Yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH TM & SX THÉP VIỆT ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 33)

Bối cảnh kinh tế : Chu kỳ kinh tế và chu kỳ kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến quản trị nguồn nhân lực của tổ chức. Bởi trong giai đoạn kinh tế bất ổn có chiều hướng đi xuống, tổ chức một mặt vẫn cần phải duy trì lực lượng lao động có trình độ, có tay nghề, một mặt phải giảm chi phí lao động. Ngược lại, khi nền

kinh tế phát triển và có chiều hướng ổn định, tổ chức lại có nhu cầu phát triển lao động mới để mở rộng thêm hoạt động, tăng cường đào tạo huấn luyện nhân viên. Khi các mặt hoạt động của tổ chức được mở rộng đòi hỏi tổ chức phải tuyển thêm người có trình độ, tăng lương để thu hút nhân tài, tăng phúc lợi và cải thiện điều kiện làm việc. Khung cảnh kinh tế tác động đến công tác quản trị nguồn nhân lực cần có các chính sách về nhân lực cho phù hợp trong điều kiện thay đổi của nền kinh tế.

Hệ thống pháp luật : Luật lao động nước ta đã được ban hành và áp dụng từ năm 1995. Chúng ta cũng có luật lao động đối với nhân viên Việt Nam làm việc trong các hãng có đầu tư, liên doanh, hay vốn 100% của nước ngoài. Rõ ràng là luật lệ của Nhà nước có ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực của tổ chức. Tổ chức phải tránh không vi phạm các quy định của Nhà nước, đồng thời không tham gia vào các hoạt động trái pháp luật đảm bảo sự phát triển lành mạnh của tổ chức.

Khoa học kỹ thuật: Một đất nước phát triển sẽ không loại trừ các tác động của yếu tố khoa học kỹ thuật. Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ công nghệ, kỹ thuật. Để đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường, các tổ chức mà cụ thể là các công ty tại Việt Nam phải cải tiến kỹ thuật, cải tiến khoa học kỹ thuật công nghệ và thiết bị. Sự thay đổi này ảnh hưởng rất lớn đến nhân lực trong tổ chức. Sự thay đổi khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng đồng nghĩa với việc là chỉ cần ít người hơn mà vẫn sản xuất ra số lượng sản phẩm tương tự, nhưng có chất lượng cao hơn. Điều này có nghĩa là nhà quản trị phải sắp xếp lại lực lượng lao động dư thừa.

Đa dạng hóa lực lượng lao động : Một trong những thách thức quan trọng và phổ biến nhất của các tổ chức hiện đang đối mặt là phải lắp ráp những con người khác nhau vào cùng một tổ chức. Một tổ chức có thể có cơ cấu tuổi khác

nhau, cơ cấu văn hóa khác nhau. Vì thế, để thực hiện hoạt động quản trị nhân lực một cách có hiệu quả cần có sự hiểu biết lực lượng lao động một cách chính xác.

Toàn cầu hóa : Xu hướng toàn cầu hóa hiện nay rất phát triển trên thế giới. Vì vậy, các nhà quản trị nguồn nhân lực cần có chính sách phù hợp để có thể đón nhận xu hướng này.

Khả năng cung cấp lao động lành nghề của địa phương : Ở Việt Nam, khả năng cung cấp lao động lành nghề ở tại mỗi địa phương còn rất thấp, vì thế nó gây ra những khó khăn rất lớn cho việc tuyển dụng nhân viên, đặc biệt là việc tuyển chọn kỹ sư lành nghề hoặc nhà quản trị cấp cao.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH TM & SX THÉP VIỆT ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)