DU LỊCH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DU LỊCH CÔNG ĐOÀN HÀ NỘ
2.1.1 Giao tiếp trực tiếp
Giao tiếp trực tiếp là điển hình của quá trình giao tiếp giữa hai hay nhiều người cùng có mặt trong thời gian tiếp xúc. Đây là loại hình giao tiếp mang lại hiệu quả cao nhất vì trong tình huống mặt đối mặt cả hai phía đều được tiếp nhận thông tin một cách trực tiếp dưới mọi dạng ngôn ngữ giao tiếp. Nhờ có thông điệp phi ngôn ngữ đi kèm mọi sự hiểu lầm thông tin thiếu chính xác sẽ được điều chỉnh nhanh chóng trong quá trình giao tiếp. Giao tiếp trực tiếp là một công cụ lợi hại để cho các công ty thực hiện các cuộc đối thoại đi đến những thỏa thuận hợp đồng làm ăn lâu dài. Giao tiếp trực tiếp là phương tiện để công ty tiến hành hội đàm song phẳng giữa các đối tác làm ăn, giữa chủ hàng và khách hàng, giữa các bên trong quá trình hợp tác, “Giao tiếp trực tiếp là chất kết dính cho các cuộc phỏng vấn giữa các phóng viên và chủ công ty lựa chọn ra những điều mà người tiêu dùng quan tâm và công ty quan tâm đến nhu cầu của xã hội.
Giao tiếp trực tiếp là chìa khóa mở ra sự gần gũi hiểu biết lẫn nhau trong tập thể các nhóm làm cho nhóm tăng cường đoàn kết tin tưởng lẫn nhau, làm nảy sinh những ứng xử thích nghi giúp cho các nhóm trong công ty ngày càng phát triển toàn diện. Tiếp khách cũng là một loại hình giao tiếp thường xuyên
của công ty. Hàng năm các công ty phải chi phí thời gian và tiền bạc khá nhiều vào công việc tiếp khách. Song tính toán sự thành công của công ty trong tiếp khách không ohair là loại bỏ ra nhiều thời gian hoặc tiền bạc mà lại ở sự giao tiếp có văn hóa hay không của công ty đối với khách.
Công ty có rất nhiều loại khách, chính vì thế công ty cần phải có nhiều các giao tiếp cho phù hợp từng đối tượng khách. Từ các quan chức chính phủ của các cơ quan pháp quyền, khách nước ngoài, các đối tác trong và ngoài nước, khách hàng, báo chí, khách tham quan…. Dù đối với khách nào thì công ty cũng phải bày tỏ một sự quan tâm chăm sóc tới họ nhất là khách ở xa.
Tiếp khách là loại giao tiếp đòi hỏi công ty phải dày công đầu tư. Ngoài chủ công ty còn có các nhân viên thư ký, những người giúp việc cho chủ công ty trong công việc tiếp khách. Ngoài sự bài trí xếp đặt các đồ vật trong phòng tiếp khách cho thuận tiện, đẹp mắt, nhân viên đón tiếp khách phải niềm nở, lịch sự trang phục nhã nhặn và giọng nói thuyết phục làm cho khách có ấn tượng ngay từ phút đầu. Tiếp khách ngoài phần xã giao, giới thiệu làm quen và tất cả nghi thức ban đầu xong phải đi vào mục đích câu chuyện. Khi nội dung câu chuyện đã rõ mọi yêu cầu đặt ra đều có hướng giải quyết thì nên kết thúc cuộc gặp mặt. Nếu khách ngồi quá lâu thì tìm cách kết thúc câu chuyện thật tế nhị (vì công ty còn rất nhiều việc phải làm).
Không bao giờ để khách tự ý ra về dù bận mấy cũng phải bắt tay chào tạm biệt khách một cách thân mật rồi tiễn khách (nếu không bận). Giao tiếp trong tiếp khách của công ty là tạo ra sự thân thiện hiểu biết lẫn nhau giữa khách với công ty, tạo điều kiện để khách tiếp cận với công ty và công ty có cơ hội để gần gũi với khách của mình hơn. Giao tiếp trong tiếp khách của công ty phải tôn trọng tất cả những gì thuộc về văn hóa, truyền thống, tập tục của các đối tượng khách, những sở thích, thích nghi, tâm lý vùng, miền, khu vực, quốc gia..
Tiếp khách thường không chỉ trong phòng làm việc, hội họp trong hội trưởng… người ta đã chứng minh sự thành công trong tiếp khách để đạt được mục đích của các công ty phần nhiều ở các bữa tiệc chiêu đãi. Trong bữa tiệc người ta có nhiều thời gian để bày tỏ với nhau một cách tự nhiên mà ở bàn hội nghị trang trọng không thể có được. Cùng với không khí âm nhạc và men rượu người ta ó thể gần gũi nhau hơn, bộc lộ với nhau một cách chân thực hơn trong việc hợp tác làm ăn. Đó là tất cả những gì thuộc về lợi thế mà kỹ năng giao tiếp trong tiếp khách của nhân viên trong công ty cần nắm lấy để phát huy