Nâng cao năng lực quản lý

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu dự án dân dụng tại công ty cổ phần xây dựng số 1, hà nội (Trang 107)

Qua những phân tích và đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh, thực trạng năng lực cạnh tranh của CTCP Xây dựng số 1 Hà Nội giai đoạn 2009 - 2012, tác giảđã rút ra kết luận: Một trong những nguyên nhân làm giảm năng lực cạnh tranh trong đấu thầu dự án xây dựng dân dụng của CTCP Xây dựng số 1 Hà Nội chính là năng lực quản lý còn yếu, chưa phát huy được tiềm năng của công ty.

Về cơ bản, việc nâng cao năng lực quản lý được thực hiện bằng các biện pháp sau:

87

- Áp dụng các công nghệ tiên tiến (chủ yếu là các công cụ phần mềm quản trị

doanh nghiệp, quản lý dự án).

- Tổ chức lại bộ máy quản lý hiệu quả hơn.

* Nâng cao năng lc nhân s qun lý

Đào tạo kỹ năng quản lý

Đa phần các cán bộ quản lý trong công ty hiện nay đi lên từ các kỹ sư xây dựng có nhiều kinh nghiệm trên công trường. Điều này không đồng nghĩa với việc họ là những nhà quản lý tốt. Quản lý là một hoạt động phức tạp cần được thực hiện bởi những người được đào tạo có kỹ năng và kiến thức về quản lý. Do vậy việc đào tạo kỹ

năng quản lý cho các cán bộ quản lý ở các cấp là cần thiết.

Tùy theo các cấp độ quản lý khác nhau, cần xây dựng kế hoạch đào tạo khác nhau. Ở các cấp thấp, chỉ cần tập huấn ngắn hạn. Ở cấp cao hơn cần tổ chức các khoá

đào tạo ngắn hạn, hoặc cử đi học các khoá học quản lý tại các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp.

Đào tạo và yêu cầu tự học để nâng cao trình độ ngoại ngữ và kỹ năng tin học

HACC1 cũng như nhiều doanh nghiệp có xuất xứ là doanh nghiệp Quốc doanh có ưu thế là có nhiều kỹ sư, cán bộ quản lý lớn tuổi, dày dạn kinh nghiệm chuyên môn. Nhưng điểm yếu của đa phần các cán bộ này là khả năng ngoại ngữ hạn chế và trình

độ, kỹ năng tin học còn yếu kém. Trong bối cảnh nền kinh tế giao lưu rộng mở hiện nay, trong quá trình triển khai các dự án lớn tầm cỡ quốc gia, việc cần phải làm việc, giao dịch với các đối tác, chuyên gia nước ngoài là đòi hỏi thực thế hằng ngày. Đối với các cán bộ quản lý, yêu cầu bắt buộc phải có được ngoại ngữ ở trình độ giao tiếp cơ

bản và đọc hiểu các tài liệu chuyên môn là rất cần thiết. Sử dụng các phần mềm ứng dụng trong công tác quản lý, điều hành hàng ngày cũng là yêu cầu không thể thiếu.

Để làm được điều này, cần tổ chức các khoá đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ các cấp, đi kèm với việc bắt buộc tự học ngoại ngữ và tin học đối với các cán bộđương chức. Việc thi qua được các đợt sát hạch định kỳ là yêu cầu bắt buộc để cán bộđược giữ nguyên vị

88

trí hiện tại hoặc đủđiều kiện đểđược đề bạt lên vị trí cao hơn.

Minh bạch và công bằng trong công tác bổ nhiệm cán bộ

Thực tế cho thấy, tại nhiều doanh nghiệp nhà nước, nhiều cán bộđược bổ nhiệm vào chức vụ quản lý do nhiều sức ép mang tính “ngoại giao” hơn là do năng lực của chính cán bộ đó hoặc do nhu cầu sản xuất của đơn vị. Ví dụ như: Con cháu của các lãnh đạo cấp trên, hoặc con cháu của khách hàng lớn của công ty thường có cơ hội thăng tiến dễ dàng hơn các cá nhân khác. Không thể phủ nhận là điều này đôi khi mang lại lợi ích ngắn hạn cho doanh nghiệp ở khía cạnh ngoại giao, tuy nhiên về lâu dài sẽ

gây nhiều hậu quả về chất lượng quản trị doanh nghiệp và cả về môi trường văn hoá trong doanh nghiệp.

Giáo dục tư tưởng chính trị cho các cấp cán bộ quản lý

Ngoài việc giáo dục chuyên môn nghiệp vụ, việc giáo dục quan điểm chính trị

Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh cho các cán bộ quản lý là rất cần thiết. Các cán bộ là Đảng viên sẽ là tấm gương để dẫn đầu các phong trào thi đua, đấu tranh chống lại các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong công ty. Việc xây dựng một đội ngũ lãnh

đạo trong công ty với thành phần đa số là các Đảng viên sẽ tạo hiệu quả cho chỉ đạo của Đảng trong hoạt động của doanh nghiệp, khiến cho các hoạt động được diễn ra nhanh nhẹn, thông suốt.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu dự án dân dụng tại công ty cổ phần xây dựng số 1, hà nội (Trang 107)