8. Cấu trúc của luận văn
3.1.1. Điểm nhìn khách quan, điểm nhìn bên ngoài
Điểm nhìn khách quan hay điểm nhìn bên ngoài “người kể trần
thuật, miêu tả sự vật từ phía bên ngoài nhân vật, kể ra những điều nhân vật không biết” [65, tr.104] và có nghĩa là nhà văn trần thuật theo sự quan sát,
nhận biết, lập trường của người đứng ngoài truyện. Theo cách này tác giả là người chỉ đạo toàn bộ quá trình trần thuật, tác giả tách ra khỏi nhân vật và kể về chúng, về những biến cố có liên quan đến chúng bằng một lời văn nào đó. Người kể chuyện là người biết hết, người thấy rõ nhân vật.
Người đọc có thể dễ dàng nhận thấy trong tiểu thuyết Luật đời và
cha con và Lửa đắng của nhà văn Bắc Sơn là vốn kiến thức phong phú, vốn
sống ngồn ngộn. Vốn là người hay quan sát để suy ngẫm, ông thường dùng điểm nhìn khách quan để tái hiện hiện thực, để phản ánh hiện thực. Trong tiểu thuyết của nhà văn Bắc Sơn, đó là hiện thực của cuộc sống hôm nay với bao chuyện đáng bàn như chuyện gia đình, chuyện xã hội, chuyện cơ chế…là tiểu thuyết luận đề vì vậy với mỗi vấn đề đưa ra nhà văn mong muốn là một lời bàn góp với xã hội và là câu hỏi với mỗi bạn đọc.
Trước hết là vấn đề nhà ở: Quỹ nhà của thành phố không đáp ứng nổi, vì vậy thành phố chủ trương, một là xây những ngôi nhà cao tầng để
tiết kiệm quỹ đất, hai là cấp đất cho cán bộ tự xây nhà. Dẫn đến cảnh: “Thế
là những cuộc chạy xin cấp đất bắt đầu. Tùy vị thế cơ quan xin đất, tùy mối quan hệ với các cơ quan chức năng, giúp thành phố quản lý quỹ đất. Nếu quan hệ với chính quan chức thành phố thì tốt quá rồi. Nhưng nếu không biết đường, lại phớt lờ các cơ quan chức năng thì cũng xôi hỏng bỏng không. Nhưng xét cho cùng thì lại tùy thuộc vào thủ tục đầu tiên - tiền
71
đâu?” (Luật đời và cha con). Tác giả đã phản ánh một thực trạng chung
trong xã hội. Đất đai đã trở thành một vấn đề nhức nhối ở khắp mọi nơi, đặc biệt là một số thành phố lớn. Vì đất, nhiều cán bộ đã làm sai để hưởng lợi, dẫn đến nhiều tiêu cực trong xã hội. Có khi là cả một đường dây sai phạm tư cấp dưới lên đến cấp trên.
Tiếp nữa là vấn đề không kém phần nhức nhối của xã hội: Đó là chạy chức, chạy quyền, chạy “ghế”. Được giọng kể hài ước và độ tin cậy cao của nhà văn “gói gém” qua cuộc chạy chức trưởng phòng của hai nhân viên dưới quyền. Hai vận động viên maratông phó trưởng phòng có khả năng lên trưởng phòng ngang nhau. Họ cùng là đảng viên, cùng có bằng đại học đúng chuyên ngành. Giữa Sán và Ngân lúc này là một cuộc chạy đua ngầm, cuộc đấu giá ngầm: những dịp khánh thành nhà mới, tết nguyên đán, sinh nhật…là thông lệ. Ngoài ra trưởng phòng còn mời cả phòng vào các dịp khác, mừng thượng thọ mẹ này, giỗ bố này, đám cưới bạc này, ăn đầy cữ cháu này, sinh nhật cháu đích tôn này, đi công tác nước ngoài này, con vào đại học này, “rửa xe” ô tô mới tậu này…Những cuộc này, các anh em khác trong phòng thì đại loại cũng như hai cô bạn thân kể trên. Còn với
Ngân và Sán phải đấu giá thôi. “Thời buổi nó thế. Luật chơi nó thế. Đố ai
làm khác được?” (Luật đời và cha con). Bằng giọng kể khách quan, lạnh
lùng, đôi chút hài ước nhà văn đã phản ánh một số vấn đề tiêu cực của một số cán bộ nhà nước. Để ngồi vào vị trí lãnh đạo nhiều người không phải lên bằng tài năng mà bằng vật chất và nhiều sự trao đổi đáng bàn khác. Điều đó đã tạo ra một lớp cán bộ bị thui chột về nhân cách và năng lực.
Vấn đề tuyển dụng cán bộ: Loại cán bộ không có chuyên môn vẫn tuyển dụng, phân trái ngành, chỉ cần có bằng đại học và nhiều mối quan hệ có thể xin vào một số nơi, quận uỷ, trường Đảng, tuyên giáo, tổ chức. Vậy những tổ chức đó sinh ra để nhận những cán bộ không chuyên như vậy
72
sao? Có lẽ đó là thực trạng chung trong việc tuyển dụng cán bộ ở nhiều nơi. Những cán bộ như vậy họ sẽ bị thui chột về chuyên môn nhưng nghiêm trọng hơn ở những vị trí được phân công liệu họ có thể làm tốt chức trách được giao không? Đây là vấn đề hiển nhiên vẫn tồn tại nhưng dường như xã hội vẫn mặc nhiên không phản ứng. Thế mới có chuyện hài ước trong
giới công chức: “người lính gác dưới ánh đèn nê ông lấy cô đánh máy
Quận ủy rồi đi học tại chức, bây giờ thành phó trưởng ban kiểm tra. Còn cô đánh máy ấy, học tại chức đại học Luật, leo đến chức Thẩm phán tòa án nhân dân thành phố. Người ta, phải có đủ bằng cấp rồi mới nói đến chuyện bổ nhiệm, đằng này lại bổ nhiệm rồi mới đi học để lấy bằng thì hèn gì chẳng đỗ .”[56, tr.245]
Còn vấn đề cơ cấu, sắp xếp cán bộ ở vị trí lãnh đạo cũng trở thành một lối mòn cố hữu cán bộ vào ghế trưởng ban tuyên giáo, trưởng ban kiểm tra, trưởng ban tổ chức phải có chân trong thường vụ quận uỷ. Như thế họ
có thể vượt qua mọi thông lệ: “chả kể gì chuyện học tại chức hay cao
học.Vì thế, xét về mặt chuyên môn thì đấy không phải là những người có chuyên môn cao. Nhưng dưới góc độ chính trị, thì đấy là những người có “uy tín” cao nhất” [56, tr.245]. Từ bằng cấp trình độ chuyên môn và cao
hơn là “ghế ngồi” trong tổ chức họ cũng được ưu tiên theo lối mòn quen thuộc. Đó là những lối mòn cũ kĩ, lạc hậu trong cơ chế tuyển dụng cán bộ cần phải loại bỏ, có như vậy xã hội mới phát triển và tiến kịp với thế giới. Đây là thông điệp của nhà văn chăng.
Chọn vị trí từ bên ngoài, tạo một khoảng cách nhất định với những sự kiện được kể, người kể chuyện đã có một thái độ khách quan khi trần thuật. Và điều đáng lưu ý là trong mạch trần thuật, Nguyễn Bắc Sơn thường sử dụng những câu hỏi tu từ, những lời trữ tình ngoại đề. Khi ấy, người kể như muốn tận dụng cơ hội để rẽ ngang tâm sự với người đọc về thực trạng
73
xã hội hiện nay. Chẳng hạn như trong Lửa đắng, nhân vật Tổng Bí thư sau khi làm việc ở thành phố Thanh Hoa đã tự thắc mắc: “Sao nhiều kẻ ăn bẩn ,
ăn chặn, ăn bớt, ăn mảnh, ăn của đút đến thế? Không phải những kẻ mà là những bọn, thậm chí cả một tập thể, với cả bộ tứ, thống nhất ăn của dân, của nhà nước.”
Hay khi nhận xét về tài tháo vát của bà Phụng:
“Thử hỏi, nếu bà không sử dụng mối quan hệ của mình để xây dựng
một loạt đường dây mua sau này, thịt, cá, đậu này,nước mắm này, đến cả nửa cân tóp mỡ này thì làm sao có bữa ăn hàng ngày tươm tất như thế? ”
[55, tr.78] Cũng ở Luật đời và cha con, sau cuộc chạy đua chức trưởng
phòng với kết quả bất ngờ, xuất hiện dòng trữ tình ngoại đề của tác giả,
hay đúng hơn là của người kể dấu mặt (người trần thuật): “Thật, không
gì vô tổ chức bằng công tác tổ chức của cơ quan này”. Cũng có khi tác
giả mượn lời nhân vật để thể hiện thái độ của mình. Như trong Lửa
đắng, khi Sán bảo vệ tiến sĩ xong thì có người nói : “Thì đã có bao nhiêu luận án không khoa học thế này, chứ có phải của một tiến sĩ giấy này đâu.” Hay khi một nhà báo bị trả thù bằng một nửa khuôn mặt xấu xí, tác
giả nhận xét: “Mà đây là cái xấu đẹp, cái xấu anh hùng chứ đâu phải
một việc xấu.”
Nhìn chung, trữ tình ngoại đề là một trong những điểm mạnh của Nguyễn Bắc Sơn. Nó là yếu tố ngoài cốt truyện song lại trở thành phương tiện quan trọng giúp nhà văn soi sáng thêm nội dung tư tưởng của tác phẩm thông qua ngôn ngữ của người trần thuật từ đó bộc lộ tập trung, đầy đủ hơn quan niệm nhân sinh của mình. Thậm chí, chính những dòng trữ tình ngoại đề ấy đóng vai trò giúp người đọc khám phá chiều sâu tư tưởng của tác phẩm. Vậy là, theo bước chân của người trần thuật khách quan, người đọc vẫn có thể đến được ý đồ nghệ thuật của tác giả.
74