Chất lượng công trình

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu dự án dân dụng tại công ty cổ phần xây dựng số 1, hà nội (Trang 76)

Mô hình quản lý chất lượng của công ty như sau:

- CTCP Xây dựng số 1 Hà Nội đã được cấp chứng chỉ quản lý chất lượng công trình theo các tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng Quốc tế ISO 9001:2008.

68

Hình 2.3 Hệ thống quản lý chất lượng của HACC1

Nguồn: CTCP Xây dựng số 1 Hà Nội

Trong thời gian qua, để quản lý chất lượng công trình công ty dựa vào các căn cứ sau:

- Nghịđịnh số 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng ban hành ngày 16 tháng 12 năm 2004.

- Điều lệ quản lý chất lượng công trình xây dựng bao gồm 9 chương 39 điều kèm theo 9 phụ lục. Một số phụ lục này là những văn bản được sử dụng thường xuyên trong suốt quá trình thi công công trình như:

+ Biên bản nghiệm thu bộ phận (cấu kiện, thiết bị…) công trình (trong giai

đoạn xây lắp).

+ Biên bản nghiệm thu đểđưa công trình xây dựng xong vào sử dụng. + Danh mục tài liệu của hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng.

69 + Bản vẽ hoàn công công trình.

+ Các chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng và các phiếu kiểm tra xác nhận chất lượng vật liệu xây dựng công trình.

+ Các tài liệu biên bản nghiệm thu chất lượng bộ phận công trình trong giai

đoạn xây lắp.

+ Biên bản thử các thiết bị chống sét. + Nhật ký giám sát thi công công trình.

+ Biên bản nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng hoàn thành.

- Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, tập VII: Quản lý chất lượng thi công và nghiệm thu.

Chất lượng xây dựng được hình thành trong mọi giai đoạn: Trước khi thi công (Lập kế hoạch, tiến độ, thiết kế biện pháp, gia công chế tạo, vật liệu, chi tiết xây dựng và vận chuyển tới hiện trường); giai đoạn xây dựng (quá trình thi công xây lắp) và sau xây dựng (bàn giao nghiệm thu và đưa vào sử dụng)).

- Trước khi thi công: Lập kế hoạch, tiến độ, thiết kế biện pháp, gia công chế

tạo tại hiện trường.

- Trong quá trình thi công: Thường xuyên tổ chức tự kiểm tra nội bộđể thực hiện đúng qui trình qui phạm, biện pháp, tiến độ đã vạch ra. Sau khi kiểm tra chất lượng nội bộđã được soát xét trong từng giai đoạn thi công công ty sẽ tiến hành đề

nghị phía Chủ đầu tư và bên Tư vấn giám sát tổ chức nghiệm thu các công tác xây dựng đã hoàn thành.

- Để ngăn ngừa và hạn chế những sai sót xảy ra trong quá trình xây dựng công ty sử dụng phương pháp kiểm tra và soát xét ngay từ khâu đầu tiên.

+ Đối với vật tư, vật liệu thi công khi được tập kết vào công trường đều phải có các chỉ tiêu, chứng chỉ đạt yêu cầu thiết kế, và được đưa kiểm tra nội bộ trước, sau đó đến kiểm tra bên phía Chủđầu tư, Tư vấn giám sát.

+ Đối với các thiết bị phục vụ thi công cũng được kiểm tra, kiểm định máy

định kỳ do cơ quan chức năng thực hiện.

70

lượng công trình. Công ty đưa vào công trình những người từ Chủ nhiệm công trình

đến công nhân có chuyên môn cao, có kinh nghiệm thi công nhà cao tầng có thểđáp

ứng các công việc đòi hỏi kỹ, mỹ thuật cao của Công trình.

- Sau khi thi công xong: Công ty chú trọng đến vấn đề nghiệm thu để bàn giao và đưa công trình vào sử dụng.

Đối với mỗi công trình cụ thể, công ty sẽ lập biện pháp quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô của công trình xây dựng, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựng công trình trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng. Để thực hiện công tác kiểm tra chất lượng công trình, hạng mục được thi công trên công trường một cách khách quan, chính xác,

đảm bảo chất lượng đúng yêu cầu thiết kế, công ty tiến hành tổ chức công tác kiểm tra gồm hai bộ phận:

- Bộ phận kiểm tra chất lượng của công ty:

Gồm có chuyên viên kiểm tra chất lượng của công ty và kỹ sư kiểm tra chất lượng của phòng kỹ thuật.

Thẩm quyền và trách nhiệm của bộ phận này như sau:

+ Quan hệ với Chủ đầu tư để thống nhất lại lần cuối các tiêu chuẩn chất lượng, nguồn gốc, quy cách của các loại vật liệu, các hạng mục sẽ thi công.

+ Giúp đỡ Ban chỉ huy công trường trong công tác kiểm tra chất lượng các loại vật liệu như: bê tông, các chủng loại thép …

+ Xác định và trình Chủđầu tư các chứng chỉ, nguồn gốc, quy cách.. của các loại vật liệu đó.

+ Cùng ban chỉ huy công trình kiểm tra các công tác khoan tạo lỗ, gia công thép, đổ bê tông, … và các thiết bị khác để mời Chủđầu tư nghiệm thu.

- Bộ phận kiểm tra chất lượng của công trường:

Gồm có chỉ huy trưởng công trường, ký sư chuyên trách KCS, kỹ sư phụ

trách hạng mục, đội trưởng, tổ trưởng.

+ Chỉ huy trưởng công trường: Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ công tác thi công vật tư, nhân sự liên hệ với bên A và đơn vị thiết kế để nắm bắt kịp thời các

71 thay đổi hoặc yêu cầu về thiết kế.

+ Kỹ sư chuyên trách KCS: Chịu trách nhiệm kiểm tra các tiêu chuẩn chất lượng của các vật tư và sản phẩm của công trường, giúp Chỉ huy trưởng công trường về KCS.

+ Kỹ sư phụ trách hạng mục: Hướng dẫn và rà soát hạng mục phụ trách đúng theo bản vẽ và biện pháp thi công đã được Chủ đầu tư phê duyệt. Kiểm tra và chịu trách nhiệm chất lượng vật tư và các hạng mục trong phạm vi mình phụ trách.

+ Đội trưởng: Nhận nhiệm vụ, công việc từ các kỹ sư phụ trách thi công, phân bổ công nhân và thực hiện công tác được giao, kiểm tra phần việc mình phụ

trách, báo cáo khối lượng và chất lượng thực hiện cho kỹ sư KCS và kỹ sư phụ

trách.

+ Tổ trưởng: Thực hiện công tác đúng theo bản vẽ, điều động, phân công, kiểm tra và cùng làm việc với từng tổ viên.

- Trên văn phòng công trường luôn luôn có máy tính cài đặt các phần mềm như Autocad, Office, Project, dự toán ... để phục vụ cho việc kiểm tra chất lượng, khối lượng trên công trường.

Với biện pháp quản lý chất lượng công trình khoa học như trên, công ty đã thi công những công trình có yêu cầu cao về kỹ thuật-chất lượng của Việt Nam cũng như của các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt trong lĩnh vực thi công hệ thống tầng hầm cho nhà cao tầng, công ty đã thi công một số công trình đạt chất lượng quốc tế, được các chủđầu tư trong nước và nước ngoài đánh giá cao.

Tuy vậy, số lượng các công trình đạt chất lượng cao có Huy Chưong Vàng chưa nhiều, trong quá trình thi công vẫn tồn tại một số sản phẩm không phù hợp (mặc dù các sản phẩm này đã được xử lý khắc phục kịp thời, ko gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công trình). Do vậy, trong thời gian tới cần có giải pháp để năng cao chất lượng công trình công ty đã và đang xây dựng.

Sau đây tác giả sẽ lập bảng số liệu so sánh chất lượng công trình dân dụng của HACC1 với một sốđối thủ cạnh tranh:

72

công năng đưa vào sử dụng và kiến trúc; không xảy ra các sự cố về chất lượng; ứng dụng tiến bộ KHKT, công nghệ mới trong thi công xây dựng và sáng kiến cải tiến kỹ thuật... Tiêu chí đánh giá chất lượng công trình xây dựng theo cách chia thang

điểm và điểm tối đa của các tiêu chí sẽ được cho khi công trình đảm bảo các yêu cầu như nội dung các tiêu chí đã quy định.

Kết quảđánh giá tổng thể chất lượng công trình xếp thành 5 hạng: Xuất sắc, Rất tốt, Tốt, Khá, Bình thường, và được cho điểm tương ứng là: 5, 4, 3, 2, 1.

Áp dụng những nội dung của đề án “Nghiên cứu điều tra, khảo sát, xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng công trình xây dựng và công bố thông tin về chất lượng công trình xây dựng” do Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng thực hiện, TCT Xây dựng Hà Nội đã khảo sát, đánh giá và thu được kết quảở

bảng sau:

Bảng 2.12. So sánh chất lượng sản phẩm xây dựng của HACC1 với một sốđối thủ cạnh tranh

Công ty Tiêu chí

HACC1 VC1 PVV PXI ICG CTD

1. Độ an toàn 5 5 5 5 5 5 2. Độ bền vững 4 3 4 4 3 4 3. Kỹ thuật 4 4 4 4 4 5 4. Mỹ thuật 4 4 4 4 4 4

Tổng điểm 17 16 17 17 16 18

Nguồn: Nghiên cứu điều tra khảo sát, xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng công trình xây dựng của TCT Xây dựng Hà Nội

Như vậy theo bảng thì trong số các công ty so sánh về chất lượng sản phẩm xây lắp, CTD được sốđiểm lớn nhất là 18 điểm. Xét trên mặt bằng chung thì hầu hết các công ty so sánh đều thể hiện chất lượng sản phẩm tốt với điểm số sàn sàn nhau và khá cao (từ 16/20 điểm trở lên).

Do đó, chất lượng công trình xây dựng không phải là một thế mạnh của HACC1 trong cạnh tranh đấu thầu các dự án xây dựng dân dụng. Trong thời gian tới, công ty cần chú ý quan tâm hơn nữa tới công tác cải tiến chất lượng công trình

73

xây dựng dân dụng để từng bước tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường,

đẩy nhanh sự phát triển của công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu dự án dân dụng tại công ty cổ phần xây dựng số 1, hà nội (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)