Tỉa cành

Một phần của tài liệu Giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn nghề trồng và chăm sóc chôm chôm (Trang 61)

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

1.2.Tỉa cành

1.2.1. Xác định cành cần tỉa

Khi năng suất bắt đầu giảm, thường sau 20 năm tuổi, cắt ngang những cành chính, giảm chiều cao đến khoảng 1/3, hoặc cách mặt đất 30-50 cm, khi những cành non phát triển từ dưới mặt cắt, tỉa giữ lại một số cành khoẻ thích hợp, hoặc khi cành đạt đường kính từ 0,5cm tiến hành ghép đổi giống. Sau 2 năm cây lại cho quả.

1.2.2. Thực hiện cắt tỉa cành

1.2.2.1 Xác định các cành nhánh cần tỉa bỏ

Việc cắt tỉa này được tiến hành đều đặn trong suốt 18 tháng đầu. Sau đĩ khơng cắt tỉa nữa mà để cây mọc tự nhiên và chỉ cắt tỉa những cành vơ ích như: cành cong queo, cành mọc chồng chéo nhau, cành sâu bệnh, xén những gié hoa cịn lại trên cây, cành dinh dưỡng là cành non mọc thẳng từ thân cành chính, cành đan chéo ngồi tán, cành dưới tán, cành trong tán... cho hợp lý để thúc đẩy cây mọc chồi tược non và cho quả vụ sau.

1.2.2.2 Xác định vị trí cắt cành

Với những cây phân cành như các cây chơm chơm cần áp dụng kỹ thuật tạo hình, tỉa tán để tạo ra bộ khung vững chắc, cân đối; hình dạng tán phù hợp với mật độ trồng. cây chơm chơm cĩ một trục chính thì khơng cần bấm ngọn mà nên dùng các cọc bằng tre hay gỗ để chống đỡ các cành, nhánh cho phát triển tự nhiên.

Trong năm đầu, việc cắt tỉa cành nhằm mục đích là tạo cho cây cĩ hình dáng khoẻ mạnh, đầy đặn, cành lá toả đều quanh cây. Việc cắt tỉa cành được tiến hành như sau: Nếu cây đã cĩ một cành chính thì cắt bỏ phần ngọn đi, chỉ chừa lại chiều cao từ mặt đất lên khoảng 60 cm đến 70 cm.

Sau khi bị cắt ngọn sẽ cĩ những cành mọc ra từ gốc và thân cây, nên chọn để lại những cành khoẻ mập mọc cách xa nhau vừa phải khoảng cách từ 4-5 cành mọc

đều quanh thân, cành thấp nhất phải cao hơn mặt đất ít nhất là 80 cm. Khi các cành này mọc dài ra thì cắt ngọn chỉ chừa lại chiều dài khoảng 30-40 cm.

1.2.2.3 Chuẩn bị dụng cụ cắt cành

Tùy theo vị trí, kích thước cành và chiều cao cây, các loại dụng cụ cắt cành cần được sữ dụng thích hợp. Một số loại dụng cụ được sử dụng phổ biến gồm cĩ: dây chì, kéo cắt cành (loại ngắn, loại dài), kéo giật, các loại cưa, thang dài...

Hình 4.4.3 Kéo giật cành Hình 4.4.4 Kéo cắt cành

Hình 4.4.7 Kéo cat cành trên cao Hình 4.4.8 Cưa cắt cành

Hình 4.4.9 Thang dai bằng nhơm

1.2.2.4 Tiến hành cắt cành

Kỹ thuật tạo hình, tỉa tán cho các cây khơng mở gồm 2 giai đoạn : Thời kỳ chăm sĩc kiến thiết cơ bản và thời kỳ chăm sĩc thu hoạch.

- Thời kỳ kiến thiết cơ bản: Tỉa bỏ các cành vượt mọc từ gốc ghép, chăm sĩc, tạo hình để cho cây cĩ 1 bộ khung vững chắc, cân đối, tán lớn. bấm ngọn khi thân chính cao 70 – 80 cm cho cây ra các chồi bên. Cắt tỉa hết các chồi mọc yếu, chỉ giữ lại 2 – 3 chồi khỏe mạnh tạo với thân chính 1 gĩc 45 độ, phân đều về các phía đề làm cành cấp 1. Khi các cành cấp 1 dài 60 – 70 cm tiếp tục bấm ngọn để tạo cành cấp 2 và tiếp tục như vậy để tạo cành cấp 3. Cành cấp 3 khơng hạn chế về số lượng và độ dài nhưng phải chú ý tỉa bớt ở những nơi cành quá dày. Cơng việc này cẩn phải làm liên tục trong 3 năm đầu sau khi trồng

- Tạo hình, tỉa cành cho cây ở thời kỳ kinh doanh tức là thời kỳ cây đang cho quả bằng cách cắt bỏ các cành vượt trong tán, các cành đan chéo, các cành tăm, cành sâu bệnh, cành khơ, những cành cho quả vụ trước, các cành vơ hiệu…

Một số lưu ý:

- Thời gian cắt tỉa, tạo hình với giai đoạn kiền thiết cơ bản cần làm thường xuyên, liên tục trong 3 năm đầu; với giai đoạn thu hoạch chủ yếu sau khi thu hoạch kết hợp với các biện pháp chăm sĩc khác như bĩn phân, tưới nước, phịng trừ sâu bệnh.

- Chỉ nên tỉa cành tạo tán khi trời khơ ráo, khơng làm khi cây đang ra lộc ra hoa. Khơng cắt tỉa quá 15% tổng số cành, nhánh đối với cây non, khơng quá 30% đối với cây trưởng thành trong thời kỳ cho quả

Một phần của tài liệu Giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn nghề trồng và chăm sóc chôm chôm (Trang 61)