giềng, được sống trong thực tế nên ông Hoè đã “ngộ” ra nhiều điều và cũng nhờ đó, ông có những ý kiến khá sắc sảo.

Có thể thấy, những nhân vật đóng vai trò tích cực trong xã hội được nhà văn phác họa ở nhiều lĩnh vực khác nhau, ở mỗi ngành nghề khác nhau nhưng đều thể hiện những phẩm chất tốt và năng lực nhất định.Ví như anh con trai của ông Hòe là Lê Đại được bố hướng cho con đường binh nghiệp. Lê Đại từ nhỏ theo học trường thiếu sinh quân rồi học trường sĩ quan, tốt nghiệp xong anh về một đơn vị chiến đấu. Cuộc chiến gian khổ đã tạo cho anh một phong thái tự tin, bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh.

Là một cán bộ lãnh đạo cấp tiểu đoàn, anh là mẫu cán bộ khuôn thước và không kém phần giáo điều, một sản phẩm sao in bản chính của ông bố thậm chí còn lí thuyết xa rời thực tế hơn cả bố. Trong vai trò của người lãnh đạo đơn vị Lê Đại tỏ ra rất năng nổ,có những sáng kiến đem lại lợi ích cho anh em chiến sĩ. Anh tỏ ra là một người rất có tài, am hiểu và nhanh nhậy trong lĩnh vực kinh tế, có những cách tính toán vận chuyển lương thực cùng với mỗi đợt hành quân để cải thiện bữa ăn cho chiến sĩ

“một đàn trâu 12 con được lùa lên hai chiếc xe vận tải quân sự…. Chuyến

ra, hai xe trở dừa cho người ở nhà, tính đủ hai người một quả. Hàng đánh ngược ra là đường. Chuyến đi lãi đằng đi, chuyến về lãi đằng về, lãi ra lãi” [55, tr.118], đám cán bộ hậu cần rất phục tài kết hợp này của anh.

Sau này, khi cuộc chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng, binh nghiệp không còn là sự nghiệp đẹp nhất của thanh niên nữa,khi người ta quan tâm nhiều hơn đến chuyện riêng tư, đến đời sống gia đình, nhất là khi làm giầu đã trở thành một sự thúc bách chính đáng của mọi người. Với hàng ngũ sĩ quan

43

như Lê Đại, trước những đòi hỏi của công việc hiện đại, không phải ai cũng đáp ứng được đòi hỏi của quân đội, nhất là không có bằng đại học chuyên ngành. Một sự phát triển đích thực bao giờ cũng diễn ra cả hai quá trình song song nhưng ngược chiều nhau: Đào tạo và đào thải. Chỉ có đào tạo mà không có đào thải thì đó chỉ là phát triển giả tạo, phát triển ảo.Nhận thức được điều đó, Lê Đại xin ra khỏi quân đội vì biết mình không thể phát triển được nữa. Anh xin chuyển ngành sang một cơ quan kinh tế ở Thanh Hoa. Sau đó, anh đã tự trang bị những kiến thức thiếu hụt trong những năm trong quân ngũ, bằng những kiến thức thực tế học được qua thương trường và bằng sự nhanh nhạy trong kinh doanh anh đã thành lập công ty Sao Việt. Một công ty hoạt động cả trong và ngoài nước rất phát đạt. Công ty Sao Việt do Đại làm giám đốc, hàng năm đóng một khoản thuế không nhỏ cho thành phố. Theo quan điểm của Đại là đóng được nhiều thuế cho nhà nước chính là góp phần làm giầu cho đất nước, là yêu nước rồi. Điều đó cho thấy ở lĩnh vực nào Lê Đại cũng là tấm gương tiêu biểu đáng học tập cho thế hệ thanh niên hiện nay.

Là tiểu thuyết luận đề chính trị, chắc chắn nhà văn phải phản ánh những vấn đề chính trị một cách cụ thể. Trong tiểu thuyết của mình, Nguyễn Bắc Sơn không biến mình thành một cái loa phát ngôn về những vấn đề chính trị khô khan đó, mà nó đã được hình tượng hóa, được phản ánh thông qua hình tượng nhân vật Trần Kiên - một nhân vật mà nhà văn đã dày công sáng tạo và gửi gắm tư tưởng tác phẩm.

Có thể nói Trần Kiên là mẫu người cán bộ Đảng tiêu biểu trong xã hội hiện nay. Ở anh hội tụ đầy đủ phẩm chất của một công chức mẫn cán, của một Đảng viên và của một con người cũng rất đời thường.

Trước hết, có thể nhận xét về Trần Kiên, là một người hết lòng với công việc, có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, biết đặt lợi ích chung

44

lên hàng đầu. Ban đầu Kiên là kỹ sư mới tốt nghiệp làm trưởng phân xưởng cơ khí động lực ở nhà máy Thắng Lợi. Thời ấy, với tư cách phân xưởng trưởng, anh không cho phép công nhân họp chi bộ trong giờ làm việc. Bởi anh phải làm đúng chức trách quản lý, điều hành công nhân trong tám giờ vàng ngọc, vì vụ việc này, anh phải đối mặt với bí thư đảng ủy mặc dù cả hai quý và cuối năm phân xưởng Kiên về đích đầu tiên đứng đầu nhà máy về chỉ tiêu kế hoạch sản lượng. Dù chi bộ nhất trí 100% kết nạp Kiên nhưng lên tới đảng ủy nhà máy, trường hợp của anh bị găm lại. Giám đốc đồng ý kết nạp anh vào đảng, còn bí thư thì tìm mọi cách lập bè phái để đấu lại với giám đốc, cuối cùng ông ta cũng thua vì quyết định cho bỏ phiếu kín, Kiên được kết nạp đảng, được đề bạt phó giám đốc rồi lên thay giám đốc kiêm bí thư đảng ủy công ty. Và hiện giờ, anh là bí thư quận ủy Lâm Du.

Quãng đời ấy cho thấy sự phấn đấu của anh là cả một quá trình cố gắng trong công tác, tự mày mò học tập nâng cao trình độ (học tiếng Anh trong giờ giải lao), có những đề xuất mới trong công tác. Cụ thể như bối cảnh cả thành phố đang nóng lên với những cơn sốt đất, sốt xây dựng, sốt quy hoạch, quận Lâm Du là quận mới được thành lập nên tốc độ sốt đất, sốt xây dựng cũng chóng mặt. Vấn đề đất đai quy hoạch của Lâm Du bị báo chí mổ xẻ. Nhưng với cách thâm nhập thực tế và bản lĩnh của người lãnh đạo, Kiên đã từng bước giải quyết các mục việc một cách hiệu quả.

Hơn thế nữa, Trần Kiên bằng vào kinh nghiệm cuộc sống của mình đã thấy những bất cập của mô hình giữa lãnh đạo và quản lý thường là chồng chéo về việc ra nhiệm vụ nhưng lại không rõ ràng về trách nhiệm, khiến cho thực tế công việc bị cản trở và kết quả bị hạn chế. Hơn nữa để tránh cồng kềnh tránh sự chậm chễ trong phối hợp công tác giữa cơ quan đảng và chính quyền, Kiên đã đề xuất ý định cải tiến phương thức lãnh đạo,

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)