Nâng cao năng lực tài chính

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu dự án dân dụng tại công ty cổ phần xây dựng số 1, hà nội (Trang 99)

Năng lực tài chính mạnh sẽ là một lợi thế của công ty, mang lại nhiều cơ hội để

công ty tiếp cận với các dự án. Trên thực tế các doanh nghiệp xây dựng nói chung và CTCP Xây dựng số 1 Hà Nội nói riêng thường bị chiếm dụng vốn rất lớn và kéo dài nên gặp nhiều khó khăn trong thanh toán và trả lãi. Do đó công ty cần tìm ra các giải pháp về vốn, các nguồn huy động vốn của công ty:

* Huy động vốn từ nội bộ doanh nghiệp:

- Vay vốn của cán bộ công nhân viên: với hình thức huy động vốn này sẽ làm cho cán bộ công nhân viên gắn bó với công ty hơn, có trách nhiệm với công ty hơn.

- Từ quỹ khấu hao cơ bản: Quỹ này phản ánh các khoản khấu hao tài sản cố định đồng thời phản ánh tốc độđổi mới của doanh nghiệp.

- Từ quỹđầu tư phát triển sản xuất: Quỹ này được hình thành từ lợi nhuận kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp.

* Huy động vốn từ bên ngoài doanh nghiệp:

- Tín dụng thương mại: Với hình thức này, công ty mua chịu của các nhà cung cấp mà chưa phải trả tiền do công ty có mối quan hệ làm ăn lâu dài và luôn giữ uy tín với họ.

- Vay ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn của ngân hàng và các tổ chức tài chính khác: Tuy nhiên, để vay được vốn ngân hàng, các doanh nghiệp phải có bản báo cáo kế

hoạch sử dụng vốn cụ thểđể ngân hàng thẩm định cũng như cần có tài sản để thế chấp cho các khoản vay đó. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tuân thủ những quy định do ngân hàng đề ra trong việc sử dụng nguồn vốn vay. Kết quả là doanh nghiệp giảm sự chủ động trong việc vay và sử dụng vốn vỡ phụ thuộc vào đánh giá của ngân hàng cũng như các quy định do các tổ chức tín dụng đặt ra. Mặc dù được sử dụng phổ biến nhất ở

79

Việt nam, nhưng có thể kể đến các nhược điểm chủ yếu của hình thức huy động vốn này là chi phớ vốn khỏ lớn (lói suất cao), thủ tục phức tạp, thời gian dài. Thêm nữa, các điều kiện của ngân hàng đưa ra thường là khá ngặt nghèo, điều kiện cho vay thường là giảm thiểu tối đa rủi ro cho ngân hàng.

Doanh nghiệp có thể vay vốn ngắn hạn hoặc dài hạn của ngân hàng, do vậy có thếđáp ứng được nhu cầu về vốn của doanh nghiệp cho các mục tiêu khác nhau.Thêm vào đó, lãi suất vay ngân hàng được xem là chi phí của doanh nghiệp, do vậy doanh nghiệp được giảm một phần thuế thu nhập.

- Nhận tiền ứng trước của khách hàng:

Đây là hình thức tài trợ vốn ngắn hạn rất có lợi cho công ty, do vậy công ty nên khai thác tối đa nguồn vốn này.

- Thuê vốn: Với hình thức thuê vốn, thời gian thuê chỉ chiếm một phần trong khoảng thời gian hữu dụng của tài sản và bên đi thuế sẽ trả lại bên cho thuê khi kết thúc thời gian thuê tài sản. Bên cho thuê giữ quyền sở hữu tài sản cho thuê và nhận tiền cho thuê theo hợp đồng đó thỏa thuận.

Tại Việt Nam, hình thức cho thuê vốn đó tồn tại từ rất lõu nhưng chủ yếu là ở

các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trước đây, hình thức cho thuê chủ yếu là sự thỏa thuận thuê giữa chủ sở hữu những thiết bị không sử dụng đến.

Hiện nay các tài sản được sử dụng để thuê vốn phần lớn là máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải, kho bói …

Thuê vốn được xem là công cụ tài chính hữu hiệu giúp các doanh nghiệp giảm thiểu các chi tiêu tài chính. Theo công ty cho thuê tài chính II (ACLII), thuê vốn cũn mang lại cho doanh nghiệp những lợi thế về cụng nghệ, thuế, chi phớ quản lý... Khi thuê vốn, bên đi thuê chỉ phải trả trước vốn đầu tư ở mức thấp, các khoản thuế và phí liên quan đến thiết bị sẽ được tính gộp vào tiền thuê và trả dần trong suốt thời gian thuê.

80

Do không phải khấu hao tài sản trong suốt thời gian sử dụng hữu dụng của tài sản như khi mua tài sản, thuê vốn giúp doanh nghiệp dễ dàng hạch toán và thu hồi chi phí của từng dự án riêng biệt.

Doanh nghiệp có thể tiết kiệm vốn đầu tưđể làm vốn lưu động nhưng vẫn được sử dụng tài sản có công nghệ mới, kỹ thuật tiên tiến và phù hợp với nhu cầu sử dụng.

- Thuê mua trả góp: công ty mua máy móc thiết bị của chủ tài sản và trả tiền dần. Bằng hình thức này, công ty có thể nhận tài sản mà không phải đi vay tiền của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính.

- Khả năng thu hút vốn qua con đường liên danh:

Liên danh liên kết không những tăng sức mạnh về vốn mà còn về cả kỹ thuật, công nghệ và danh tiếng của công ty đặc biệt khi liên danh liên kết ngoài các công ty trong nước cần chú ý đến các công ty nước ngoài.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2007, Hàn Quốc vẫn tiếp tục đứng đầu danh sách các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với 403 dự án và tổng vốn đăng ký gần 4,2 tỷ USD. Đây là năm thứ hai liên tiếp, Hàn Quốc giữ ngôi vị đầu bảng này. Ngoài vốn đầu tư mới, trong năm 2007, các doanh nghiệp Hàn Quốc cũn đầu tư bổ sung 467 triệu USD cho các dự án đang triển khai tại Việt Nam. Như

vậy, số vốn đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam đó lập kỷ lục mới, cao nhất từ khi cỏc nhà đầu tư Hàn Quốc có mặt tại Việt Nam năm 1988 (năm 2006 Hàn Quốc đầu tư 2,7 tỷ USD vào Việt Nam).

Thêm nữa Hàn Quốc là quốc gia cú nền kinh tế, khoa học kỹ thuật, cụng nghệ

và trình độ quản lý tiên tiến. Vì vậy nên mở ra hướng tiếp cận, liên doanh liên kết với các công ty của Hàn Quốc để tận dụng những lợi thế này. Tiếp sau đó, Nhật Bản cũng là một đối tác rất quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế. Ngoài ra còn có Pháp, Trung Quốc...

Ngoài ra, công ty muốn bổ sung vốn công ty có thể thực hiện các biện pháp sau: + Chú trọng đầu tư vào các hoạt động kinh doanh hiện tại của công ty như: kinh

81

doanh vật liệu, thiết bị xây dựng; kinh doanh bất động sản để tạo ra nguồn thu trực tiếp trang trải các nhu cầu về vốn. Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, dự kiến công ty sẽ đầu tư cùng các công ty có đất, công ty tham gia thi công một phần công trình và chia tỷ lệ diện tích sử dụng nhà.

+ Thanh lý các tài sản máy móc thiết bị cũ hoặc không sử dụng để có một khoản vốn tái đầu tư, cho thuê máy khi máy tạm thời nhàn rỗi.

* Quản lý, sử dụng vốn có hiệu quả

Cơ cấu vốn của công ty bao gồm nhiều nguồn vốn: nguồn vốn chủ sở hữu, vốn bổ sung từ lợi nhuận hàng năm và các quỹ của công ty, vốn vay của các đơn vị, tổ chức kinh tế khác (chủ yếu là của ngân hàng), thậm chí của cả tư nhân.

Để quản lý, sử dụng vốn có hiệu quả cần đi sâu xem xét các khoản: công nợ

phải thu, các khoản nợ phải trả. Nếu công ty quản lý tốt thì các khoản nợ này chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định. Ngược lại công ty quản lý yếu kém thì công nợ sẽ

tăng lên, nợ năm này sẽ bị dồn sang năm kia. Vì vậy vấn đề đặt ra là không cho phép khách hàng chiếm dụng vốn lâu( Chủđầu tư chiếm dụng vốn của công ty khi công ty

ứng tiền trước cho quá trình thi công), chỉ được phép chiếm dụng trong thời hạn cho phép.

Đối với vốn đi chiếm dụng, nếu khoản vốn này lớn hơn vốn bị chiếm dụng thì công ty có một lượng vốn nhất định phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Về quan điểm quản lý, đương nhiên công ty không thể trông chờ việc huy động vốn từ lĩnh vực nói trên và thực tế cần xem xét tính chất hợp lý của loại vốn này. Vốn đi chiếm dụng được coi là hợp lý nếu như các khoản phải thanh toán còn trong thời gian hợp đồng hoặc thời gian kế hoạch. Ngược lại, nếu đã quá thời hạn phải thanh toán thì vốn đi chiếm dụng là không hợp lý và cần hạn chế, loại trừ sự phát sinh của các loại vốn trên.

Để có thể huy động vốn từ nội bộ doanh nghiệp hay từ bên ngoài, để có thể

quản lý sử dụng vốn có hiệu quả thì kết quả hoạt động kinh doanh tốt vẫn là điều kiện cơ bản. Do đó, công ty xác định phải đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.

82

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu dự án dân dụng tại công ty cổ phần xây dựng số 1, hà nội (Trang 99)