8. Cấu trúc của luận văn
3.2.1 Ngôn ngữ chính trị-xã hội
Tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn là tiểu thuyết luận đề chính trị, vì vậy trong tác phẩm xuất hiện dày đặc các từ ngữ thuộc lớp từ ngữ chính trị. Lớp từ ngữ đó xuất hiện ngay ở lời kể của người kể chuyện, lời của nhân vật qua các đoạn độc thoại, đối thoại. Với tham vọng phản ánh và bám sát hiện thực đời sống xã hội đương đại, nhà văn đã đưa vào tác phẩm những dữ liệu lịch sử có thật để minh chứng và mang lại hiệu quả thuyết phục cao cho người đọc.
Ngược dòng thời gian, câu chuyện trở lại những ngày đầu của thời cải cách với màn đấu tố địa chủ của vợ cả ông Hòe. Anh đội trẻ đã giúp cô Mận dựng lên một câu chuyện bịa đặt với lời hứa sẽ được chia một phần tài sản của tên địa chủ. Chính vì sự động viên khích lệ của anh đội trẻ cả về vật chất lẫn tinh thần, Mận đã “diễn” rất đạt màn đấu tố vu khống đó, tên địa chủ dù không mắc tội vẫn phải cúi đầu nhận tội.
“- Mày lại hiếp dâm bà nữa, mày có nhớ không?
-Thưa bà, con không hiếp dâm bà bao giờ ạ!
-Á à! Mày còn chối à? Kim đâm vào thịt nhớ nhau suốt đời! Mày còn chối nữa không?”
Chuyện đấu tố địa chủ thời cải cách là câu chuyện có thực, có thể đây là màn đấu tố giả định nhưng nó đã được tác giả chắt lọc từ hiện thực cuộc sống. Thời cải cách đã qua, sự chỉ đạo của Đảng đôi lúc còn máy móc, có sai lầm và đã được nhìn nhận, sửa đổi. Chỉ một đoạn đối thoại nhỏ, tác
80
giả đã giúp người đọc quay ngược thời gian về một thời đã qua nhưng để lại nhiều bài học quý giá trong cuộc sống hiện nay.
Tiếp nữa là hình ảnh cửa hàng lương thực, một đặc trưng tiêu biểu của thời bao cấp xưa được nhà văn khái quát bằng ngôn ngữ văn học, hình
ảnh văn học như: “Thời ấy, quanh cửa hàng lương thực, thực phẩm bao giờ
cũng có những cục gạch như thế. Nó được nhặt từ những xó xỉnh nào đó đến đây, làm nhiệm vụ thế chỗ cho người xếp hàng khi mình không có mặt. Nhưng muốn cho cục gạch ấy có giá trị pháp lí trước mọi người, để khi chủ nhân của những vật thế chỗ ấy trở lại nhận chỗ, được mọi người công nhận, cho đứng thay vào chỗ ấy, thì nhất thiết nó phải được ít nhất một người xác nhận; hòn gạch ấy, cái vật ấy là của chị này, anh này. Khi chủ nhân hòn gạch đã có mặt, nó lại bị hất ra ngoài. Hòn gạch lại là hòn gạch vô dụng…” [56, tr.64].
Quả là không khí của một thời bao cấp được tái hiện lại một cách cụ thể , sống động qua hình ảnh viên gạch đặt xếp chỗ. Tưởng như lạ một câu chuyện bịa, nói quá chăng nhưng đây là chuyện có thật thời bao cấp; thời kì mà người ta có sự phân biệt rạch ròi giữa cán bộ công chức với dân tự do ở chế độ mua lương thực, thực phẩm bằng tem phiếu và sổ gạo. Cán bộ công chức cũng oai thật đấy, có chế độ tem phiếu hàng tháng nhưng để mua được những thứ theo tem phiếu người ta phải xếp hàng chen chúc rất vất vả. Riêng việc đi mua gạo hàng tháng, mọi người phải đi sớm trước giờ mở cửa vài tiếng để được lĩnh trước, được mua gạo ngon hơn. Cũng chính thời bao cấp đã đẻ ra một loạt cán bộ mậu dịch viên có quyền hành, giảo hoạt như nhân vật bà Phụng. Và đẻ ra nhiều quy định phiền hà mà mọi người ngấm ngầm tự hiểu, và tự thực hiện.
Kể về một thời quá khứ không phải để phê phán và suy ngẫm và rút kinh nghiệm cho những việc của ngày hôm nay chăng?
81
Có thể liệt kê một số ví dụ về nhiều cái- có- thực đã được đưa vào tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn, được đan xen dưới những hình thức khác nhau.
1.Trong cuộc họp kết nạp Trần Kiên, phe của bí thư có những ý kiến áp đảo, phê phán Trần Kiên. Vì thế trước khi quyết định bỏ phiếu kín, giám đốc đã có ý kiến nhắc nhở một cách sâu sắc. "Chúng ta không bao giờ quên được lời dạy của Bác Hồ, người sáng lập ra Đảng ta: “Phải giữ gìn sự đoàn kết của Đảng như gìn giữ con ngươi của tròng mắt mình”, các đồng chí ạ! Vì thế để đảm bảo đoàn kết nội bộ và dân chủ, chúng ta sẽ bỏ phiếu kín.” [55, tr.196].
2. Ông Hòe là cán bộ công tác chính trị, dường như bị ảnh hưởng của nghề nghiệp, có lúc dòng suy nghĩ của ông hướng đến những vấn đề chính
trị có tính quốc gia như: "Ông Hòe trầm tư nhớ lại câu nói của vị nguyên
thủ Nga: Nếu ai không luyến tiếc một thời liên bang Xô Viết thì người ấy không có tim. Nếu ai muốn khôi phục lại liên bang Xô Viết thì người ấy không có óc" [55, tr.330].
3. Khi bàn công việc với Kiên, Hùng nói ra cái điều mà anh nghiền
ngẫm từ lâu : “Ngày xưa thời chống Pháp, Bác Hồ có một quyển sách
mỏng ký tên là X.Y.Z, nhan đề: Sửa đổi lề lối làm việc” [55, tr.472].
4. Trịnh Trân được cử về Thanh Hoa thay bí thư thành ủy cũ. Khi chuẩn
bị công tác nhân sự nhiệm kỳ tới, “ông nhớ đến phương pháp của một người
rất xa lạ với ông-Bôrit Enxin nhắm vào một người khiêm nhường, không đến gần mình bao giờ, thậm chí không hào hứng ngồi vào cái chỗ mà nhiều người nghển cổ, kiễng chân nhăm nhe. Sự lựa chọn của Enxin nhờ thế, cũng là lựa chọn của nước Nga. Putin đã chứng tỏ cho nước Nga và cho thế giới thấy rằng, sự lựa chọn ấy là điều kì diệu, đúng tuyệt đối”[56, tr.216].
5. Cuộc giao ban đầu tuần, Kiên phản bác lại câu hỏi của Lưu với những ý kiến phát biểu rành rẽ, mạch lạc.
82
Lênin đã nói: “Tôi cần một nhà buôn giỏi hơn mười người cộng sản tồi”.
Ông Xuxlôp, người phụ trách công tác tổ chức của Đảng cộng sản
Liên Xô, trong một thời gian dài đã tổng kết: “Kinh nghiệm công tác tổ
chức của Đảng cộng sản Liên Xô là, càng ngày càng không phân biệt người trong Đảng và người ngoài Đảng”.
Bác Hồ đã từng nói với ông Nguyễn Văn Huyên - Bộ trưởng Bộ giáo
dục, ông Phan Anh- Bộ trưởng bộ Ngoại Thương rằng: “Chú ở ngoài Đảng, có
lợi cho Đảng hơn chú ở trong Đảng. Chú cứ yên tâm phục vụ đất nước”.
“Đảng Cộng sản Trung Quốc còn có chủ trương kết nạp cả những
nhà tư sản miễn là họ tán thành Điều lệ Đảng. Dĩ nhiên điều lệ ấy phải sửa đi cho phù hợp. Họ còn bổ nhiệm cả những người ngoài Đảng làm bộ trưởng nữa kia . Bởi một điểu đơn giản, đấy là những người đang góp một phần không nhỏ cho dân giàu nước mạnh, làm Trung Quốc mở mày mở mặt ra với thế giới” [56, tr.311-312].
6. Về thăm quê, trong khung cảnh quen thuộc nơi làng quê, ông Hòe nhớ đến câu đối của vua Lê Thánh Tông :
“Khoác một áo bào, đảm đương khó khăn thiên hạ
Xách ba thước kiếm, tận thu lòng dạ thế gian”[56, tr.337].
7. Khi cần ủng hộ nhưng việc làm mới, nhưng nhân tố mới, người
Tổng bí thư nhắc tới chuyện Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc Kim Ngọc: “Anh
Kim Ngọc cũng vì khoán chui mà bị kỉ luật. Mình vừa gánh trọng trách này. Còn đang thời kì làm quen với qui mô công việc mới. Hãy học anh Kim Ngọc” [56, tr.543].
8. Nói đến công tác xét xử của tòa án, Tổng bí thư có ý kiến : “Sự
nghiệp của chúng ta bây giờ, có phải là công cuộc đổi mới do Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh khởi xướng không? Hay là đồng chí định làm theo lối cũ » [56, tr.545].
83
Và “Không biết có ai định chụp cho tôi cái mũ ca ngợi pháp quyền
tư sản không. Khi tôi nói, đất nước ta có phải cảm ơn luật sư Lôgiơbai, người đã cãi thành công để Bác Hồ, chúng ta không bị tòa án Hồng Kông kết tội, và cũng chính nhờ vị ân nhân này tổ chức cho Bác trốn, nên mật thám Pháp mới không bắt được Bác để đưa về Việt Nam xét xử. Nếu tòa án Hồng Kông không chịu lí lẽ của ông Lô giơ bai thì không biết tình hình sẽ thế nào? Thế nghĩ là việc tranh tụng trước tòa là cực kỳ quan trọng có ý nghĩa quyết định đến việc tòa án ra quyết đinh đúng hay sai phải không các đồng chí ?” [56, tr.548].
9. Những câu vè của nhân dân được phản ánh đến Tổng bí thư như :
“Mất mùa đổ tại thiên tai , được mùa bởi tại thiên tài đảng ta”
10. Lời bác dạy “Đảng ta phải làm sao cho ai cũng có cơm ăn áo
mặc, ai cũng được học hành” [55, tr.137].
11. Về chính trị : “Việc nói, là việc của tao / Việc làm, tao đã bàn giao cho
mày / Tham quan du lịch đó đây / Những công việc ấy thì mày để tao / Văn bản cần chất lượng cao / Sau khi cân nhắc tao giao cho mày” [55, tr.298].
Hay “Không đi không biết Sài Gòn/ Đi về trong túi không còn một xu
/ Nói ra thì bảo rằng ngu / Cái mồm ăn một, thằng cu ăn mười / Nói ra sợ thủ trưởng cười / Hóa ra thủ trưởng gấp mười lần em” [56, tr.41].
Có thể thấy rất nhiều những dữ liệu lịch sử được nhà văn chắt lọc, chọn lựa đưa vào tác phẩm. Nếu như nó được kể lại bằng phương pháp liệt kê thì lại là điều không đáng bàn; mà nó được đưa vào một cách khéo léo, tự nhiên để nhấn mạnh hay làm sáng tỏ một vấn đề cụ thể.
Những dữ liệu lịch sử đó có khi gợi mở một sáng kiến trong công việc. Hùng nhớ lại nhan đề quyển sách mỏng của Bác là: Sửa đổi lề lối làm việc. Từ một nhan đề đó trở thành gợi ý: Phải sửa đổi lại lề lối làm việc ở Lâm Du, bắt đầu từ việc xây dựng một nền hành chính sạch.
84
Cũng vậy, khi Trinh Trân được đề cử về Thanh Hoa công tác, để chuẩn bị cho công tác nhân sự ông nhớ tới phương pháp chọn người của Bôrit-Enxin. Một kiểu chọn nhân sự đặc biệt và có hiệu quả cao được chứng minh bằng thực tế công việc vai trò sáng suốt của người lãnh đạo trong việc chọn lựa cán bộ. Từ câu chuyện trong tác phẩm cũng có thể là bài học trong thực tế cuộc sống chăng?
Ngoài việc giải quyết những khía cạnh khác nhau của nội dung tác phẩm, những dữ liệu lịch sử còn phản ánh hiện thực chính trị - xã hội qua một số vấn đề cụ thể.
Thông qua cuộc tranh luận gay gắt giữa Kiên và Lưu: một vấn đề được bàn tới là vai trò của người trong Đảng và người ngoài Đảng. Kiên đã dẫn lời của Lênin, của Xuxlôp, của Bác Hồ làm dẫn chứng cụ thể. Để khẳng định quần chúng là lực lượng có vai trò quan trọng đối với Đảng. Quần chúng cũng là những người hữu ích, có những đóng góp nhất định cho Đảng và đất nước. Trong xã hội hiện nay, không nên có sự phân biệt khắt khe giữa người ngoài Đảng và trong Đảng, bởi Đảng luôn cần những người hữu ích, có những đóng góp tích cực cho Đảng hơn là những “dẻ cùi tốt mã dài đuôi”.
Và danh hiệu đảng viên chỉ là một tiêu chí đánh giá phẩm chất con người. Cái quan trọng nhất là sự hữu ích, cái chất Người trong mỗi công dân. Chính vì vậy, hằng năm nhà nước tổ chức tôn vinh những doanh nhân, những người đại diện cho trí tuệ Việt Nam; khoác lên ngực họ là những vòng nguyệt quế. Họ hầu hết là người ngoài Đảng hoặc đã từng là đảng viên, xin ra khỏi Đảng để làm giàu cho mình, làm giàu cho đất nước.
Những dữ liệu lịch sử mà nhà văn đưa vào đều được vận dụng vào những trường hợp cụ thể để học tập, để suy ngẫm, để có hướng đúng đắn cho hiện tại và tương lai. Qua đó cũng thấy nhà văn có một vốn sống thực
85
tế rất phong phú; ông không chỉ phản ánh những vấn đề của ngày hôm qua và cả ngày hôm nay, với một thiên hướng chính trị rõ ràng và rành rẽ. Ông khai thác những vỉa quặng “chính trị nóng” của cuộc sống. Đó là những vấn đề hiển nhiên vẫn hiện hữu thường ngày nhưng để nói về nó, để bàn bạc bằng hình tượng nghệ thuật sống động, bằng ngôn từ văn học mang màu sắc chính trị rõ nét như Nguyễn Bắc Sơn quả là ít.
Có thể thấy ngôn ngữ chính trị nằm rải rác trong các vấn đề mà tác phẩm đặt ra hay trong dòng suy nghĩ của nhân vật cũng vậy.
Đây là dòng suy nghĩ của nhân vật Lê Hòe, từ thực tế công việc ông
thấy những bất cập trong cơ chế : “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý ,
nhân dân làm chủ tập thể… Nhưng vẫn có hai ông, ông nào cũng có quyền . Về mặt Đảng thì anh là cấp trên của tôi. Mỗi anh một mảng, tưởng như tách bạch rõ ràng mà vẫn không rõ ràng, bởi cả hai bên đều cùng quản lý những con người cụ thể” [56, tr.140].
Điều này vẫn tồn tại trong thực tế: Đảng lãnh đạo về đường lối tư tưởng, chính quyền có nhiệm vụ thực thi. Đảng và chính quyền là hai bộ phận tồn tại trong một tổ chức nhưng trách nhiệm nhiều khi không rõ ràng. Bên cạnh đó bộ phận nào cũng muốn thể hiện quyền lực, cũng muốn ảnh hưởng sâu rộng nên ngấm ngầm ngáng cản nhau một cách có lý, không bắt bẻ được. Mỗi bên giữ ý kiến riêng, mỗi bên lôi kéo một bộ phận quần chúng tạo thành phe cánh.
Chính vì vậy, nhất thể hóa hai chức danh là một là điều đáng bàn. Vấn đề này đã được thí điểm ở một số địa phương như Mê Linh (Hà Nội) và một số quận ở miền Nam. Như vậy, những vấn đề chính trị - xã hội được
tác giả đưa ra luận bàn đều có tính thực tiễn, tính dự báo cao.
Số lượng từ ngữ mang tính chính trị - xã hội là rất nhiều. Đôi khi nhà văn dành cả trang văn để viết về một vấn đề nhất định (Ví dụ: vấn đề sinh
86
hoạt Đảng ở chi bộ, đại hội Đảng bộ ở công ty Sao Việt). Tất cả chứng minh một vốn liếng về lịch sử, xã hội sâu rộng cùng một khả năng nắm bắt các dữ kiện lịch sử chắc chắn và biết vận dụng vào những tình huống cụ thể làm tăng tính thuyết phục.