Mô hình SWOT

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu dự án dân dụng tại công ty cổ phần xây dựng số 1, hà nội (Trang 47)

Mô hình SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết

định trong mọi tình huống với bất cứ tổ chức nào. SWOT viết tắt của 4 chữ: Strengths (những điểm mạnh), Weaknesses (những điểm yếu), Opportunities (các cơ hội) và Threats (các nguy cơ). SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng năng lực kinh doanh hoặc cạnh tranh của một doanh nghiệp.

SWOT là một kỹ thuật phân tích rất tốt trong việc xác định Điểm mạnh,

Điểm yếu để từ đó tìm ra Cơ hội và Nguy cơ. Để xây dựng Mô hình SWOT cần phải liệt kê tất cả các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức thông qua ma trận theo các thứ tự ưu tiên. Tiếp đó là phối hợp tạo ra các nhóm tương ứng với mỗi nhóm này là các phương án chiến lược cạnh tranh.

Bảng 1.1. Mô hình SWOT (Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Thách thức)

Mô hình SWOT Cơ hội (O) Thách thức (T)

Mặt mạnh (S) Phối hợp (S/O) Phối hợp (S/T)

Mặt yếu (W) Phối hợp (W/O) Phối hợp (W/T)

Mô hình SWOT được sử dụng đểđưa ra 4 chiến lược cơ bản:

- S/O: chiến lược dựa trên ưu thế của doanh nghiệp để tận dụng các cơ hội thị

trường.

- W/O: chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của doanh nghiệp

để tận dụng cơ hội thị trường.

- S/T: chiến lược dựa trên ưu thế của doanh nghiệp để tránh các nguy cơ của thị

trường.

- W/T: chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu

điểm của doanh nghiệp để tránh các nguy cơ của thị trường.

Để thực hiện các phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh của một doanh nghiệp, người ta thường tựđặt các câu hỏi sau:

39

- Các điểm mạnh: Lợi thế, ưu thế của doanh nghiệp là gì? Công việc nào làm tốt nhất? Đâu là điểm mạnh của doanh nghiệp trên thị trường? Các ưu thế thường

được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh.

- Các điểm yếu: Doanh nghiệp cần phải cải thiện gì, lĩnh vực nào? Cần tránh làm gì? Vấn đề gì đang được xem như là điểm yếu của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trên cơ sở xem xét các vấn đề cả bên trong và bên ngoài. Vì sao các

đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình?

- Các cơ hội: Cơ hội tốt đang ởđâu? Xu hướng đáng quan tâm nào mà doanh nghiệp mong đợi? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của Nhà nước có liên quan tới lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số hay xu hướng tiêu dùng, từ các sự kiện diễn ra trong khu vực... phương thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế của mình và tựđặt câu hỏi liệu các ưu thếấy có mở ra cơ hội mới nào không?

- Các nguy cơ: Những trở ngại hiện tại? Có yếu điểm nào đang đe doạ doanh nghiệp? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? những đòi hỏi đặc thù về công việc, về

sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với doanh nghiệp hay không? Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến điểm yếu thành triển vọng.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu dự án dân dụng tại công ty cổ phần xây dựng số 1, hà nội (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)