Thực trạng phát triển và sử dụng thẻ tín dụng Ngân hàng TMCP Ngoạ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam (Trang 47)

Ngoại Thương Việt Nam

2.3.3.1 Thực trạng phát triển và sử dụng thẻ tín dụng Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Thương Việt Nam

Năm 1996, là năm Vietcombank trở thành ngân hàng đầu tiên thực hiện phát hành thẻ tín dụng ra thị trường với số lượng thẻ phát hành trong năm này là 360 thẻ. Cùng với sự phát triển của mình thì qua mỗi năm, số lượng thẻ tín dụng do Vietcombank phát hành không ngừng tăng lên và đến cuối năm 2012 tổng số thẻ của Vietcombank đã phát hành và đang có hiệu lực sử dụng là 367.212 thẻ.

Hoạt động phát hành thẻ tín dụng quốc tế

Cột mốc đánh dấu sự tham gia của Vietcombank vào thị trường thẻ tín dụng là vào năm 1996, với thương hiệu thẻ MasterCard và sang năm 1998, là thẻ thương hiệu VisaCard. Và trong những năm đầu hoạt động, số lượng thẻ tín dụng quốc tế do

Vietcombank phát hành rất khiêm tốn chỉ đạt 1.980 thẻ (từ năm 1996 đến cuối năm 2000). Nguyên nhân của sự phát triển chậm chạp này là do đây là sản phẩm mới được phát hành ra thị trường cùng với việc khách hàng chưa quan tâm nhiều đến sản phẩm thẻ

tín dụng do còn e ngại về cách thức thanh toán, phương thức sử dụng ... và ngay cả

Vietcombank cũng chưa thực sự chú trọng đầu tư nhiều vào việc phát triển rộng rãi dịch vụ này, các loại thẻ tín dụng phát hành đều dựa trên cơ sở có tài sản thế chấp.

Nhưng từ sau năm 2000 đến nay, nhận thức được phát triển thẻ tín dụng là một trong những lĩnh vực then chốt để có thể phát triển và nâng cao vị thế của ngân hàng trên thị

trường, Vietcombank đã triển khai rộng rãi và mạnh mẽ các sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế đến cán bộ lãnh đạo, toàn bộ cán bộ nhân viên của mình và khách hàng và mở rộng phương thức phát hành thẻ cho cả 2 hình thức là tín chấp và thế chấp để dịch vụ thẻ tín dụng có thể phát triển được dễ dàng hơn.

Đặc biệt trong những năm gần đây, dưới với sự cạnh tranh mạnh mẽ trong phát hành thẻ của các ngân hàng thương mại, Vietcombank đã không ngừng mở rộng đối tượng

được phát hành thẻ tín dụng; hướng đến nhiều tầng lớp khách hàng hơn chứ không kén chọn như trước, như: khách hàng có thu nhập ổn định, thanh toán lương qua Vietcombank; khách hàng có các quan hệ tiền gửi như tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có số dư ổn định; khách hàng có quan hệ tín dụng bằng hình thức thế chấp… nếu có nhu cầu và đáp ứng được những điều kiện cơ bản thì đều được VCB phát hành thẻ tín dụng dưới hình thức tín chấp.

Và để có thể thấy được rõ hơn về tình hình phát hành thẻ tín dụng của Vietcombank, ta có thểđi vào phân tích bảng số liệu sau

Bảng 2.4: Phát hành thẻ tín dụng quốc tế của Vietcombank Đơn vị: thẻ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số thẻ phát hành 25.523 30.840 48.007 79.195 91.671 Tỷ lệ tăng(%) 20.83 55.66 64.97 15.75 Số thẻ tích lũy 118.499 149.339 197.346 275.541 367.212

(Nguồn: Báo cáo hoạt động thẻ Vietcombank năm 2008-2012)

Nhìn vào bảng số liệu hoạt động thẻ tín dụng quốc tế được Vietcombank phát hành, thì trong giai đoạn 2008-2012 số lượng thẻ được phát hành tăng bình quân 39,30% qua các năm. Đặc biệt là năm 2010 và năm 2011 số lượng thẻ tín dụng quốc tế đã tăng rất cao, lần lượt là 55,66% và 64,97% so với các giai đoạn trước đó. Nguyên nhân của việc tăng này là do trong 2 năm 2010 và 2011, để có thể giữ vững được thị phần về thẻ tín dụng của mình, thì Vietcombank đã có các chính sách ưu đãi và khuyến mãi để thu hút khách hàng phát hành thẻ, điều này đã làm cho số lượng thẻ tín dụng phát hành trong 2 năm này tăng lên rất cao. Bước sang năm 2012, do khó khăn từ việc lạm phát cao đã làm cho hoạt động kinh doanh của cả nền kinh tế bị trì trệ kéo theo sự phát triển thẻ tín dụng của ngân hàng không được nhiều thuận lợi như các giai đoạn trước đó đã làm cho tỷ lệ

tăng trưởng về thẻ tín dụng của Vietcombank bị giảm tốc độ so với giai đoạn trước đó. Tuy nhiên, những khó khăn này đã được lãnh đạo Vietcombank dự kiến trước, nên đã kịp đề ra những chiến lược đúng đắn và điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch trong năm 2012 cho phù hợp với tình hình thực tếđể vẫn duy trì được vị thế là ngân hàng dẫn đầu về thẻ trên thị trường Việt Nam. Và kết quả là trong năm 2012, hầu hết các chỉ tiêu thẻ do Vietcombank đề ra đều tăng trưởng tốt và vượt mức kế hoạch. Cụ thể:

Về hoạt động thanh toán thẻ: Hoạt động thanh toán thẻ quốc tế tăng 22% so với 2011 (doanh số thanh toán thẻ quốc tế tại thời điểm 31/12/2012 là 1.185 triệu USD so

với 973 triệu USD vào thời điểm 31/12/2011) và vẫn duy trì vị trí dẫn đầu về thanh toán thẻ quốc tế, chiếm 50% thị phần thanh toán thẻ quốc tế tại thị trường thẻ.

Về hoạt động sử dụng thẻ Doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế do Vietcombank phát hành tăng 17% (từ 4.625 tỷ đồng vào 31/12/2011 lên 5.397 tỷ đồng vào 31/12/2012), với mức tăng khoảng 772 tỷđồng.

Về số lượng phát hành thẻ: Tính đến 31/12/2012, thì Vietcombank đã phát hành

được khoảng 91.671 thẻ (tăng khoảng 12.476 thẻ, với tỷ lệ tăng khoảng 15,75% so với cùng kỳ năm 2011). Số lượng phát hành thẻ tín dụng trong năm tăng là do có chiến dịch trọng tâm phát triển thẻ AMEX và sự ra đời của 3 sản phẩm mới là JCB, AMEX Platinum và Visa Platinum dành cho đối tượng là khách hàng cao cấp.

Bước sang năm 2013, dưới sự vươn lên mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng, cùng với sự cạnh tranh không lành mạnh, đôi khi chỉ để giành thị phần mà sẵn sàng chấp nhận lỗ của các NHTM khác, đã làm cho hoạt động thẻ của Vietcombank gặp những khó khăn nhất định trong việc phát triển dịch vụ thẻ tín dụng và giữ vững thị phần của mình.

Bảng 2.5. Thị phần thẻ tín dụng của 3 NH lớn trong 6 tháng đầu năm 2013

VIETCOMBANK VIETINBANK BIDV

Thị phần Xếp hạng Thị phần Xếp hạng Thị phần Xếp hạng Số lượng thẻ TDQT 24.20% 2 30.00% 1 3.40% 6 Doanh số sử dụng thẻ TDQT 24.83% 1 17.96% 2 6.73% 5

(Nguồn: Báo cáo Hội Nghị Ban Giám Đốc 6 tháng đầu năm 2013 của VCB)

Cụ thể, bằng các chương trình, các hình thức khuyến mãi khá hấp dẫn thì trong 6 tháng đầu năm 2013, số lượng thẻ tín dụng quốc tế do Vietinbank phát hành đã có sự gia tăng khá ấn tượng, và đã chiếm được 30% thị phần thẻ, vươn lên là ngân hàng có số

sự gia tăng về số lượng thẻ không có nghĩa là doanh số sử dụng thẻ sẽ tăng lên với 1 tỷ lệ

tương ứng mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: lãi suất, chất lượng dịch vụ

...Và điều này cũng đã được thể hiện qua bảng số liệu trên, cụ thể Vietinbank tuy đã chiếm thị phần 30% và đứng hạng 1 so với các ngân hàng trong hệ thồng về số lượng thẻ

phát hành, nhưng doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế của Vietinbank chỉ chiếm khoảng 17,96%, và đứng ở vị trí thứ 2 trên thị trường.

Trong khi đó, Vietcombank mặc dù bị tuột hạng trong việc xếp hạng thị phần về số

lượng thẻ tín dụng phát hành, nhưng với những tiện ích nổi bật sẵn có, cùng với thương hiệu và uy tín đã có từ lâu của mình thì thẻ tín dụng của Vietcombank vẫn được khách hàng tin tưởng và ưu tiên sử dụng, nên thị phần về doanh số sử dụng thẻ hiện tại của Vietcombank là khoảng 24,83%, xếp hạng 1 so với các Ngân hàng TMCP khác, và điều này cũng phù hợp với chiến lược của Vietcombank là từ bỏ cuộc đua về số lượng và chuyển sang cạnh tranh về chất lượng để giữ thị phần về doanh số thanh toán, doanh số

sử dụng hơn là thị phần về số lượng.

Nhìn chung, trong suốt các giai đoạn từ năm 2008 đến nay, hoạt động phát hành thẻ

của Vietcombank có thể gọi là đã thành công, với số lượng thẻ không ngừng gia tăng qua từng năm đi kèm với tỷ lệ tăng trưởng tương đối cao đã góp phần giữ vững vị trí hàng đầu trong lĩnh vực thẻ của Vietcombank. Kết quả này có được chính là từ sự nỗ lực của toàn hệ thống Vietcombank, bên cạnh đó phải kể đến các yếu tố khách quan của nền kinh tế

như: thẻ được nhiều người biết đến, trình độ dân trí được nâng cao, Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới… Tuy nhiên, Vietcombank cần phải chú trọng đầu tư

và phát triển hơn nữa các sản phẩm dịch vụ và các tiện ích đi kèm thì mới có thể tiếp tục duy trì được vị thế của mình trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)