Đánh giá kết quả làm việc của nhân viên

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH TM & SX THÉP VIỆT ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 27)

1.2.5.1 Mục đích

Cung cấp thông tin phản hồi cho nhân viên biết mức độ thực hiện công việc

của họ so với các tiêu chuẩn mẫu và so với các nhân viên khác.

Kích thích, động viên nhân viên có những ý tưởng sáng tạo, phát triển nhận

thức về trách nhiệm và thúc đẩy thực hiện công việc tốt hơn.

Lập các kế hoạch nguồn nhân lực. Cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc

lập các kế hoạch nguồn nhân lực.

Phát triển nhân viên thông qua việc giúp tổ chức xác định người lao động

nào phải đào tạo, đào tạo ở lĩnh vực nào.

Truyền thông, giao tiếp làm cơ sở cho những cuộc thảo luận giữa cấp trên

và cấp dưới về vấn đề liên quan đến công việc.

Tuân thủ quy định pháp luật là cơ sở khách quan, công bằng cho việc thăng

cấp, khen thưởng và kỷ luật.

Hoàn thiện hệ thống quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

1.2.5.2 Quy trình thực hiện đánh giá kết quả làm việc

Bước 1: Xác định các tiêu chí cơ bản cần đánh giá

Các tiêu chí đánh giá kết quả làm việc cần đáp ứng nguyên tắc SMART: Cụ thể, chi tiết (Specific – S), Đo lường được (Measurable – M), Phù hợp thực tiễn (Achievable), Có thể tin cậy được (Realistics), Thời gian thực hiện/ hoàn thành công việc (Timebound).

Có rất nhiều phương pháp đánh giá kết quả làm việc khác nhau và không có phương pháp nào được cho là tốt nhất cho tất cả mọi tổ chức. Một số phương pháp đánh giá kết quả làm việc như: phương pháp xếp hạng luân phiên, phương pháp so sánh cặp, phương pháp bảng điểm, phương pháp phê bình lưu giữ, phương pháp quan sát hành vi, phương pháp quản trị theo mục tiêu, phương pháp định lượng, …

Bước 3: Xác định người đánh giá

Đánh giá kết quả làm việc thường được thực hiện giữa cán bộ quản lý trực tiếp và cấp dưới. Tuy nhiên để công tác đánh giá khách quan, chính xác hơn, có thể thu hút các đối tượng khác tham gia đánh giá như sau:

 Đánh giá của cán bộ quản lý trực tiếp (cấp trên một bậc) và cán bộ quản lý cấp trên hai bậc.

 Đánh giá bởi đồng nghiệp của người được đánh giá.

 Đánh giá bởi nhân viên cấp dưới của người được đánh giá.

 Đánh giá bởi khách hàng.

 Tự đánh giá.

Bước 4: Thông báo cho nhân viên về nội dung, phạm vi đánh giá

Khi giao việc cho nhân viên, nhà quản trị thông báo cho nhân viên biết về các tiêu chuẩn, phạm vi sẽ đánh giá kết quả thực hiện. Trước khi đánh giá khoảng một tuần, nhà quản trị cần phải thông báo lại cho nhân viên những nội dung cần đánh giá.

Bước 5: Thực hiện đánh giá kết quả làm việc đạt được và xác định mục tiêu mới cho nhân viên

Cán bộ quản lý đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên. Sau đó, cán bộ quản lý nên thảo luận với nhân viên về kết quả đánh giá, tìm hiểu những

điều nhất trí và những điều chưa nhất trí, chỉ ra những điểm tốt cũng như những điểm cần khắc phục trong thực hiện công việc của nhân viên. Điều quan trọng trong đánh giá thực hiện công việc là cần vạch ra các phương hướng, cách thức cải tiến thực hiện công việc, đề ra các chỉ tiêu mới cho nhân viên.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH TM & SX THÉP VIỆT ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 27)