2.1.1 Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
(Phụ lục số 02 đính kèm)
2.1.2 Bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
(Phụ lục số 03 đính kèm)
2.1.3 Những thành tựu đã đạt được
●Đối với việc tăng trưởng nguồn vốn
Đơn vị: tỷđồng
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu vốn chủ sở hữu của Vietcombank giai đoạn 2008 - 2012
(Nguồn: Lịch sử Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN 1963 – 2013)
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy được cơ cấu vốn chủ sở hữu của Vietcombank luôn tăng qua từng năm, nếu như năm 2008, vốn chủ sở hữu chỉ là 13.946 tỷđồng, thì tới năm 2012, sau khi hoàn tất quá trình cổ phần hoá thì vốn chủ sở hữu của Vietcombank
đã tăng vượt bậc lên mức 42.337 tỷđồng (tăng khoảng 13.698 tỷ đồng so với năm 2011 – tương ứng với tỷ lệ tăng khoảng 47%). Với việc vốn chủ sở hữu của Vietcombank tăng liên tục qua từng năm, đã phần nào cho thấy được Vietcombank đã không ngừng mở
rộng quy mô trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình để qua đó giữ vững được vị
thế là ngân hàng hàng đầu và hoạt động có hiệu quả trên thị trường hiện nay.
1 3 .9 4 6 1 6 .7 1 0 2 0 .7 3 7 2 8 .6 3 9 4 2 .3 3 7 0 .0 0 0 5 .0 0 0 1 0 .0 0 0 1 5 .0 0 0 2 0 .0 0 0 2 5 .0 0 0 3 0 .0 0 0 3 5 .0 0 0 4 0 .0 0 0 4 5 .0 0 0 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2
Và kết quả của việc tăng trưởng liên tục trong thời gian vừa qua, đã kéo theo tổng tài sản của Vietcombank tăng trưởng liên tục qua từng năm. Nếu như năm 2008, tổng tài sản của Vietcombank chỉ là khoảng 222.090 tỷđồng, thì đến cuối năm 2012, giá trị tổng tài sản này đã tăng lên đến 414.670 tỷđồng (192.580 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 86,71% trong vòng 5 năm từ 2008 đến năm 2012). Đây là mức tăng trưởng khá cao,
đánh dấu bước phát triển vững chắc của Vietcombank.
Đơn vị: tỷđồng
Biểu đồ 2.2. Tăng trưởng tổng tài sản của Vietcombank trong giai đoạn 2008 – 2012
(Nguồn: Lịch sử Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN 1963 – 2013)
● Đối với công tác huy động vốn
Trong giai đoạn 2008 – 2012, mặc dù thị trường tiền tệ có nhiều biến động về lãi suất do áp lực lạm phát và việc cạnh tranh huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng trong nước, nhưng Vietcombank vẫn nỗ lực đề ra các giải pháp linh hoạt và chủ động trong việc điều chỉnh lãi suất nên công tác huy động vốn vẫn hoàn thành tốt, tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân giai đoạn 2008 – 2012, đạt 16,2%
2 2 2 . 0 9 0 2 5 5 . 4 9 6 3 0 7 . 6 2 1 3 6 6 . 7 2 2 4 1 4 . 6 7 0 0 . 0 0 0 5 0 . 0 0 0 1 0 0 . 0 0 0 1 5 0 . 0 0 0 2 0 0 . 0 0 0 2 5 0 . 0 0 0 3 0 0 . 0 0 0 3 5 0 . 0 0 0 4 0 0 . 0 0 0 4 5 0 . 0 0 0 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2
Đơn vị: tỷđồng
Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng huy động vốn của Vietcombank giai đoạn 2008 – 2012
(Nguồn: Lịch sử Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN 1963 – 2013)
●Đối với hoạt động tín dụng
Kinh tế khó khăn dẫn tới hoạt động tín dụng cũng gặp phải những thách thức do tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp xấu đi, chính sách “siết chặt” tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng nhà nước, thị trường chứng khoán ảm đảm và thị trường bất động sản đóng băng .... Trong tình hình đó, dư nợ tín dụng của Vietcombank vẫn duy trì sự
tăng trưởng tốt và hoàn thành các kế hoạch đề ra, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2008 – 2012 đạt 23%. 159.989 169.457 208.320 241.700 303.942 0.000 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 2008 2009 2010 2011 2012
Đơn vị: tỷđồng
Biểu đồ 2.4: Tăng trưởng hoạt động tín dụng Vietcombank giai đoạn 2008 – 2012
(Nguồn: Lịch sử Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN 1963 – 2013)
● Đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ, Vietcombank luôn nỗ lực bám sát sự thay đổi môi trường, áp dụng linh hoạt nhiều biện pháp để giảm thiểu rủi ro tối đa và đóng góp tích cực vào nguồn thu chung của ngân hàng. Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ góp gần 10% vào tổng thu hàng năm của Vietcombank
● Đối với hoạt động bán lẻ
Tính đến thời điểm cuối năm 2012, số lượng khách hàng cá nhân của Vietcombank
đạt xấp xỉ 7 triệu khách hàng. Giai đoạn 2008 – 2012, mỗi năm số khách hàng của Vietcombank đều tăng thêm được hơn 800.000 khách hàng. Huy động vốn cá nhân những năm qua tăng trưởng mạnh lên mức 54% trong tổng huy động vốn từ nền kinh tế. Huy động vốn cá nhân tính đến cuối năm 2012 đạt kết quả gần 162.080 tỷ đồng, tăng 33,3% so với năm trước. Dịch vụ chuyển tiền kiều hối trong năm 2012 vẫn đạt ở mức 1,23 tỷ USD3 mặc dù nền kinh tế lúc này còn rất nhiều khó khăn
3 Báo cáo thường niên Vietcombank năm 2012, trang 26
112.793 141.621 176.814 209.418 241.163 0 50 100 150 200 250 300 2008 2009 2010 2011 2012
●Kết quả kinh doanh
Mặc dù gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế và từ quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động từ NHTM nhà nước sang NHTM cổ phần, nhưng với nỗ lực và quyết tâm vượt khó, Vietcombank vẫn duy trì được vị thế là một ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam về chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Năm 2011, lợi nhuận trước thuế của Vietcombank đạt 5.697 tỷ đồng, tăng 2,3% so với năm 2010. Năm 2012, mặc dù hoạt
động trong môi trường kinh tế nhiều biến động nhưng lợi nhuận trước thuế của Vietcombank vẫn đạt 5.761 tỷ đồng. Liên tiếp trong những năm 2008 – 2010, Vietcombank luôn đứng đầu hệ thống về quy mô lợi nhuận.
Đơn vị: tỷđồng
Biểu đồ 2.5: Lợi nhuận trước thuế của Vietcombank giai đoạn 2008 – 2012
(Nguồn: Lịch sử Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN 1963 – 2013)
2.2 Thực trạng về dịch vụ thẻ tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam 2.2.1 Cơ sở pháp lý 2.2.1 Cơ sở pháp lý
Hiện nay, văn bản pháp lý quy định đầy đủ nhất cho hoạt động kinh doanh thẻ
là Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ
3.590 5.004 5.569 5.697 5.761 0.000 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 2008 2009 2010 2011 2012
trợ hoạt động thẻ ngân hàng thay thế Quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN ngày 19/10/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng. Đây là văn bản quan trọng, là cơ sở pháp lý chuyên môn cao nhất về thẻ ngân hàng. Quy chế này có phạm vi điều chỉnh là nghiệp vụ phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng và đối tượng áp dụng là các tổ chức, cá nhân có liên quan. Quy chế cũng quy định quyền và trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động thanh toán thẻ, và việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng.
Ngoài các quy định và luật lệ hiện hành của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng kinh doanh thẻ cũng phải chịu sự chi phối bởi hợp đồng ký kết giữa các Ngân hàng thương mại Việt Nam và các Tổ chức Thẻ quốc tế.
2.2.2 Nhận định chung về dịch vụ thẻ tín dụng tại các Ngân hàng thương mại 2.2.2.1. Hoạt động phát hành thẻ tín dụng 2.2.2.1. Hoạt động phát hành thẻ tín dụng
Tại Việt Nam, các Ngân hàng thương mại bắt đầu phát hành thẻ quốc tế vào năm 1996. Tuy nhiên, do điều kiện để trở thành ngân hàng phát hành tương đối khó khăn và phải là thành viên của các tổ chức thẻ quốc tế (như Visa, Master...) nên đến nay số lượng các ngân hàng phát hành thẻ tín dụng quốc tếở Việt Nam còn hạn chế, chỉ gồm những ngân hàng sau: VCB, ACB, CTG, VIB, Eximbank, Đông Á,... và chi nhánh ngân hàng nước ngoài ANZ, UOB, HSBC, Citibank. Trong đó, chỉ có VCB là ngân hàng độc quyền phát hành và thanh toán thẻ Amex; còn các ngân hàng khác chỉ phát hành thẻ Visa, Master và JCB.
2.2.2.2. Hoạt động thanh toán thẻ tín dụng
Kể từ khi bắt đầu hội nhập vào nền kinh tế thị trường, cùng với mốc sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, thì số lượng các ngân hàng bắt đầu tham gia vào thị trường thẻ tín dụng tăng lên rất mạnh mẽ qua từng năm. Cũng chính từ số lượng tăng lên của các NHTM trên thị trường thẻ quốc tế, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động chi tiêu qua thẻđược diễn ra nhiều và thuận lợi hơn, với số lượng tăng liên tục theo theo gian.
Hiện nay, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực thẻ giữa các ngân hàng
đã tạo động lực thúc đẩy các NHTM không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng lưới các ĐVCNT... từ đó đã tạo điều kiện cho việc chi tiêu qua thẻ được thực hiện nhiều hơn. Và chỉ sau 10 năm kể từ khi gia nhập WTO, thì vào năm 2012, doanh số
thanh toán thẻ quốc tếđã đạt 1.800 triệu USD. Đây là một số liệu khá ấn tượng, cho thấy
được tiềm năng phát triển thẻ tín dụng tại Việt Nam là rất lớn. Đồng thời cũng cho thấy
được tín hiệu rằng việc định hướng tập trung vào việc phát triển thẻ quốc tế của các NHTM là đúng hướng và phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển của thời đại.
2.3 Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Thương Việt Nam
2.3.1 Sơ lược về thẻ tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank-VCB) là ngân hàng thương mại đầu tiên và đứng đầu ở Việt Nam về việc triển khai dịch vụ thẻ - dịch vụ
thanh toán không dùng tiền mặt hiệu quả, an toàn và tiện lợi nhất hiện nay.
Về thị phần thẻ, năm 2009, Vietcombank chiếm hơn 53% thị phần thanh toán thẻ
quốc tế, 21% thị phần thẻ nội địa và hơn 33% thị phần doanh số sử dụng thẻ các loại. Năm 2010, Vietcombank dẫn đầu thị phần phát hành thẻ các loại với 30% thẻ ghi nợ, 30% thẻ tín dụng quốc tế và 18% thẻ ATM. Năm 2011 và năm 2012, Vietcombank đứng vị trí số 2 về lượng phát hành thẻ tín dụng quốc tế, dẫn đầu trong phát hành thẻ ghi nợ
quốc tế và giữ vị trí số 1 về phát hành thẻ ghi nợ nội địa.
Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng trong việc phát triển dịch vụ thẻ
tín dụng trong quá trình phát triển hoạt động kinh doanh của mình, nên Vietcombank đã
đẩy mạnh việc phát triển dịch vụ này. Kết quả thu được là số lượng thẻ tín dụng của Vietcombank đã không ngừng gia tăng qua từng năm, với tỷ trọng thẻ tín dụng so với tổng số lượng thẻ do Vietcombank phát hành trong năm nay luôn cao hơn so với năm trước.
Bảng 2.1. Doanh số phát hành thẻ của Vietcombank trong giai đoạn 2008 -2012 Đơn vị tính: thẻ DS phát hành (thẻ) Năm 2008 Tỷ lệ % Năm 2009 Tỷ lệ % Năm 2010 Tỷ lệ % Năm 2011 Tỷ lệ % Năm 2012 Tỷ lệ % Thẻ tín dụng 25.523 2,94 30.840 3,18 48.007 4,75 79.195 7,42 91.671 8,21 Thẻ ghi nợ quốc tế 98.055 11,29 156.490 16,13 114.657 11,36 88.523 8,29 66.998 6,00 Thẻ ghi nợ nội địa 745.135 85,77 782.913 80,69 847.081 83,69 900.058 84,2 9 957.715 85,79 868.173 970.243 1.009.745 1.067.776 1.116.384
(Nguồn: Lịch sử Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN 1963 – 2013)
Bên cạnh việc tăng trưởng liên tục về doanh số phát hành thẻ tín dụng qua từng năm, thì trong thời gian vừa qua Vietcombank cũng thường xuyên tổ chức các chương trình
ưu đãi, hỗ trợ mua sắm để khuyến khích các chủ thẻ tín dụng của mình thực hiện việc chi tiêu qua thẻ nhiều hơn. Và kết quả của các chương trình này là doanh số sử dụng thẻ tín dụng của Vietcombank tăng liên tục trong thời gian vừa qua. Nếu như năm 2008, doanh số sử dụng thẻ tín dụng của Vietcombank chỉ là 1.609 tỷ đồng, thì sang năm 2009 là 2.120,3 tỷđồng và bước sang năm 2012 thì doanh số này đã tăng lên 5.397 tỷ đồng, với mức tỷ lệ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012 là khoảng 36%/năm.
Đơn vị: tỷđồng
Biểu đồ 2.6. Doanh số sử dụng thẻ tín dụng của Vietcombank giai đoạn 2008 - 2012 (Nguồn: Lịch sử Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN 1963 – 2013)
Bên cạnh các sản phẩm thẻ tín dụng được cung cấp cho khách hàng, thì để phục vụ
cho chủ thẻđược tốt nhất Vietcombank đã không ngừng mở rộng mạng lưới các đơn vị
chấp nhận thẻđể các chủ thẻ có thể thực hiện thanh toán được dễ dàng. Và đến cuối năm 2012, Vietcombank vẫn giữ vững được vị trí là ngân hàng có mạng lưới POS lớn nhất cả
nước với 32.178 đơn vị chấp nhận thẻ (POS).
Hiện nay, mặc dù quá trình phát triển dịch vụ thẻ tín dụng còn gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác nhưng Vietcombank vẫn đang đứng ở vị trí thứ 2 về thị phần phát hành và giữ vững được vị trí dẫn đầu về thị
phần thanh toán thẻ tín dụng trên thị trường thẻ Việt Nam.
2.3.2 Các sản phẩm thẻ tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Các sản phẩm thẻ của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Các sản phẩm thẻ của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
Với giải thưởng là “Ngân hàng có sản phẩm thẻ đa dạng nhất Việt Nam” được Bộ
sách kỷ lục Việt Nam công nhận vào ngày 28/06/2008 và là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam chấp nhận thanh toán cả 7 loại thẻ ngân hàng thông dụng trên thế giới mang thương
1 ,6 0 9 2 ,1 2 0 .3 3 ,2 3 7 .4 4 ,6 2 4 .6 5 ,3 9 7 0 1 ,0 0 0 2 ,0 0 0 3 ,0 0 0 4 ,0 0 0 5 ,0 0 0 6 ,0 0 0 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2
hiệu American Express (Amex), VisaCard, MasterCard, JCB, Diners Club, DiscoverCard và UnionPay (trong đó, thẻ American Express là thẻ do Vietcombank độc quyền phát hành và chấp nhận thanh toán tại Việt Nam), và là ngân hàng tiên phong trong việc phát hành hai sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế cao cấp là Amex Platinium và Visa Platinium, thì đến nay, Vietcombank vẫn luôn tự hào với vị trí dẫn đầu về thị phần phát hành và thanh toán thẻ trên thị trường thẻ Việt Nam
Hiện nay Vietcombank đang phát hành các loại thẻ sau đây
● Thẻ nội địa, là loại thẻ được sử dụng để rút tiền, thanh toán và chuyển khoản cho các giao dịch thanh toán trong phạm vi một quốc gia. Bao gồm, thẻ Vietcombank Connect 24, thẻđồng thương hiệu Co.opMart – Vietcombank.
●Thẻ quốc tế, là loại thẻ không những được sử dụng để rút tiền, thanh toán và chuyển khoản cho các giao dịch trong phạm vi quốc gia mà còn được dùng trên toàn thế giới.
9 Thẻ ghi nợ quốc tế, Vietcombank Connect 24 Visa, Vietcombank MasterCard, Vietcombank Unionpay, Vietcombank Cashback Plus American Express.
9 Thẻ tín dụng quốc tế, Vietcombank Visa Platinium, Vietcombank Vietnam Airlines Platinium American Express, Vietcombank Visa, Vietcombank Master Cội Nguồn, Vietcombank JCB, Vietcombank UnionPay, Vietcombank American Express, Vietcombank Vietnam Airlines American Express.
Đối tượng phát hành thẻ
9 Cá nhân, là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam có nhu cầu sử dụng thẻ, đáp ứng các điều kiện phát hành, sử dụng thẻ do Vietcombank và pháp luật quy định.
9 Các tổ chức bao gồm, các doanh nghiệp, tổ chức có quan hệ tiền gửi tại Vietcombank.
Hạn mức tín dụng của thẻ tín dụng quốc tế, được xác định cụ thể cho từng chủ thẻ
tùy theo tài sản đảm bảo hoặc theo các điều kiện tín chấp của Vietcombank . Và hình thức bảo đảm cho việc sử dụng thẻ thì có các hình thức sau
9 Thẻ tín chấp, hạn mức tín dụng được xác định theo chính sách khách hàng của Vietcombank cho từng đối tượng cụ thể.
Mỗi loại thẻ có hạng thẻ và khung hạn mức khác nhau, được quy định cụ thể như sau
Bảng 2.2. Hạn mức thẻ tín dụng Hạng thẻ Loại thẻ Vàng Chuẩn Xanh Master (phát hành vào năm 1996) 50 trđ – 300 trđ 0.5 trđ - < 50 trđ Visa (phát hành vào năm 1998) 50 trđ – 300 trđ 0.5 trđ - < 50 trđ JCB (phát hành vào tháng 09/2012) 50 trđ – 300 trđ 0.5 trđ - < 50 trđ UnionPay (phát hành vào tháng 01/2013) 50 trđ – 300 trđ 0.5 trđ - < 50 trđ