8. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Nhân vật tha hóa
Người ta hay nói đến sứ mệnh của nhà văn là phải đào bới, xới lên mọi mặt thân phận của con người, để tìm ra những giá trị nhân văn đẹp đẽ cao cả. Nếu có những xấu xa, thấp hèn thì cũng là để phê phán, phỉ nhổ,
tránh xa, tiêu diệt. Lửa đắng thẳng tay mổ xẻ những nhân vật thuộc các cơ
quan công quyền và đoàn thể, những người nằm trong cơ chế, đang vận hành cơ chế và vi phạm cơ chế. Đó là những cán bộ nhà nước thuộc các cơ quan công quyền và ở những vị trí khác nhau như Vũ Sán, Trần Đương, Lê Việt Bắc và một số nhân vật được nhắc đến bằng chức danh như: Trưởng ban tổ chức thành ủy (mới), chủ nhiệm ủy ban kiểm tra thành ủy, thanh tra xây dựng quận Lâm Du, thẩm phán tòa án nhân dân Thanh Hoa.
48
Hiện thực của nền kinh tế thị trường đã làm cho con người biến đổi, lún sâu vào những cám dỗ của tiền tài, địa vị, quyền lực. Trở thành kẻ cơ hội thủ đoạn, điển hình của sự sa đọa là Vũ Sán.
Anh ta đã biết đầu tư đúng cửa cho con đường thăng quan tiến chức của mình bằng cách chạy các cửa, “chạy” đủ thứ, “chạy” các kiểu từ cái nhỏ đến cái lớn, cứ muốn được là phải “chạy”. Để chạy lên chức trưởng
phòng chọn ai là chuyện chạy đua ngầm là cuộc đấu giá: “thời buổi nó thế.
Luật chơi nó thế. Đố ai làm khác được?” [55, tr.242]. Chính vì thế, đó là
một cuộc chạy “maratông trưởng phòng”: “Trong khoảng trên dưới một
năm cái tủ rượu nhà Ngân hết nhẵn, chủ yếu chạy vào nhà sếp trưởng phòng. Còn két sắt đựng các loại tiền và kim loại quý của nhà anh Sán vơi đi bao nhiêu ta không thể biết” [55, tr.244].
Không chỉ có vậy, Sán móc nối được với một người nước ngoài sõi tiếng Việt; ông ta có đủ mánh khóe, chỉ dẫn đường đi nước bước cho Sán;
ông ta hiểu rất rõ cơ chế hành chính tổ chức của đất nước mình. “Theo
quan điểm của chúng tôi, cái gì cũng có giá của nó. Tôi nói có giá của nó chứ không nói cái gì cũng mua được, khi nói, ghế nào cũng có giá của nó thì không có nghĩa là bất cứ ai, trả giá ấy đều ngồi vào đấy được” [55,
tr.320]. Và Sán đã chấp nhận luật chơi ấy với sự giúp đỡ tích cực của người nước ngoài, nhờ thế hắn ta chạy được đủ thứ, cả bằng tiến sĩ, cả chức vụ đảng ủy viên, rồi chức phó giám đốc (thay Trần Đương). Khi bị người cùng cơ quan tố cáo, báo chí phanh phui, hắn dám thuê bọn đầu gấu bắt cóc con
gái tổng biên tập Phạm Năng Triển để trả thù. Chi tiết hắn “vãi linh hồn”
ngay trước mặt người nữ sĩ quan công an trẻ tuổi thật nhục nhã hết chỗ nói. Cuộc đời Sán được tổng kết bằng bốn chữ nhẫn: kiên nhẫn chờ thời cơ, tạo thời cơ leo lên, nhẫn nhục luồn cúi cầu cạnh, nhẫn tâm chà đạp người khác và dùng nhẫn vàng để mua chức quyền. Đó là cách tổng kết của dân gian,
49
tố cáo một loại cán bộ mà nhân cách, năng lực và quyền lực không bao giờ là ba trong một. Và đây cũng là lời cảnh báo thế lực đen tối bên ngoài đang ngày ngày lợi dụng rình rập chống phá chi phối nền kinh tế của đất nước.
Sự tha hóa của Sán phải có các thế lực hỗ trợ và dẫn đường cho hắn. Một trong những thế lực quan trọng đó là Trần Đương phó giám đốc sở Quy hoạch và kiến trúc. Chỉ xem cách tả kiến trúc ngôi biệt thự xây kiểu Pháp đầu thế kỉ XX có cả bể bơi, nhà để xe, trang trại lam nhà nghỉ cuối tuần, còn căn hộ cao cấp cho thuê cũng đủ hiểu ông ta nhơ nhớp đến mức
nào trong vũng bùn tham nhũng. Chỉ cần nhớ đến động tác “quay vào, thò
tay xuống ngăn bàn, cầm túi quà lên… Một chiếc phong bì. Ông ta mở ra, nhấp nước bọt đếm… loại tiền xanh lá mạ này rất mỏng…đắc ý vì đã không hở ngay quái chiêu của mình.để mai, nó phải đến lần nữa”[56,
tr.146] , và lần sau lại như thế “lại lùa tay xuống ngăn dưới bàn nước, lôi
ra một túi quà. Cho dù trái cây gì thì những đồng tiền ông ta nhấp nước bọt đếm vẫn màu xanh lá mạ” [56, tr.150]. Và chính ông ta đã nghĩ ra cách
giúp Sán gian lận phiếu khi bầu cấp ủy, nhưng không nói ngay, lại để lần khác Sán phải đến, vì biết rõ không bao giờ hắn dám đến tay không cũng đủ thấy bộ mặt ăn của đút ấy kinh tởm thế nào.Tác giả không nói, nhưng có thể suy luận, rất có thể bản thân ông ta trước kia trúng Đảng uỷ cũng bằng cách thức người khác dạy như thế.
Nhân vật chức sắc nữa cũng tha hóa không kém đó là Lê Việt Bắc, giám đốc sở giao thông công chính có cách bóp nặn tiền thiên hạ thật trơ trẽn. Ấy là gợi ý để mỗi em từ mẫu giáo, nhà trẻ, đến học sinh phổ thông, sinh viên đại học, có trường lớp đóng trong quận góp một bữa quà sáng “động viên” quân ông ta làm đường. Lại còn chi tiết cụ thể: nhắc phụ huynh học sinh đứng ra thu nên không sợ mang tiếng nhà trường. Ngoài cái tính dâm dê dậm dật có hạng, hắn còn có lối moi tiền Nhà nước một cách công khai bằng cách nặn ra các đề tài khoa học vô bổ, vô lí, không có tính
50
ứng dụng trong thực tiễn. Chỉ qua một đoạn đối thoại của nhân vật với
“em” là thấy rõ điều đó: “em biết không, làm đề tài nghiên cứu khoa học là
cách đúng đắn để moi tiền Nhà nước một cách… khoa học.…Đây nhé : “cây bóng mát và chặt tỉa cây bóng mát đường phố Thanh Hoa”, “Gạch lát vỉa hè Thanh Hoa- vấn đề và giải pháp”, “đồng hồ nước Thanh Hoa- vấn đề và giải pháp” [56, tr.365].
Tham nhũng và tha hóa là hai vấn đề nhức nhối mà mỗi công dân có ý thức trách nhiệm với xã hội đều muốn tẩy chay đều muốn làm trong sạch bộ máy nhà nước bằng cách loại bỏ những công chức tha hóa kiểu như vậy.
Thế giới nhân vật của nhà văn Bắc Sơn thật đa dạng các mối quan hệ chằng chịt; là các loại người khác nhau tốt có, xấu có; là những kiểu chụp giật, mánh khóe của cuộc sống hiện đại đa sắc màu. Tạo dựng thế giới nhân vật đó chắc chắn nhà văn không có nhiều tham vọng lớn mà ông, chỉ muốn góp một tiếng nói chân thật nhất với đời. Quả như lời tâm sự của nhà
văn: “Tôi muốn thông qua các nhân vật để nói lên suy nghĩ của mình về
thời cuộc, từ chuyện đấu tranh chống tiêu cực trong lĩnh vực đất đai; sự trù dập trả thù những người dám đấu tranh chống các thủ đoạn xã hội đen trên báo chí; công tác tổ chức cán bộ, công tác xét xử của tòa án… Tiểu thuyết Lửa đắng tuy vẫn tiếp tục phanh phui, phê phán nhiều tiêu cực của đời sống xã hội nhưng tôi tin nó sẽ không làm người đọc thất vọng. Bởi vì bên cạnh số người đang tạo ra những trì trệ, cản trở… tiểu thuyết vẫn toát lên âm hưởng lạc quan từ những phẩm cách của nhiều cán bộ các cấp” [4].