Thực trạng công tác đánh giá kết quả làm việc của nhân viên

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH TM & SX THÉP VIỆT ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 53)

Công tác đánh giá kết quả làm việc của nhân viên được thực hiện theo định kỳ sáu tháng một lần. Đây chính là căn cứ để khen thưởng cho các nhân viên có thành tích xuất sắc vào dịp cuối năm. Tiến trình đánh giá năng lực nhân viên được thực hiện như sau :

PHÒNG HÀNH CHÍNH - NHÂN SỰ GỬI THÔNG BÁO VÀ MẪU ĐÁNH GIÁ

Nhân viên tự đánh giá bản thân

Trưởng phòng đánh giá nhân viên

Ban thi đua khen thưởng

Tổng hợp điểm đánh giá & phân loại

Hình 2.5: Quy trình đánh giá kết quả làm việc

Nguồn: Phòng Nhân sự công ty Thép Việt, 2013

Biểu mẫu đánh giá nhân viên theo Phụ lục số 5 của đề tài.

Về chấm điểm nhân viên: trong biểu mẫu đánh giá nhân viên được chấm điểm theo bốn mức :

(A): Xuất sắc: Thường xuyên đáp ứng vượt trội những yêu cầu công việc. (B): Tốt: Thường xuyên đáp ứng tốt yêu cầu công việc và đôi khi đạt kết quả xuất sắc.

(C): Khá: Đáp ứng yêu cầu công việc, hiếm khi đạt kết quả xuất sắc hoặc không hoàn thành công việc được giao.

(D): Trung bình - Kém: Đôi khi đáp ứng yêu cầu công việc, đôi khi không đạt được kết quả mong đợi. Chất lượng công việc có chiều hướng tụt giảm hoặc không đạt được những tiến bộ cần thiết như đã thảo luận ở phần đánh giá trước.

Về tiêu chí đánh giá: theo kết quả thực hiện công việc và đánh giá chủ quan của người đánh giá.

Sau khi thu Ban thi đua – khen thưởng nhận được bản tổng hợp kết quả đánh giá của phòng Hành chánh – nhân sự, sẽ có một buổi họp đánh giá và bình bầu danh hiệu nhân viên xuất sắc của năm và trưởng phòng xuất sắc của năm.

Bảng 2.10: Kết quả khảo sát thực trạng đánh giá kết quả làm việc nhân viên

Câu hỏi Mức độ đồng ý 1 2 3 4 5 Rất không đồng ý Không đồng ý Không đồng ý lắm Đồng ý Rất đồng ý Việc đánh giá kết

quả công việc cho

kết quả khách quan? 33.3% 35.3% 14.7% 13.7% 2.9% Phương pháp đánh

giá của công ty là

hợp lý? 31.4% 46.1% 9.8% 12.7% 0.0%

Việc đánh giá giúp anh/chị biết năng lực

thật sự của mình? 21.6% 52.9% 11.8% 12.7% 1.0% Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả, phụ lục 3

Nhận xét:

Công tác đánh giá nhân viên thể hiện một số ưu điểm và nhược điểm như sau :

Ưu điểm: Thể hiện cho nhân viên thấy sự quan trọng của việc phải nâng cao

cho công ty phát triển. Ngoài ra việc đánh giá còn cho thấy sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty đến chất lượng nguồn nhân lực của công ty.

Nhược điểm: Các tiêu chí đánh giá nhân viên chưa thể hiện đúng và đầy đủ

về năng lực thực hiện của nhân viên. Bảng đánh giá chưa có minh họa cụ thể để nhân viên cho điểm mức độ chính xác. Việc chấm điểm các tiêu chí còn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người đánh giá. Những công việc chưa có bảng mô tả công việc thì có một số tiêu chí không có cơ sở để đánh giá. Kết quả đánh giá không giúp cho phần lớn nhân viên thấy được năng lực thực sự của mình.

Kết quả sau đánh giá không được công khai để nhân viên có thể thấy được mình được đánh giá như thế nào để từ đó có thể phấn đấu hoàn thiện bản thân hơn nữa. Ngoài ra sự không công khai kết quả đánh giá có thể làm cho các nhân viên nghi ngờ về sự công bằng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH TM & SX THÉP VIỆT ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 53)