3.2.5.1. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh về giá dự thầu
Trong các cuộc đấu thầu nhiều nhà thầu có mức điểm kỹ thuật ngang nhau nên việc cạnh tranh thực chất là cạnh tranh giá dự thầu. Do vậy, giá dự thầu hợp lý là yếu tố quan trọng để nâng cao khả năng thắng thầu.
Giá dự thầu được xem là khả quan khi thoả mãn điều kiện: G1 ≤ Gdt≤ G2 Trong đó: G1- Giá thành công trình
Gdt- Giá dự thầu G2- Giá trần
89
Giá trần G2: Là giá dự toán được duyệt do Chủđầu tư lập. Để xác định được giá này, nhà thầu có thể tìm kiếm thông tin từ tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, chủ đầu tư...hoặc tự xác định dựa vào: công việc, khối lượng công việc, định mức dự toán, đơn giá xây dựng của Nhà nước, các chế độ chính sách hiện hành của nhà nước(lãi vay, thuế).
Giá thành công trình G1: là các chi phí nhà thầu dự kiến phải bỏ ra trong thực tế để thực hiện gói thầu theo hồ sơ mời thầu trong trường hợp trúng thầu. Giá thành công trình xác định dựa vào công việc, khối lượng của từng công việc, các giải pháp kỹ
thuật công nghệ và tổ chức thi công gói thầu mà nhà thầu lựa chọn, đơn giá nội bộ của nhà thầu, định mức chi phí quản lý, các chếđộ chính sách của Nhà nước (lãi vay, thuế). Xác định giá thành G1: Để xác định được giá dự thầu, trước hết cần xác định giá thành của từng đơn vị khối lượng và giá thành của gói thầu:
G1=∑Zi x Qi Trong đó:
Zi: là giá thành của từng đơn vị của khối lượng công tác i Qi: là khối lượng công tác i
Bảng 3.1: Xác định giá thành xây dựng đơn vị
STT Khoản mục chi phí cho 1 đơn vị khối lượng công tác i Ký hiệu
1 Chi phí trực tiếp
2 Chi phí vật liệu VLi
3 Chi phí nhân công NCi
4 Chi phí máy thi công Mi
5 Trực tiếp phí khác TTi
6 Cộng các chi phí trực tiếp Ti= VLi+NCi+Mi+TTi
7 Chi phí chung Ci
90
Để hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh về giá dự thầu, công ty cần tìm các biện pháp giảm các khoản mục chi phí:
* Giảm chi phí nguyên vật liệu:
+ Giảm hao hụt vật liệu trong tất cả các khâu: vận chuyển, thi công ,bảo quản, giảm các loại phế phẩm, phế liệu. Muốn vậy cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thi công để không xảy ra trường hợp chất lượng sản phẩm không tốt phải phá đi làm lại gây lãng phí. Đồng thời cần nâng cao trách nhiệm trong khâu thu mua, vận chuyển, bảo quản nguyên vật liệu trong kho và cấp phát nguyên vật liệu cho sản xuất.
+ Tìm nguồn cung cấp nguyên vật liệu với giá cả hợp lý. Muốn vậy công ty cần có đội ngũ nhân viên năng động, thường xuyên tìm hiểu thị trường vật tư và tạo mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp.
+ Kinh doanh vật tư là một trong các nghề kinh doanh của công ty nhưng hiện nay lĩnh vực này chưa được chú ý và đầu tưđúng mức. Do đó trong thời gian tới, để có thể hạ giá thành và giảm áp lực từ nhà cung cấp, công ty cần phải chú trọng hơn nữa lĩnh vực này.
+ Trong tình hình giá cả vật tư biến động mạnh như hiện nay, để giảm rủi ro gặp phải do đặc điểm của sản xuất xây dựng là thời gian thi công kéo dài, công ty có thể
thoả thuận với chủđầu tư cung cấp vật tư chính ( bê tông, thép) cho nhà thầu, phần giá trị vật tư này sẽ không tính trong giá ký hợp đồng.
* Giảm chi phí nhân công và chi phí máy thi công:
+ Thường xuyên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ mới nhằm tăng cường lợi thế cạnh tranh trong đấu thầu và giảm giá thành sản phẩm.
+ Bố trí, sử dụng hợp lý số lượng lao động, bảo đảm sự phù hợp giữa khả năng và nhiệm vụ được giao. Khuyến khích, khen thưởng phong trào thi đua tăng năng suất lao động trên công trường.
91
trang bị bảo hộ lao động, đảm bảo an toàn lao động. * Giảm chi phí chung
Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp cũng như quản lý công trường một cách gọn nhẹ, có hiệu quảđể giảm chi phí gián tiếp.
Các phương án cạnh tranh bằng giá dự thầu:
Trên cơ sở giảm được giá thành sản xuất, có thể có phương án cạnh tranh bằng giá dự thầu, giá dự thầu công trình được tính theo công thức:
Gdt=∑((Zi + LNi+TVATi)x Qi) Trong đó:
LNi: Lãi dự kiến của nhà thầu
TVAT: Thuế giá trị gia tăng phải nộp
Trong đó lãi dự kiến của nhà thầu(LNi): là phần “linh hoạt” mà công ty cần xác
định đểđịnh giá dự thầu. Tuỳ thuộc vào đối thủ cạnh tranh và tuỳ thuộc vào những gói thầu khác nhau mà công ty lựa chọn phương án giá dự thầu cho phù hợp. Các phương án lựa chọn gồm có:
+ Lợi nhuận cao: Đối với trường hợp các đối thủ cạnh tranh không mạnh, công ty có thể lựa chọn mức giá thầu có tỷ lệ lãi cao:
Gdt= Z+ LN(cao)+TVAT
+ Lợi nhuận trung bình: Đối với trường hợp các đối thủ cạnh tranh có thế mạnh về một lĩnh vực nào đó nhưng công ty vẫn đứng đầu về một số lĩnh vực trọng yếu, công ty có thể lựa chọn mức giá thầu có tỷ lệ lãi trung bình:
Gdt= Z+ LN(trung bình)+TVAT
+ Lợi nhuận thấp: Đối với trường hợp các đối thủ cạnh tranh có trình độ kỹ
thuật công nghệ và tài chính ngang bằng với công ty, công ty có thể lựa chọn mức giá thầu có tỷ lệ lãi thấp:
Gdt= Z+ LN(thấp)+TVAT
92
trường mới, công ty phải chấp nhận không có lãi: Gdt= Z+ LN(=0)+TVAT
Trên đây là 4 cấp độ mục tiêu cho nhà thầu lập và lựa chọn phương án giá dự
thầu, trong đó cách xác định tỷ lệ lợi nhuận:
LN=kj x G1 (j=1 đến 4 tương ứng với 4 cấp độ mục tiêu)
+ Ngoài 4 cấp độ mục tiêu trên, nếu trong trường hợp đối thủ cạnh tranh rất mạnh có nhiều điểm hơn hẳn công ty và công ty đấu thầu với mục đích quyết tâm duy trì và chiếm lĩnh thị trường hoặc làm bàn đạp để thắng thầu các gói thầu tiếp theo thì công ty phải lựa chọn một trong các giải pháp sau hoặc kết hợp cùng lúc nhiều giải pháp:
+ Giảm bớt chi phí hao hụt, mất mát, hư hỏng nguyên vật liệu do nguyên nhân chủ quan gây ra:
Gdt= Z+TVAT- hao hụt, mất mát, hư hỏng nguyên vật liệu
+ Cắt bỏ hoặc tính giảm bớt chi phí khấu hao máy móc thiết bị thi công (có thể
bù từ các công trình khác):
Gdt= Z+TVAT- chi phí khấu hao máy móc thiết bị
+ Cắt bỏ chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho gói thầu nhưng phải đảm bảo đủ trang trải để thực hiện gói thầu:
Gdt= Z+TVAT- chi phí quản lý doanh nghiệp
Việc kết hợp cùng một lúc nhiều phương án lựa chọn giá thầu như trên sẽ giúp công ty đưa ra một giá dự thầu hợp lý đối với từng gói thầu, nâng cao khả năng cạnh tranh trong điều kiện gay gắt hiện nay.
3.2.5.2. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh về tiến độ thi công
Tiến độ thi công là một trong các yếu tố quan trọng để chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu. Để rút ngắn được tiến độ thi công chiếm ưu thế trong cạnh tranh, cần có các giải pháp sau:
93
pháp thi công hợp lý để có thể giảm thời gian thi công.
- Tổ chức công trường xây dựng và tổ chức thi công trên công trường một cách khoa học, có hiệu quả để rút ngắn thời gian hoàn thành công việc, hạn chế tối đa thời gian ngừng việc trên công trường.
Tổ chức công trường xây dựng thực chất là thiết kế tổng mặt bằng xây dựng. Để
thiết lập tổng mặt bằng xây dựng trong hồ sơ dự thầu, nhà thầu phải căn cứ vào: đặc
điểm công trình, điều kiện sử dụng đất xây dựng, kế hoạch tổng tiến độ thi công, các giải phápthi công chính, sự phân kỳ thi công và trình tự thực hiện các hạng mục. Mặt khác còn phải căn cứ vào động thái sử dụng hạ tầng kỹ thuật và nhân lực trên công trường, những yêu cầu về an toàn sản xuất và bảo vệ môi trường. Tổng mặt bằng xây dựng thể hiện rõ trình độ tổ chức sản xuất, khả năng về công nghệ xây dựng, quan
điểm về môi trường, xã hội... của nhà thầu.
Tổ chức thi công xây lắp bao gồm việc tổ chức, bố trí phối hợp giữa công cụ lao
động, con người lao động và đối tượng lao động. Việc phân công nhiệm vụ phải phù hợp với trình độ và tính chất công việc. Không được cho công nhân làm thêm quá 3 ngày trong một tuần mà phải bố trí thêm tổđội, phân chia cakíp hợp lý.Trong các dây chuyền xây lắp có sự phối hợp giữa máy và người, cần thiết kế tổ chức phối hợp thật tốt quá trình hoạt động của các loại máy xây dựng và của các tổ đội công nhân xây dựng. Các phụ tùng thay thế cho máy thi công phải đựơc chuẩn bị sẵn nguồn mua hoặc có dự trữ sẵn trong kho để có thể thay thế kịp thời khi cần thiết. Các nguồn vật tư cung cấp cho công trình phải có ít nhất là hai nguồn cho mỗi chủng loại.
- Chú ý cải thiện điều kiện làm việc trên công trường, đảm bảo an toàn lao động, thưởng phạt nghiêm minh để kích thích sản xuất, tăng năng suất lao động.
3.2.5.3. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh về chất lượng công trình
Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu tổng hợp đối với đặc tính an toàn, bền vững, mỹ quan, kinh tế của công trình phù hợp với quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật, phù hợp với hợp đồng kinh tế và luật pháp hiện hành của nhà nước.
94
Chất lượng công trình là một trong các yếu tố tạo nên uy tín của doanh nghiệp. Càng có nhiều công trình đạt chất lượng tốt thì công ty càng được chủđầu tư quan tâm, tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty. Ngược lại, nếu công ty có nhiều công trình kém chất lượng thì khi đấu thầu, dù giá của công ty có thấp hơn các đối thủ
khác nhưng khả năng được Chủ đầu tư lựa chọn là rất mong manh. Trong điều kiện hiện nay mức sống người dân được nâng cao hơn nên yêu cầu của khách hàng về chất lượng xây dựng công trình cũng khắt khe hơn. Khách hàng sẵn sàng trả lượng tiền tăng lên khi họ tin hoặc được cam kết công trình xây dựng có chất lượng cao đúng như yêu cầu của họ. Như vậy, xu hướng cạnh tranh bằng chất lượng công trình xây dựng đang dần chiếm vị trí cao hơn trên thị trường. Bởi vậy, trong môi trường hoạt động kinh doanh hiện nay, chất lượng công trình xây dựng đã trở thành vũ khí sắc bén để tạo khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chất lượng công trình phụ thuộc nguyên vật liệu, máy móc thiết bị sử dụng và trình độ công nhân thi công. Để công trình đạt chất lượng cao cần phải có sự nghiên cứu, tính toán kỹ từ các khâu lập hồ sơ dự thầu, tổ chức thực hiện xây dựng và nghiệm thu bàn giao.
Để có thể nâng cao chất lượng công trình cần duy trì và hoàn thiện dần dần hệ
thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong hoạt động thi công xây lắp các công trình.
Một số biện pháp tăng cường công tác kiểm tra chất lượng trong quá trình thi công:
- Phải kiểm tra vật tư, vật liệu trước khi sử dụng.
- Cán bộ quản lý chất lượng và kỹ thuật viên phải thường xuyên kiểm tra, đôn
đốc việc chấp hành quy trình kỹ thuật, các thao tác...nếu có sai phạm phải điều chỉnh ngay.
- Làm đúng các quy định trong nghiệm thu trung gian và chuyển giao công
95
và an toàn thi công tuyệt đối.
- Nghiệm thu hoàn công các bộ phận kết cấu và toàn hạng mục đúng quy định. - Mọi công việc kiểm tra đều được ghi lại một cách cụ thể bằng sổ nhật ký công trình.
3.2.5.4. Các giải pháp chiến lược theo cách phân đoạn thị trường xây dựng
* Theo vùng, lãnh thổ
Với đặc điểm đặc thù của ngành xây dựng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thi công, điều kiện thi công có ảnh hưởng lớn đến chi phí xây dựng của doanh nghiệp, do
đóm doanh nghiệp cần chi những chiến lược phù hợp đối với từng khu vực như sau:
Bảng 3.2: Chiến lược cạnh tranh theo vùng, lãnh thổ
Vùng, lãnh thổ Đặc điểm Chiến lược
Miền núi
- Điều kiện thi công khó khăn, huy động máy móc thiết bị khó khăn. -Thường ít đối thủ cạnh tranh hơn - Giá: Cao - Chất lượng: đạt - Tiến độ: kịp thời Thành thị - Mặt bằng thi công chật hẹp. - Nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh - Giá: Cạnh tranh - Chất lượng: tốt - Tiến độ: kịp thời Nông thôn
- Mặt bằng thi công rộng rãi, điều kiện thi công khá thuận tiện.
- Phải huy động máy móc thiết bị xa.
- Giá: Thấp - Chất lượng: tốt - Tiến độ: kịp thời
* Theo chuyên ngành xây dựng
Bảng 3.3: Chiến lược cạnh tranh theo chuyên ngành xây dựng
Chuyên ngành Đặc điểm Chiến lược
Xây dựng dân dụng Là thị trường quen thuộc, có uy tín và kinh nghiệm
- Giá: Cạnh tranh - Chất lượng: tốt - Tiến độ: nhanh Xây dựng công nghiệp lThị trường này không phải là mới mẻ, nhưng số
ượng công trình chưa nhiều nên uy tín chưa cao.
- Giá: Trung bình - Chất lượng: tốt - Tiến độ: đạt
96
Xây dựng giao thông Đối với công ty thì đây vẫn xem như là thị trường còn mới. - Giá: Thấp - Chất lượng: tốt - Tiến độ: đạt Xây dựng hạ tầng kỹ thuật
Đối với công ty thì đây vẫn xem như là thị trường còn mới.
- Giá: Thấp - Chất lượng: tốt - Tiến độ: đạt
* Theo lĩnh vực kinh tế
Bảng 3.4: Chiến lược cạnh tranh theo lĩnh vực kinh tế
Lĩnh vực kinh tế Đặc điểm Chiến lược
Kinh tế nhà nước pháp luThị trường tương đối ổn định, có cơ sở về mặt ật, có nhiều đối thủ cạnh tranh.
- Giá: Linh hoạt - Chất lượng: Đảm bảo - Tiến độ: Đạt
Kinh tế tư nhân sThị trường mới, còn hạn chế về quy mô, chưa thực ựổn định về kinh tế và luật pháp.
- Giá: Cao
- Chất lượng: Đảm bảo - Tiến độ: Đạt
Kinh tếđa sở hữu sThị trường mới, còn hạn chế về quy mô, chưa thực ựổn định về kinh tế và luật pháp.
- Giá: Cao
- Chất lượng: Đảm bảo - Tiến độ: Đạt
3.2.5.5. Các giải pháp nhằm hỗ trợ cạnh tranh
* Tăng cường công tác thu thập thông tin vềđấu thầu Nội dung thông tin cần thu thập
Thu thập thông tin là bước đầu tiên trong quá trình tìm kiếm hợp đồng xây lắp. Các thông tin quan trọng cần thu thập ởđây bao gồm:
- Thông tin về chủđầu tư
- Thông tin về gói thầu
- Thông tin về các đối thủ cạnh tranh Thông tin về chủđầu tư
Các thông tin cần thu thập về chủ đầu tư: Chủ đầu tư chuẩn bị đầu tư vào khu vực nào, hoạt động của Chủ đầu tư như thế nào, mục đích của Chủ đầu tư là gì, khả
97
phân tích, đưa ra giải pháp đúng đắn: tận dụng, giữ vững mối quan hệ cũ với những