Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong đấu thầu dự án xây dựng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu dự án dân dụng tại công ty cổ phần xây dựng số 1, hà nội (Trang 40)

dựng dân dụng

1.3.5.1. Nhóm yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

* Cơ chế chính sách ca Nhà nước

Sự ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội là điều kiện cần thiết cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Hệ thống pháp luật cần hướng tới tạo môi trưòng cạnh tranh bình đẳng của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Nhà nước cần tạo lập môi trường pháp lý đồng bộ, thông thoáng và ổn định cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển.Ngược lại, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn với những thay đổi của pháp luật.

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, vấn đề cơ chế chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động của các doanh nghiệp, tác

động trực tiếp đến các doanh nghiệp thông qua các chính sách: tín dụng, thuế, ưu

đãi đầu tư, hỗ trợ, bảo vệ môi trường… Các cơ chế chính sách có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ cho mỗi doanh nghiệp.

Tuy rằng Luật đấu thầu ra đời đã tạo bước ngoặt cho việc thực hiện quá trình chuyển đổi lĩnh vực về tổ chức quản lý xây dựng, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội to lớn, từng bước tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp xây dựng Việt nam, song cũng phải thừa nhận tính chưa ổn định, cùng với sự phức tạp của hệ thống các thông tư hướng dẫn đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng.

* Môi trường kinh tế

- Tỷ giá hối đoái và giá trị của đồng tiền trong nước: Nhân tố này có tác động nhanh chóng và sâu sắc đối với từng quốc gia nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng nhất là trong điều kiện trong nền kinh tế mở.

32

- Tốc độ tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng cao đồng nghĩa với việc có nhiều dự án xây dựng dân dụng được triển khai thực hiện, do đó, nếu nhà doanh nghiệp nào nắm bắt được điều này và có khả năng đáp ứng được nhu cầu khách hàng (chủ đầu tư) thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ thành công và có khả năng thắng thầu cao. - Lãi suất cho vay của các ngân hàng: Nhân tố này cũng có ảnh hưởng rất lớn

đến khả năng cạnh tranh trong đấu thầu dự án xây dựng dân dụng của doanh nghiệp bởi vì vốn vay trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp xây dựng là không thể thiếu.

* Môi trường công ngh

Nhóm các yếu tố này ngày càng quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến môi trường cạnh tranh, tác động một cách quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất tạo nên khả

năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường đó là chất lượng và giá bán. Khoa học công nghệ tác động đến chi phí cá biệt của các doanh nghiệp, qua đó hình thành nên khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm nói riêng và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng dân dụng của doanh nghiệp xây dựng.

1.3.5.2. Nhóm yếu tố thuộc môi trường ngành

* Chđầu tư

Đối với nhà thầu, nhủ đầu tư là khách hàng đặc biệt sẽ “mua” sản phẩm “trong tương lai” của nhà thầu. Thị trường xây dựng là thị trường của người mua, người mua sẽ quyết định số lượng, chất lượng, giá cả của sản phẩm xây dựng. Người mua sản phẩm xây dựng thường tiến hành trả dần tiền cho người bán trong quá trình chế tạo sản phẩm. Nếu chủ đầu tư có năng lực tốt thì khả năng giải ngân thanh toán cho nhà thầu sẽ tốt hơn. Nếu chủđầu tư năng lực yếu thì nhà thầu sẽ gặp khó khăn trong quá trình thanh quyết toán công trình.

* T chc tư vn

Tổ chức tư vấn nhận các công việc của chủđầu tư giao như: lập dự án đầu tư

xây dựng, khảo sát thiết kế, giám sát… Các nhà thầu phải thực hiện công việc xây dựng dưới sự giám sát của tổ chức tư vấn. Do vậy, tổ chức tư vấn có ảnh hưởng rất lớn đến nhà thầu, nhất là trong điều kiện mà chính sách quản lý đầu tư xây dựng hiện nay còn nhiều bất cập.

33

* Đối th cnh tranh

Phát hiện, hiểu rõ được đối thủ cạnh tranh, nắm bắt được các thông tin về họ

là điều rất quan trọng để doanh nghiệp có thể lập chiến lược cạnh tranh có hiệu quả

trong nền kinh tế thị trường hiện nay.Các vấn đề cần nắm về đối thủ cạnh tranh: Những ai là đối thủ cạnh tranh? Chiến lược của họ như thế nào? Mục tiêu của họ là gì? Những điểm mạnh điểm yếu của họ? Và cách thức họ phản ứng ra sao?

Có hai loại đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh hiện tại và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Mặc dù đối thủ cạnh tranh là các nhân tố kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp, nhưng cũng chính là nhân tố thúc đẩy doanh nghiệp tự nâng cao nội lực để ganh đua với doanh nghiệp khác.

Trên cơ sở nắm bắt các thông tin vềđối thủ cạnh tranh có thể chia các doanh nghiệp thành 4 nhóm theo vị thế cạnh tranh:

+ Nhóm 1: Nhóm doanh nghiệp “dẫn đầu thị trường” là những doanh nghiệp lớn có thể coi là số một trên thị trường, có thị phần lớn.

+ Nhóm 2: Nhóm doanh nghiệp “thách thức” trên thị trường là những doanh nghiệp lớn nhưng không phải là số một trên thị trường.

+ Nhóm 3: Nhóm các doanh nghiệp công ty “theo sau” là những doanh nghiệp có thị phần nhỏ.

+ Nhóm 4: Nhóm các doanh nghiệp “đang tìm chỗ đứng trên thị trường” là những doanh nghiệp đang tìm kiếm và chiếm các vị trí nhỏ trên thị trường mà dường như các doanh nghiệp lớn bỏ qua hoặc không chú ý tới.

* Nhà cung cp

Các nhà cung ứng các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhà cung cấp có thể gây áp lực với khách hàng để thu lợi nhuận bằng cách tăng giá, giảm chất lượng, hoặc giảm dịch vụ kèm theo hay gây ra sự khan hiếm giả tạo.

Sản phẩm cung ứng đầu vào của ngành xây dựng bao gồm: vật tư, thiết bị, nhân lực, tài chính, công nghệ… Đặc biệt khi phải thi công những công trình phải sử dụng nguyên vật liệu, công nghệđặc biệt hoặc ở các vùng xa mà ít nhà cung cấp

34

có khả năng cung cấp thì ảnh hưởng của nhà cung cấp càng lớn.

Đối với đầu vào là các nguồn tài chính thì áp lực đối với doanh nghiệp càng lớn. Doanh nghiệp phải có mối quan hệ rộng rãi, tạo dựng được lòng tin qua hồ sơ

vay vốn, huy động.. và phải có chính sách và lãi suất thích hợp để vừa có thể huy

động vốn vừa đảm bảo chi phí vốn là tối thiểu.

Tóm lại doanh nghiệp cần khai thác triệt để các yếu tố đầu vào để giảm giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thực tế cho thấy những mối quan hệ

tốt với nhà cung ứng danh tiếng sẽ tăng thế mạnh của doanh nghiệp. 1.3.5.3. Nhóm yếu tố thuộc môi trường doanh nghiệp

Nhóm yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong đấu thầu dự án xây dựng dân dụng của doanh nghiệp xây dựng chính là nhóm các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong đấu thầu dự án xâu dựng dân dụng đã được phân tích ở mục 1.3.2 phía trên.

Bên cạnh những yếu tố chủ yếu gồm có: năng lực tài chính; tổ chức quản lý; nguồn nhân lực; công nghệ, còn có một số yếu tố khác thuộc nội bộ doanh nghiệp có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong đấu thầu dự án xâu dựng dân dụng như:

* Hot động Marketing

Trong lĩnh vực xây dựng, do đặc thù sản phẩm của các doanh nghiệp ngành này là không thể đưa sản phẩm ra thị trường cho khách hàng lựa chọn như các ngành công nghiệp khác được mà chủ yếu dựa vào danh tiếng, thương hiệu, chất lượng của của những công trình đã thi công để khách hàng xem xét và tìm đến yêu cầu sản xuất sản phẩm. Sự cạnh tranh trực tiếp giữa các doanh nghiệp xây dựng chủ

yếu là sự so sánh về thành tích, về thương hiệu. Thành tích và thương hiệu của doanh nghiệp càng lớn thì khả năng trúng thầu của doanh nghiệp càng cao. Do đó trước khi đấu thầu cần phải làm tốt công tác quảng cáo, tiếp thịđể nâng cao mức độ

tin cậy của chủ đầu tư với doanh nghiệp, từ đó góp phần vào việc nâng cao khả

năng trúng thầu.

35

Khả năng liên danh, liên kết là sự kết hợp giữa hai hay nhiều pháp nhân kinh tếđể tạo thành một pháp nhân mới nhằm tăng sức mạnh tổng hợp về năng lực kinh nghiệm, tài chính và thiết bị công nghệ, giúp doanh nghiệp phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu nâng cao năng lực cạnh tranh.

Đối với những dự án, công trình có quy mô lớn, những yêu cầu kỹ thuật đôi khi vượt quá khả năng của doanh nghiệp thì để tăng khả năng trúng thầu các doanh nghiệp thường liên danh, liên kết với nhau để tăng năng lực của mình trên thị

trường. Đây là một trong những giải pháp quan trọng và phù hợp nhất, qua đó doanh nghiệp có khả năng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về công nghệ, mức độ phức tạp cũng như quy mô của công trình, của dự án .

1.3.6. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong đấu thầu dự án xây dựng dân dụng

1.3.6.1. Thị phần chiếm lĩnh của doanh nghiệp

Thị phần chiếm lĩnh của doanh nghiệp so với các đối thủ khác nói lên sức mạnh mà doanh nghiệp có thể giành được trong cạnh tranh. Để so sánh về mặt quy mô kinh doanh và vị thế trên thị trường, thì việc so sánh thị phần các sản phẩm chính của doanh nghiệp là chỉ tiêu quan trọng mà doanh nghiệp cần phải so sánh, phân tích, đánh giá. Thị phần của doanh nghiệp thường được xác định về mặt hiện vật (khối lượng sản phẩm) và về mặt giá trị (doanh thu).

Trong cùng một môi trường, doanh nghiệp có thị phần lớn là biểu hiện cụ thể

về năng lực cạnh tranh cũng nhưưu thế vượt trội về khả năng giành thắng lợi trong cạnh tranh. Trong một thị trường đang tăng trưởng, việc duy trì tăng thị phần sẽ làm tăng doanh thu cùng nhịp với tốc độ tăng trưởng thị trường. Trong một thị trường trì trệ hoặc xuống dốc, việc tăng doanh thu đòi hỏi phải tăng thị phần.

Sau đây là một số tiêu chí thị phần thường dùng:

Tiêu chí th phn (T)

Doanh thu (lượng bán) của doanh nghiệp

T = x 100 %

36

Thị phần của hàng hoá của doanh nghiệp là phần trăm về số lượng hoặc giá trị của hàng hoá của doanh nghiệp đã bán ra so với tổng số lượng hoặc tổng giá trị

của tất cả các hàng hoá cùng loại đã bán trên thị trường.

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình chiếm lĩnh và khả năng chi phối thị trường của hàng hoá của doanh nghiệp. Tuy nhiên chỉ tiêu này khó xác định vì khó biết chính xác được hết tình hình kinh doanh của tất cả các đối thủ.

Tiêu chí th phn so vi đối th cnh tranh mnh nht ( Tct )

Doanh thu(lượng bán) của doanh nghiệp

Tct = x 100 %

Doanh thu(lượng bán) của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất

Chỉ tiêu này cho thấy thực tế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với

đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trên thị trường. Đây là chỉ tiêu đơn giản, dễ tính hơn so với chỉ tiêu trên do các đối thủ cạnh tranh mạnh thường có nhiều thông tin hơn.

Tiêu chí t trng th phn tăng hàng năm ( Tthn )

Tthn = Thị phần năm sau - Thị phần năm trước

Nếu kết quả này dương tức là thị phần của doanh nghiệp tăng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đã tăng lên. Nếu như kết quả âm, tức là thị phần giảm và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường đã bị giảm sút.

1.3.6.2. Tỷ lệ trúng thầu

Tiêu chí tỷ lệ trúng thầu được được xem xét cụ thể dưới 2 góc độ sau:

- T l trúng thu theo s lượng:

T1: Tỷ lệ trúng thầu theo số lượng

Dtt: Số gói thầu trúng thầu trong kỳ nghiên cứu Ddt: Số gói thầu dự thầu trong kỳ nghiên cứu

Tỷ lệ trúng thầu theo số lượng càng lớn thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh. - T l trúng thu theo giá tr T1 Dtt x 100% Ddt = T2 Gtt x 100% Gdt =

37 T2: Tỷ lệ trúng thầu theo giá trị

Gtt: Giá trị của các gói thầu trúng thầu trong kỳ nghiên cứu Gdt: Giá trị của các gói thầu dự thầu trong kỳ nghiên cứu

Tỷ lệ trúng thầu theo giá trị càng lớn thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh.

- Quy mô các gói thu trúng thu xét v mt giá tr: có thể chia thành 3 nhóm theo 3 mức tạm ứng hợp đồng thi công xây dựng như sau:

+ Số lượng các gói thầu trúng thầu có giá trị dưới10 tỷđồng

+ Số lượng các gói thầu trúng thầu có giá trị từ 10 tỷđồng đến 50 tỷđồng + Số lượng các gói thầu trúng thầu có giá trị từ 50 tỷđồng trở lên

1.3.6.4. Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường

Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường là chỉ tiêu định tính, bao gồm các chỉ tiêu như: trình độ công nghệ, trình độ quản lý, hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp, mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hóa...

Khác với các chỉ tiêu định lượng, để đo lường được chỉ tiêu này đòi hỏi người phân tích cần phải thu thập được nhiều thông tin phản hồi từ khách hàng, xem xét sự đánh giá của họ đối với các nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp như thế nào. Nếu một doanh nghiệp có uy tín cao thì các sản phẩm, dịch vụ

của nó cũng được khách hàng tín nhiệm và đánh giá cao và do đó các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó sẽ có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu dự án dân dụng tại công ty cổ phần xây dựng số 1, hà nội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)